1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. ĐH Harvard cảnh báo: Người ăn mặn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày

ĐH Harvard cảnh báo: Người ăn mặn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày

ĐH Harvard cảnh báo: Người ăn mặn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Cơ thể chúng ta cần khoảng 500 mg natri mỗi ngày để vận hành các chức năng quan trọng. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều tiêu thụ nhiều hơn mức này. Việc ăn mặn có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim mạch, ung thư và đột quỵ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về tác hại của việc ăn mặn.

1 Ăn mặn có tốt cho sức khỏe không?

Cơ thể cần một lượng nhỏ natri để hoạt động bình thường. Ngày nay, một số loại muối không chỉ là nguồn cung cấp natri mà còn bổ sung các khoáng chất thiết yếu khác như iot, Sắt, axit folic,... Tuy nhiên ăn nhiều muối, ăn mặn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. 

Thống kê cho thấy, khoảng 90% người Mỹ từ 2 tuổi trở lên tiêu thụ quá nhiều natri. Trong đó, khoảng 70% lượng natri tiêu thụ là từ thực phẩm chế biến và nhà hàng. Chỉ một phần nhỏ natri hoặc muối được sử dụng trong nấu ăn hoặc thêm tại bàn ăn. 

Trong khi đó, thói quen ăn mặn là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Ngoài ra, ăn mặn được cho là làm tăng nguy cơ tử vong ở một số đối tượng. Vì vậy, thói quen ăn mặn là không tốt cho sức khỏe, thay vào đó, chỉ nên tiêu thụ lượng muối ở mức vừa phải.[1]

2 Tác hại ngắn hạn của việc ăn mặn

Ăn quá nhiều mắm muối cùng một lúc, trong một bữa ăn hoặc trong một ngày có thể gây ra một số hậu quả tức thời cho sức khỏe[2].  .

2.1 Giữ nước

Ăn mặn có thể khiến cơ thể giữ nước và bị phù hoặc hơi sưng hơn so với bình thường. Điều này được giải thích là do thận muốn duy trì tỷ lệ natri-nước trong cơ thể ở mức ổn định. Vì thế, khi có quá nhiều natri từ mắm muối được nạp vào cơ thể, thận có xu hướng giữ nước để bù cho lượng natri dư thừa mà bạn đã ăn. 

Tình trạng giữ nước này có thể khiến cơ thể bị phù nề, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, chúng có thể khiến bạn tăng cân hơn bình thường. 

Ăn mặn có thể khiến bạn cảm thấy cơ thể bị phù
Ăn mặn có thể khiến cơ thể bạn bị phù

2.2 Tăng huyết áp

Một bữa ăn mặn có thể khiến lưu lượng máu trong mạch máu tăng lên dẫn đến tăng huyết áp tạm thời. Đó là do hàm lượng natri trong máu cao khiến nước đi vào lòng mạch nhiều hơn làm tăng lưu lượng tuần hoàn.

Tuy nhiên không phải ai cũng bị tăng huyết áp khi ăn mặn. Một số nghiên cứu cho thấy, những người có khả năng kháng muối có thể không bị tăng huyết áp sao những bữa ăn nhiều muối. Độ nhạy cảm của cơ thể với việc ăn mặn được cho là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và hormone. Ngoài ra, tuổi tác và béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tăng huyết áp khi ăn mặn. 

2.3 Khát nước dữ dội

Ăn mặn có thể khiến bạn bị khô miệng và có cảm giác rất khát nước. Khát nước là phản ứng của cơ thể để cố gắng điều chỉnh tỷ lệ natri - nước. Uống nhiều nước có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn không uống thêm nước sau một bữa ăn mặn, nồng độ natri trong cơ thể tăng cao quá mức có thể dẫn đến các triệu chứng của tình trạng tăng natri máu. Tăng natri máu không được xử trí có thể dẫn đến bồn chồn, khó thở, khó ngủ, tiểu ít, lú lẫn, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. 

