1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay bàn chân và cách trị dứt điểm

Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay bàn chân và cách trị dứt điểm

Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay bàn chân và cách trị dứt điểm

Trungtamthuoc.com - Ngứa lòng bàn tay bàn chân là triệu chứng da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Thông thường tình trạng ngứa chỉ kéo dài vài ngày thì không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu ngứa kéo dài dai dẳng, tần suất ngày càng tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu nguyên nhân và các điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân dứt điểm trong bài viết dưới đây

1 Ngứa lòng bàn tay có nguy hiểm không?

Ngứa lòng bàn tay bàn chân thường là triệu chứng tạm thời, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh phản ánh những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, thường kèm theo các triệu chứng khác nữa ngoài ngứa ở tay và chân

Như vậy người bệnh nên chủ động quan sát những biểu hiện trên da, đặc biệt nếu phát hiện những triệu chứng sau thì nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Triệu chứng ngứa dai dẳng kéo dài, dù đã sử dụng các biện pháp giảm ngứa
  • Trên da tay da chân xuất hiện các mụn nước, mẩn đỏ, có những tổn thương ngày càng lan rộng, ngứa ran không thể kiểm soát bằng các phương pháp tại nhà
  • Các mụn nước trên da có mủ, lở loét, nguy cơ nhiễm trùng cao
  • Có sốt kéo dài và đau nhức bàn tay bàn chân

Xuất hiện các biểu hiện khác như vàng da, chán ăn, mệt mỏi, tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan, mật, tiểu đường..

Do đó, nếu gặp các triệu chứng như trên hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác kèm theo ngứa lòng bàn tay bàn chân thì bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp

2 Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là bị gì?

Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân là bệnh gì? Nguyên nhân thường xuyên do khô da thì ngứa gan bàn tay bàn chân còn xuất phát từ nhiều tình trạng bệnh lý đáng lo ngại khác, như bệnh chàm, phản ứng dị ứng, tiểu đường, xơ gan, cụ thể:

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là bị gì?
Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là bị gì?

2.1 Bị ngứa lòng bàn tay vì da khô

Một trong những nguyên nhân đơn giản nhưng rất hay gặp là da tay bị khô. Thông thường vào mùa đông da cơ thể sẽ khô hơn, đặc biệt là tay chân luôn ở ngoài môi trường lạnh, nếu không giữ ẩm tốt tình trạng ngứa ngáy và nứt nẻ bàn chân bàn tay liên tục xảy ra. Vì vậy nên bôi thêm kem dưỡng ẩm cho da tay da chân hàng ngày.

Ngoài ra, da tay bị khô cũng do dùng xà phòng, chất tẩy rửa quá nhiều. Nên nhớ sử dụng bao tay khi bạn tiếp xúc với những chất này nhé.

2.2 Do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi phản ứng của hệ thống miễn dịch trước các tác nhân gây dị ứng mà bạn tiếp xúc phải. Hiện tượng có thể kéo dài trong nhiều ngày, gây nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Những chất gây dị ứng này có thể bao gồm: kim loại, mủ Cao Su, nước hoa, chất kết dính, thuốc bôi ngoài da, cây cối (cây thường xuân độc, cây sồi độc), lông chó, lông mèo, bụi bẩn…

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra các mảng da đỏ, ngứa, thậm chỉ phồng các bọng nước như phỏng.

2.3 Bệnh da liễu 

Ngứa lòng bàn tay bàn chân do mắc các bệnh da liễu như bệnh chàm, bệnh vảy nến, viêm da cơ địa…

Ngứa bàn tay do bệnh da liễu
Ngứa bàn tay do bệnh da liễu
  • Bệnh chàm: bệnh không có tình lây truyền nhưng gây ngứa dai dẳng, nổi mụn và có thể để lại sẹo trên da nếu không điều trị tốt. Gặp ở mọi đối tượng đặc biệt là trẻ nhỏ hay bị chàm sữa trên mặt.
  • Bệnh tổ đỉa:  là một tình trạng da trong đó các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng hình thành trên bàn tay và bàn chân, khiến da bị nứt, đóng vảy và bong tróc. Nguyên nhân chính xác của bệnh tổ đỉa vẫn chưa được biết đầy đủ mặc dù nó thường phát triển từ các loại bệnh chàm, phản ứng dị ứng và nhiễm nấm khác. Các mụn nước hình thành do bệnh chàm tổ đỉa có thể gây ngứa và đau nhưng thường tự khỏi theo thời gian khi các mụn nước khô lại, da bong tróc và bong ra.
  • Bệnh vẩy nến lòng bàn tay: vảy nến lòng bàn tay, bàn chân là tình trạng viêm tự miễn của da gây ra các mảng da đỏ và ngứa ảnh hưởng đến khoảng 5% số người bị vẩy nến. Nguyên nhân do tế bào da sản sinh mạnh, tích tụ nhiều trên bề mặt da gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Bệnh chốc lở: chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra các vết loét đỏ, ngứa ở bất kỳ vị trí nào trên da, thường là quanh miệng và mũi hoặc trên cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Các vết loét vỡ ra và rỉ mủ trong suốt, khô lại thành vảy màu vàng đóng vảy. 
  • Bệnh ghẻ: Bệnh ghẻ còn được gọi là bệnh ghẻ sarcoptic, là một bệnh nhiễm trùng da do bọ ve đào hang dưới da. Các triệu chứng của bệnh ghẻ bao gồm ngứa dữ dội , thường về đêm, lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, kéo dài, da kề da với người bị ghẻ. 

