1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Nguồn gốc của khẩu trang y tế từ mặt nạ mỏ chim trong đại dịch hạch

Nguồn gốc của khẩu trang y tế từ mặt nạ mỏ chim trong đại dịch hạch

Nguồn gốc của khẩu trang y tế từ mặt nạ mỏ chim trong đại dịch hạch

Trungtamthuoc.com - Trong quá trình cả thế giới chiến đấu với đại dịch COVID-19, chiếc khẩu trang như một vũ khí quan trọng bảo vệ sức khỏe của mọi người và ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên không phải chiếc khẩu trang mới chỉ xuất hiện gần đây mà nó đã có từ thời xa xưa. 

1 Giai đoạn mở đầu: Vì sao bác sĩ bệnh dịch hạch đeo mặt nạ mỏ chim?

Vào những năm của thế kỷ 17, bệnh dịch hạch từng là căn bệnh đáng sợ nhất trên thế giới và có sức tàn phá khủng khiếp nhất đối với loài người. Nó lấy đi sinh mạng của nhiều người và tỉ lệ sống sót của người mắc bệnh dịch hạnh lúc đó chỉ có 40%. Người ta gọi đó là “cái chết đen” bởi vì hầu hết những người mắc bệnh dịch hạch đều chết và nhiều người thường có các vết loét bị đen do hoại tử.

Hình ảnh mô phỏng trận đại dịch hạch “cái chết đen”
Hình ảnh mô phỏng trận đại dịch hạch “cái chết đen” 

1.1 Lí do tạo ra chiếc mặt nạ mỏ chim

Lúc bấy giờ, y học chưa phát triển và không có thuốc đặc trị cho căn bệnh này, do đó bác sĩ Charles de Lorme - làm việc tại Bệnh viện St Louis, Paris, Pháp đã nảy ra ý tưởng về việc phòng ngừa dịch bệnh. Nhận thấy đồng nghiệp của mình bị lây khi tham gia những ca mổ xác để tìm hiểu lý do dẫn đến tử vong, Charles de Lorme nghĩ rằng cái mùi "tử khí" bốc ra từ xác chết chính là nguyên nhân của sự lây nhiễm bệnh, trong lúc thực tế thì các bác sĩ bị nhiễm đều là những người đã tiếp xúc với xác chết ngay khi họ vừa chết được 1, 2 tiếng đồng hồ, xác chưa bị phân hủy. 

1.2 Cấu tạo của chiếc mặt nạ mỏ chim

Sau nhiều lần nghiên cứu, bác sĩ Charles de Lorme đã chế tạo ra bộ trang phục gồm chiếc mũ trùm đầu với kính mắt trong suốt, và điểm đặc biệt là một chiếc mặt nạ gồm một chiếc mỏ chim. Chiếc mặt nạ có lỗ mở bằng kính cho mắt và chiếc mỏ chứa đầy thuốc và thảo mộc thơm. Hỗn hợp có thể bao gồm Bạc Hà, Đinh Hương, Quế, dầu Nhựa thông, thịt đỏ nướng và chất phụ gia. Hỗn hợp này được cho là có tác dụng xua đuổi các khí nhiễm độc như “tử khí” bốc ra từ xác chết. Khi tiến hành phẫu thuật tử thi, bác sĩ sẽ mặc trang phục gồm khẩu trang "mỏ chim" cùng với một cặp kính, găng tay da và mặc một chiếc áo choàng dài tới gót chân, mũ được trùm kín đầu. Đây được gọi là bộ đồ bác sĩ bệnh dịch hạch và nó nhanh chóng trở thành một biểu tượng của giai đoạn này.

Hình ảnh chiếc mặt nạ mỏ chim của bác sĩ chữa dịch hạch
Hình ảnh chiếc mặt nạ mỏ chim của bác sĩ chữa dịch hạch

1.3 Ứng dụng của chiếc mặt nạ mỏ chim

Tuy nhiên nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch hạch là do vi khuẩn Yersinia pestis của con bọ chét gây ra. Con người thường mắc bệnh dịch hạch sau khi bị bọ chét cắn mang vi khuẩn bệnh dịch hạch. Mặc dù trong bối cảnh thời đó, chiếc mặt nạ mỏ chim của các bác sĩ chữa bệnh dịch hạch chưa có tác dụng trong việc đẩy lùi và ngăn ngừa dịch bệnh,  nhưng trên thực tế, trang phục này có thể bảo vệ người mặc khỏi các chất dịch cơ thể truyền nhiễm và các giọt hô hấp cũng như vết cắn của bọ chét bị nhiễm bệnh. Nó cũng chính là tiền đề để nghiên cứu ra những mặt nạ bảo hộ cá nhân bảo vệ con người. [1] 