3 Ảnh hưởng lâu dài của việc ăn mặn

Ăn nhiều mắm muối trong một thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Cụ thể, nồng độ natri trong máu tăng cao có thể kéo theo nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch hoặc chuyển hóa.

3.1 Bệnh lý tăng huyết áp

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn mặn làm tăng đáng kể huyết áp và việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp giảm mức huyết áp. 

Các bài đánh giá gần đây cho thấy, việc giảm lượng muối ăn (khoảng 4,4g mỗi ngày) có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tương ứng lên đến 4,18 mmHg và 2,06 mmHg, ở những người huyết áp bình thường. Mức giảm thậm chí cao gấp 2 lần ở những người bị huyết áp cao.

Ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao
Ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao

3.2 Nguy cơ ung thư dạ dày

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn mặn với nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn. 

Cụ thể, một đánh giá bao gồm hơn 268.000 người tham gia cho thấy rằng, những người tiêu thụ lượng muối trung bình là 3g mỗi ngày có thể có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn tới 68% so với những người tiêu thụ ở mức trung bình là 1g muối mỗi ngày. 

Cơ chế đằng sau tác động của muối đối với bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, chế độ ăn nhiều muối có thể khiến một người dễ bị ung thư dạ dày hơn do gây loét hoặc viêm niêm mạc dạ dày. 

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hàm lượng muối cao làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra các vết loét. Nếu tiếp tục ăn mặn trong thời gian dài sẽ phát triển thành ung thư dạ dày. Điều quan trọng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tình trạng trở nên tồi tệ hơn khi có muối. Nhiễm trùng Helicobacter pylori tương đối phổ biến ở các vùng của Châu Á và cũng là nguyên nhân độc lập gây ung thư dạ dày. [3]

3.3 Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mặc dù mối liên hệ giữa việc ăn mặn và bệnh tim mạch vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn luôn cảnh báo về tác hại này. 

Một số nghiên cứu cho rằng, tiêu thụ muối ở mức cao gây tăng huyết áp và xơ cứng mạch máu. Những tác động này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí là tử vong, cao hơn. 

Một nghiên cứu kéo dài 20 năm cho thấy, những người tiêu thụ ít hơn 5,8g muối mỗi ngày có tỷ lệ tử vong thấp nhất, trong khi những người tiêu thụ hơn 15g muối mỗi ngày có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Nguy cơ tăng huyết áp và tăng lưu lượng tuần hoàn có thể gây áp lực lên tim, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) ở những người ăn mặn.

Sau khi kiểm soát các yếu tố rủi ro liên quan đến CVD, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, lượng natri hấp thụ cao hơn có liên quan đến rủi ro CVD cao hơn.[4]

3.4 Nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính

Tăng huyết áp do ăn mặn là yếu tố rủi ro chung của bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính (CKD). Một đánh giá hệ thống về những bệnh nhân được chẩn đoán mắc CKD cho thấy lượng natri cao hơn 4.600mg mỗi ngày có liên quan đến sự tiến triển của CKD.

Ăn mặn gây hại thận
Ăn mặn gây hại thận

Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi thận. Và việc giảm tiêu thụ muối có thể làm giảm bài tiết Canxi ở thận và giảm tái phát sỏi thận. [5]

>>>Xem thêm: [Bác Sĩ Khuyên Dùng] 10+ Thuốc Trị Sỏi Thận Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

3.5 Nguy cơ loãng xương

Lượng canxi mà cơ thể bạn mất đi khi đi tiểu sẽ tăng lên cùng với lượng muối bạn ăn. Nếu lượng canxi trong máu giảm thấp, cơ thể sẽ lấy canxi từ trong xương ra làm giảm mật độ xương. Vì vậy, chế độ ăn mặn có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng là loãng xương

Một nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh cho thấy rằng sự giảm mật độ xương hông trong 2 năm có liên quan đến sự tăng bài tiết natri qua nước tiểu. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc giảm lượng muối ăn vào có thể làm chậm quá trình mất canxi từ xương khi lão hóa. 

