Nguy cơ gây phình động mạch chủ của kháng sinh nhóm Floroquinolon
1 Vai trò của kháng sinh fluoroquinolon trong điều trị
Kháng sinh Fluoroquinolon là kháng sinh tổng hợp có phổ tác dụng rộng, nó có chứa quinolon và dẫn chất fluor. Tác dụng diệt khuẩn của chúng được thể hiện bằng cách ngăn cản sự tổng hợp DNA của vi khuẩn. Ngoài ra, còn có tác dụng trên RNA, ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.
Kháng sinh Fluoroquinolone thường được sử dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, và thậm chí bệnh dịch hạch và tiếp xúc với bệnh than.
Các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm:
- Ciprofloxacin (Cipro).
- Gemifloxacin (Factive).
- Levofloxacin (Levaquin).
- Moxifloxacin (Avelox).
- Norfloxacin (Noroxin).
- Ofloxacin (Floxin).
Đường dùng: đường toàn thân (đường uống hoặc đường tiêm), tra mắt, nhỏ tai...
2 Nguy cơ gây phình động mạch chủ của kháng sinh nhóm fluoroquinolon
Vai trò của nhóm kháng sinh fluoroquinolon trong điều trị nhiễm khuẩn là vô cùng quan trọng. Song bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. FDA đã cảnh báo các tác dụng ngoại ý nguy hiểm cần lưu ý của nhóm kháng sinh này, cụ thể như sau:
Hệ cơ xương và hệ thần kinh ngoại biên:
- Viêm gân/đứt gân.
- Đau cơ, yếu cơ.
- Đau khớp, sưng khớp.
- Bệnh thần kinh ngoại biên.
Hệ thần kinh trung ương
- Rối loạn tâm thần.
- Lo lắng, mất ngủ.
- Trầm cảm.
- Ảo giác, ý nghĩ tự tử, lú lẫn.
Các cơ quan khác:
- Nhược cơ.
- Phản ứng quá mẫn.
- Kéo dài khoảng QT.
- Da tăng nhạy cảm với ánh sáng.
- Tiêu chảy do Clostridium difficile.
- Rối loạn đường huyết.
Mới đây, vào hôm thứ 5 ngày 20/12/2018, FDA cảnh báo rằng: theo nghiên cứu mới nhất, lợi ích của nhóm kháng sinh floroquinolon không vượt quá nguy cơ gây phình động mạch chủ đối với một số bệnh nhân khi dùng đường toàn thân. Nghiên cứu dựa trên các báo cáo về các vấn đề của bệnh nhân kết hợp với các nghiên cứu được công bố từ năm 2015 đến năm 2018.
Khi sử dụng các kháng sinh trong nhóm này có thể gây phình động mạch chủ, phình trong động mạch có thể phát triển và vỡ, gây chảy máu nguy hiểm hoặc gây tử vong.
Những đối tượng có nguy cơ bị phình động mạch chủ sau khi dùng kháng sinh Floroquinolon nhóm này đường toàn thân bao gồm: người già, những người bị huyết áp cao, những người có tiền sử tắc nghẽn động mạch chủ hoặc các mạch máu khác và những người mắc bệnh di truyền như hội chứng Marfan hoặc họi chứng Ehlers-Danlos.
Tiến sĩ Scott Gottlieb của FDA cho biết rằng, mặc dù nguy cơ phình động mạch chủ hoặc bóc tách động mạch chủ là thấp, nhưng nguy cơ này tăng gấp đôi khi dùng fluoroquinilone. Ông còn cho biết thêm rằng: Với những bệnh nhân đó, lợi ích không thể hiên sự vượt trội hơn so với nguy cơ mắc phải, do đó nên xem xét các phương án điều trị thay thế.
Đối với những bệnh nhân không thuộc các loại nguy cơ này, nhóm kháng sinh fluoroquinolon vẫn có thể là một lựa chọn tốt. Chúng đã giúp đỡ những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn trong hơn 30 năm và mang đến hiệu quả rõ rệt.
FDA đang yêu cầu cảnh báo về những rủi ro này phải được thêm vào để kê đơn thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
3 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Jen Christensen (Ngày đăng: 21 tháng 12 năm 2018). Certain antibiotics may cause aortic aneurysm, FDA warns, CNN. Truy cập ngày 27 tháng 02 năm 2019.