Trang phục của bác sĩ chữa dịch hạch
Trang phục của bác sĩ chữa dịch hạch

Xem thêm về lịch sử mặt nạ mỏ chim của bác sĩ dịch hạch tại đây:

2 Giai đoạn phát triển của khẩu trang y tế 

Từ quá trình tạo ra chiếc mạ nạ mỏ chim của bác sĩ dịch hạch, đã có nhiều nghiên cứu khác về khẩu trang ra đời sau đó.

Vào những năm 1987, Mikulicz - trưởng khoa phẫu thuật của Đại học Breslau (nay là Wroclaw, Ba Lan) bắt đầu đeo khẩu trang gồm một miếng gạc buộc hai sợi dây vào mũ, quét ngang mặt để che mũi, miệng và râu. Tại Paris, bác sĩ phẫu thuật Paul Berger cũng bắt đầu đeo khẩu trang trong phòng phẫu thuật. Khẩu trang đại diện cho một sự kiểm soát nhiễm trùng thay vì tiêu diệt vi khuẩn bằng hóa chất. 

Việc sử dụng khẩu trang trong trận dịch Mãn Châu năm 1910–1911 và đại dịch cúm năm 1918–1919 đã trở thành một công cụ bảo vệ nhân viên y tế và bệnh nhân khỏi bị lây nhiễm. Trong đại dịch cúm 1918–1919, việc đeo khẩu trang đã trở thành bắt buộc đối với lực lượng cảnh sát, nhân viên y tế và thậm chí cả người dân ở một số thành phố của Hoa Kỳ. Ở các thành phố như San Francisco, tỷ lệ tử vong do cúm giảm một phần là do chính sách bắt buộc đeo khẩu trang. 

Cảnh sát đeo khẩu trang trong đại dịch cúm 1918. 
Cảnh sát đeo khẩu trang trong đại dịch cúm năm 1918.

Khẩu trang tiếp tục được phát triển trong y học. Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định loại khẩu trang hiệu quả nhất và đã sáng chế cho ra nhiều kiểu dáng khác nhau. Khẩu trang được làm từ nhiều lớp gạc bông, đôi khi có thêm một lớp vật liệu không thấm nước, được giữ bằng khung kim loại. Mục tiêu chính là ngăn chặn các giọt bắn từ đường hô hấp truyền từ và đến người mặc. Hầu hết khẩu trang đều có thể giặt được và các bộ phận kim loại có thể được khử trùng và “do đó cho phép sử dụng khẩu trang trong thời gian dài”. 

Năm 1930, khi ngành nhựa phát triển, khẩu trang bằng nhựa trong đã trở nên phổ biến trong giới người đi xe phân khối lớn, ngoài những người trong ngành y. Loại khẩu trang này có thể ngăn bụi hiệu quả mà không làm giảm tầm nhìn, dễ dàng được chùi rửa. Tuy nhiên, nếu đeo khẩu trang này quá lâu, sau khoảng 15 phút, người đeo có thể cảm thấy khó thở vì nó quá kín.

Khẩu trang được làm bằng nhựa năm 1930
Khẩu trang được làm bằng nhựa năm 1930

Sau vụ khủng bố vào năm 1995, nhà ga tàu điện ngầm ở Tokyo đã bị tấn công bằng chất độc sarin, làm chết 13 người và 6.000 người khác bị nhiễm độc. Hãng sản xuất khẩu trang U-Mask ở Mỹ đã cho ra đời một loại khẩu trang chống hơi độc, được làm bằng nhựa tổng hợp và có bộ lọc không khí. Chỉ trong một tháng, U-Mask đã bán được 1,2 triệu chiếc khẩu trang này. 