4 Ăn quá nhiều muối có sao không?

Rất hiếm trường hợp được ghi nhận là tử vong tức thời do ăn quá nhiều muối. Vì nguy cơ tử vong có thể xảy ra khi một lượng tiêu thụ lượng muối khoảng 0,5-1g muối/ 1kg trọng lượng cơ thể, tương đương với 35-70g muối (khoảng 2-4 muỗng canh) ở một người nặng 70kg. 

Tuy nhiên, những người có tình trạng sức khỏe yếu (ví dụ như có tiền sử suy tim, bệnh gan thận,...) có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu họ ăn mặn thường xuyên (khoảng hơn 25g muối mỗi ngày).

Nghiên cứu cho thấy, một cá nhân trung bình hiện đang tiêu thụ khoảng 9-12g muối mỗi ngày, trong đó thực phẩm chế biến sẵn là nguồn cung cấp muối cao nhất. Và để đảm bảo cho sức khỏe, mỗi người chỉ nên tiêu thụ muối ở mức 3,8-5,8g mỗi ngày (tương đương với ⅔-1 thìa cà phê).

5 Lỡ ăn mặn phải làm sao?

Nếu bạn thích ăn mặn hoặc lỡ ăn một món gì đó có nhiều muối thì có một số cách giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại cân bằng sau một bữa ăn mặn. Đó là:

  • Uống đủ lượng nước: Hãy uống thêm nước cho đến khi bạn không còn cảm thấy khát nữa để giúp cân bằng lại tỷ lệ natri-nước.
  • Ăn các thực phẩm giàu kali: Chế độ ăn giàu Kali được cho là có thể giúp chống lại một số tác động xấu của chế độ ăn giàu natri. Vì thế, hãy ăn thêm các thực phẩm giàu kali như trái cây, rau xanh, các loại đậu, các loại hạt,...
  • Cố gắng giảm lượng muối tiêu thụ: Cần nhớ rằng 78-80% lượng muối bạn ăn đến từ các thực phẩm chế biến sẵn hoặc những bữa ăn tại nhà hàng. Ngoài ra, trong quá trình nấu nướng, cần hạn chế nêm quá nhiều mắm muối. Vì hầu hết các loại thực phẩm chưa qua chế biến đều có chứa một lượng natri nhất định. 

Tóm lại, thói quen ăn mặn có thể liên quan đến một số nguy cơ về sức khỏe như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc bệnh thận mãn tính. Vì vậy, thực hiện chế độ ăn giảm muối và ăn thêm các thực phẩm giàu kali là lựa chọn tốt để bảo vệ sức khỏe. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ CDC (Ngày đăng: Ngày 21 tháng 12 năm 2021). Sodium, CDC. Ngày truy cập: Ngày 25 tháng 05 năm 2023
  2. ^ Miho Hatanaka (Ngày đăng: Ngày 09 tháng 07 năm 2020). What Happens If You Eat Too Much Salt?, Healthline Ngày truy cập: Ngày 25 tháng 05 năm 2023
  3. ^ Stephanie Fay (Ngày đăng: Ngày 21 tháng 04 năm 2026). Salt: shaking up the link with stomach cancer, WCRF International. Ngày truy cập: Ngày 25 tháng 05 năm 2023
  4. ^ Harvard (Ngày đăng: Tháng 03 năm 2023). Salt and Sodium, Harvard. Ngày truy cập: ngày 25 tháng 05 năm 2023
  5. ^ Queen Mary University of London. Salt and the Kidneys, Action on Salt. Ngày truy cập: ngày 25 tháng 05 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Ăn quá nhiều muối thì có bị sao không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, khi ăn quá nhiều muối hàng ngày, cơ thể bạn có thể đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý suy giảm chức năng gan, thận và bệnh tim mạch nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633