Ngày nay, trên thế giới hiện có nhiều loại khẩu trang dùng cho các mục đích khác nhau, bao gồm khẩu trang chống virus, kháng khuẩn, kháng bụi và cả kháng bụi mịn, thậm chí còn có khẩu trang kháng bụi phóng xạ, hầu hết được sản xuất từ vải không dệt. Trong thời gian đại dịch COVID-19 xảy ra, khẩu trang đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình bảo vệ nhân viên y tế cũng như bệnh nhân, giúp ngăn ngừa quá trình lây lan và giảm thiểu dịch bệnh. [2] 

Khẩu trang đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi dịch bệnh
Khẩu trang đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi dịch bệnh

3 Tầm quan trọng của việc sử dụng khẩu trang trong lĩnh vực y tế

Trong lĩnh vực y tế ngày nay, khẩu trang có vai trò vô cùng quan trọng vì chúng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng hoặc bệnh tật ở nhân viên y tế và bệnh nhân. Khẩu trang y tế có thể hoạt động như một tấm chắn giữa các yếu tố truyền nhiễm bệnh và da, miệng, mũi hoặc mắt của người đeo. Chúng cũng có thể làm giảm sự lây truyền của các giọt bắn hoặc khí dung có thể chứa virus hoặc vi khuẩn.

Đặc biệt trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, khẩu trang y tế là một thành phần không thể thiếu trong quá trình phòng chống dịch và điều trị cho bệnh nhân của đội ngũ nhân viên y tế, bởi COVID-19 lây lan chính qua đường không khí, giọt bắn hay tiếp xúc trực tiếp. Việc sử dụng khẩu trang y tế  sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ bệnh nhân sang nhân viên y tế và ngược lại. [3] 

4 Các tính năng của khẩu trang y tế 

Khẩu trang y tế đối với nhân viên y tế được sử dụng để bảo vệ họ khỏi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Dưới đây là một số ưu điểm của khẩu trang y tế đối với nhân viên y tế:

  • Chống nhiễm khuẩn: Khẩu trang y tế có khả năng ngăn chặn vi khuẩn và virus từ việc lây lan đến nhân viên y tế. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật cho nhân viên.
  • Bảo vệ hô hấp: Khẩu trang y tế được thiết kế để bảo vệ hệ hô hấp của nhân viên y tế khỏi các tác nhân gây hại như bụi, hơi hóa chất và các chất gây dị ứng khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc làm việc trong môi trường y tế, nơi tiếp xúc với nhiều chất gây hại.
  • Cung cấp hệ thống lọc khí: Một số loại khẩu trang được trang bị hệ thống lọc không khí, giúp nhân viên y tế hít vào không khí sạch và không có vi khuẩn và hơi hóa chất. Điều này giúp cung cấp sự thoải mái và an toàn khi làm việc.
  • Thiết kế tiện lợi: khẩu trang y tế được thiết kế để dễ dàng đeo và tháo ra, và có thể điều chỉnh phù hợp với kích thước khuôn mặt của từng nhân viên y tế. 
  • Ngăn chặn lây lan bệnh: Sử dụng khẩu trang y tế giúp ngăn chặn vi khuẩn và virus từ bệnh nhân lây lan đến người khác trong quá trình làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các bệnh viện và các cơ sở y tế khác để ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra khẩu trang y tế cũng có một số hạn chế: 

  • Hiệu suất lọc không hoàn hảo: khẩu trang y tế không thể lọc tất cả các hạt vi khuẩn hoặc virus, đặc biệt là hạt siêu nhỏ như hạt virus COVID-19. Một số khẩu trang y tế chỉ có khả năng lọc được các hạt lớn hơn.
  • Cảm giác không thoải mái: Mang khẩu trang y tế  trong thời gian dài có thể gây khó chịu và cảm giác hầm hố cho người sử dụng
  • Khó thở: khẩu trang y tế  có thể gây khó thở, đặc biệt là đối với những người đã có vấn đề về hô hấp hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan.
  • Sử dụng khẩu trang y tế chưa đúng cách: Một số người có thể không tuân thủ đúng quy trình sử dụng, dẫn đến sự lạm dụng hoặc thiếu hiệu quả của khẩu trang y tế 

5 Tình hình sử dụng khẩu trang bảo hộ tại Việt Nam

Trong quá trình phòng chống COVID-19, các nhân viên y tế đã tuân thủ quy tắc sử dụng các loại khẩu trang bảo hộ phù hợp với mức độ tiếp xúc với người bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm, bao gồm: khẩu trang vải kháng khuẩn, mặt nạ phòng độc N95, khẩu trang y tế bảo hộ toàn mặt hoặc kính bảo hộ. Các nhân viên y tế cũng cần tuân thủ các nguyên tắc về thời gian sử dụng, thay thế, bảo quản và xử lý khẩu trang y tế theo quy định.

Các nhà sản xuất trong lĩnh vực đồ bảo hộ cá nhân (PPE) đã tăng cường năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Tổng Công ty CP y tế Danameco là một ví dụ điển hình, đã sản xuất xấp xỉ 2,1 triệu bộ trang phục bảo hộ trong 6 tháng đầu năm 2021. Các sản phẩm của Danameco chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong nước, cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, các đơn vị y tế trực thuộc bộ, Sở Y tế tại các tỉnh, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, khu vực cách ly tập trung, khu nhập cảnh, nơi dịch bệnh bùng phát.

Do đó, không chỉ nhân viên y tế mà người dân cũng có thể mua các loại khẩu trang tại các nhà thuốc hoặc cơ sở kinh doanh thiết bị y tế uy tín.

Một số loại khẩu trang bảo hộ được sử dụng phổ biến hiện nay
Một số loại khẩu trang bảo hộ được sử dụng phổ biến hiện nay

6 Kết luận

Khẩu trang y tế có tầm quan trọng và vai trò rất lớn trong việc chống lại sự lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế cũng như trong quy trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Sử dụng khẩu trang y tế  không chỉ giúp bảo vệ nhân viên y tế  khỏi sự lây nhiễm, mà còn gửi đi một thông điệp quan trọng là chúng ta đang chăm sóc và bảo vệ người khác, đặc biệt là trong bối cảnh xuất hiện dịch bệnh. Điều này tạo lòng tin và sự an tâm cho những người đến gặp bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác.

Tuy nhiên khẩu trang y tế cũng có một số hạn chế như: hiệu suất lọc khí chưa đạt đến độ hoàn hảo, gây ra cảm giác không thoải mái khi đeo, thậm chí gây khó thở. Do đó có một số lưu ý khi sử dụng khẩu trang y tế như sau:

  • Chỉ sử dụng khi cần thiết: Sử dụng khẩu trang y tế chỉ khi cần thiết  và trong các tình huống có nguy cơ cao tiếp xúc với hạt vi khuẩn hoặc virus.
  • Mua sản phẩm ở chỗ uy tín : khẩu trang y tế  nên được mua từ nguồn đáng tin cậy và tuân thủ đúng các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu suất lọc.
  • Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách: Hãy tuân thủ đúng quy trình sử dụng khẩu trang y tế, bao gồm cách đeo và tháo khẩu trang, kiểm tra kín khít và thay thế đúng thời gian.
  • Kết hợp sử dụng với biện pháp bảo vệ khác: khẩu trang y tế  không phải là biện pháp bảo vệ duy nhất, hãy kết hợp với việc sử dụng các thiết bị bảo hộ khác cũng như giữ khoảng cách xã hội, rửa tay thường xuyên và để tăng cường hiệu quả bảo vệ.
  • Không dùng chung khẩu trang y tế với người khác: khẩu trang y tế  không nên dùng chung với người khác để tránh lây nhiễm.
Một số lưu ý khi sử dụng khẩu trang y tế
Một số lưu ý khi sử dụng khẩu trang y tế 

Ngày nay với công nghệ và khoa học phát triển đã cải thiện đáng kể khả năng ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhân viên y tế vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cao. Vì vậy, thách thức trong tương lai là tạo ra các khẩu trang y tế cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn khỏi các mầm bệnh có hại cho đội ngũ nhân viên y tế, để họ có thể cống hiến hết sức cho quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Thomas Schlich (Ngày đăng:22 tháng 05 năm 2022), A history of the medical mask and the rise of throwaway culture, The Lancet. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023
  2. ^ Tác giả Andrea Alberto Conti (Ngày đăng:16 tháng 07 năm 2020), Protective face masks through centuries, from XVII century plague doctors to current health care professionals managing the COVID-19 pandemic, NCBI. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023
  3. ^ Chuyên gia của WHO (Ngày đăng: 01 tháng 12 năm 2020), Advice on the use of masks in the community, during home care and in healthcare settings in the context of the novel coronavirus (COVID-19) outbreak, WHO. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633