=> Bạn có thể tham khảo thêm: Tổ đỉa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh tổ đỉa

2.4 Phản ứng với thuốc

Ngứa có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm Aspirin, thuốc phiện, thuốc điều trị huyết áp cao và điều trị hóa trị ung thư. 

Bệnh lý về gan mật gây ngứa lòng bàn tay

  • Suy giảm chức năng gan: khi chức năng gan suy giảm, các biểu hiện ngứa, nổi mẩn trên da chân, da tay và nhiều bộ phận khác trên cơ thể có thể gặp. 
  • Viêm gan: tế bào gan bị viêm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải độc, chất độc tích tụ nhiều trên cơ thể sẽ làm ngứa khắp các cơ quan.
  • Xơ gan: xơ gan một tình trạng thoái hóa gây sẹo gan, là một biến chứng của bệnh gan mãn tính. Ngứa kéo dài thường là triệu chứng của bệnh gan mãn tính và mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được hiểu đầy đủ nhưng người ta cho rằng nguyên nhân là do mức độ lysophosphatidic tăng lên axit và muối mật tích tụ dưới da. Các biểu hiện đi kèm ngứa là mệt mỏi, khô miệng, vàng da, nước tiểu sẫm màu…
  • Ứ mật: khi mật không được đào thải ra khỏi cơ thể sẽ tác động lên các đầu dây thần kinh, kích thích ngứa ngoài da, có thể ở gan bàn tay, bàn chân hay toàn cơ thể
Bệnh lý về gan mật gây ngứa lòng bàn tay
Bệnh lý về gan mật gây ngứa lòng bàn tay

2.5 Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, một tình trạng do lượng đường trong máu tăng và độ nhạy Insulin giảm, cũng gây ra các biểu hiện ngứa trên da nhưng thường hiếm gặp. Nguyên nhân được cho là do quá trình lưu thông máu suy giảm, hoặc dị ứng với các thuốc điều trị bệnh. 

Biến chứng bao gồm nhiều rối loạn về da khác, như:

  • Hoại tử lipoidica: Các cục u và mảng da cứng và sưng tấy gây ngứa và đau
  • Bệnh xanthomatosis: Các cụm mụn nhọt mềm và ngứa
  • Nhiễm trùng da chậm lành, có thể gây phát ban nóng, đỏ, ngứa, sưng tấy
  • Tình trạng khô và ngứa của da tăng lên

2.6 Rối loạn thần kinh 

Các rối loạn thần kinh gây viêm, kích ứng và chèn ép các dây thần kinh ngoại biên dẫn truyền gây ra các tình trạng như hội chứng ống cổ tay (chèn dây thần kinh giữa, ảnh hưởng đến bàn tay và cổ tay) và hội chứng đường hầm cổ chân (chèn ép phần sau), đau dây thần kinh chày, (ảnh hưởng đến bàn chân). Trong khi tê, ngứa ran, yếu và cảm giác như bị kim châm là những triệu chứng phổ biến nhất, thì ngứa ở tay và chân cũng có thể phát triển do kích ứng da.

Những trường hợp này cần đến bệnh viện chuyên khoa thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp, nếu nặng có thể phải phẫu thuật.

Ngoài ra ngứa gan bàn tay, bàn chân có thể thấy trong tình trạng thiếu máu (số lượng hồng cầu khỏe mạnh thấp), thiếu Sắt , bệnh tuyến giáp (thấp hoặc cao), suy thận (chức năng thận kém), nhiễm trùng và một số loại ung thư, chẳng hạn như u lympho.

3 Cách trị ngứa lòng bàn tay bàn chân bằng thuốc

Cách trị ngứa lòng bàn tay bàn chân bằng thuốc
Cách trị ngứa lòng bàn tay bàn chân bằng thuốc

Điều trị ngứa bàn tay bàn chân bằng thuốc là cách phổ biến và nhanh chóng nhất. Trong một vài trường hợp mắc các bệnh lý về gan, mật , tiểu đường thì cách này chỉ làm giảm triệu chứng, không dứt điểm được nguyên nhân bệnh. Người bệnh không nên tự ý lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ và dược sĩ. Dưới đây là danh sách các nhóm thuốc thường gặp:

  • Thuốc kháng histamin H1: Cơ chế của thuốc giảm ngứa bằng cách ức chế thụ thể histamin H1, từ đó các chất hóa học trung gian trong phản ứng dị ứng không được giải phóng, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da.  Thuốc sử dụng bằng đường uống, thông thường chỉ cần dùng 1 lần duy nhất trong ngày.
  • Corticosteroid tại chỗ : thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, và chống dị ứng mạnh, làm giảm triệu chứng dị ứng trên da do mọi nguyên nhân. Có thể bôi steroid tại chỗ lên da để giảm ngứa, đặc biệt là do viêm da tiếp xúc dị ứng. Các loại steroid tại chỗ thông dụng để điều trị ngứa bao gồm Triamcinolone 0,1% và clobetasol 0,05%. Ngoài da thuốc cũng thúc đẩy lành vết thương nhanh hơn
  • Thuốc giảm đau tại chỗ : Lidocaine hoặc các loại kem có chứa Menthol hoặc Long Não có thể giúp giảm độ nhạy cảm của các đầu dây thần kinh trên da, từ đó giúp giảm đau và ngứa
  • Thuốc kháng sinh: thường sử dụng khi được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bị viêm nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ cao bội nhiễm. Các kháng sinh ngoài da thường dùng nhóm penicillin, Cephalosporin..

Sử dụng thuốc luôn là liệu pháp đầu tay trong giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh, kết hợp điều trị nguyên nhân đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá… nên tuân thủ đúng chỉ định của thầy thuốc và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên báo ngay với bác sĩ.

4 Mẹo chữa ngứa lòng bàn chân bàn tay tại nhà

Mẹo chữa ngứa lòng bàn chân bàn tay tại nhà
Mẹo chữa ngứa lòng bàn chân bàn tay tại nhà

Khi thấy xuất hiện triệu chứng ngứa lòng bàn chân bàn tay, người bệnh có thể thực hiện ngay các cách dưới đây:

  • Túi chườm mát hoặc túi nước đá : Chườm túi chườm mát hoặc túi nước đá lên da có thể giúp giảm viêm và giảm ngứa. Bạn có thể dùng khăn ướt, mát quấn quanh tay hoặc chân trong vòng 10–20 phút để giảm ngứa. Quấn túi đá vào khăn để tránh chườm trực tiếp lên da.
  • Giữ ẩm cho da : Da khô làm tăng tình trạng ngứa do da thiếu độ ẩm thích hợp. Giữ ẩm cho da có thể giúp giảm tình trạng khô và ngứa liên quan. Bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng ẩm điều trị ngứa tay rất hiệu quả. Trong thành phần kem thường có chứa thêm các thành phần trị thâm, hạn chế sẹo, thúc đẩy phục hồi da nên được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
  • Dùng lá khế, lá kinh giới: dùng lá để tắm được sử dụng lâu đời trong dân gian giúp giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh hái 1 nắm lá khể hoặc kinh giới, đem rửa sạch, có thể ngâm trong nước muối. Với lá khế thì đem nấu sôi với nước rửa tay chân hàng ngày, còn Kinh Giới sao trên bếp rồi chườm lên tay khi còn đang ấm.
  • Tắm yến mạch : Ngâm mình trong nước ấm với yến mạch có thể giúp làm dịu làn da bị kích ứng và khô. Để đạt hiệu quả tối đa, hãy xay 1 cốc yến mạch trong máy xay thực phẩm và cho vào chậu nước ấm. Ngâm vùng da ngứa trong 10–20 phút.
  • Liệu pháp ánh sáng tia cực tím (UV) : Liệu pháp ánh sáng tia cực tím được gọi là liệu pháp quang học , bao gồm việc cho các vùng da bị ảnh hưởng tiếp xúc với tia cực tím hai đến ba lần một tuần. Quang trị liệu chủ yếu được sử dụng để điều trị đau và ngứa do các tình trạng da như bệnh vẩy nến và bệnh chàm khi các phương pháp điều trị khác không cải thiện được triệu chứng. 

5 Biện pháp phòng ngừa ngứa gan bàn tay

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng ngứa gan bàn tay, bạn có thể tham khảo, cụ thể:

  • Tránh gãi ngứa ở tay và chân:  Gãi có thể gây trầy xước da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bàn tay, nơi tiếp xúc với nhiều bề mặt trong suốt cả ngày, và ở bàn chân do ma sát khi đi giày.
  • Tránh các chất và vật liệu dễ gây ngứa: vì chúng có thể phản ứng gây ngứa hoặc làm ngứa nặng hơn. Các chất dễ kích thích ngứa bao gồm vải tổng hợp, thuốc nhuộm, kim loại, gel rửa tay và bất kỳ chất gây dị ứng nào đã biết.
  • Bảo vệ tay bằng găng tay cotton: phương pháp này giảm trực tiếp sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • Test sản phẩm trước khi dùng: trước khi dùng bất cứ loại kem nào bạn cũng nên thử một ít chúng trên da trước để xem có phản ứng dị ứng hay không, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Trong thời gian bị ngứa nên dùng nước ấm tắm và rửa tay chân, không dùng nước quá nóng, quá lạnh.
  • Duy trì độ ẩm môi trường phù hợp: bạn nên sử dụng máy dưỡng ẩm trong phòng nếu là người có làn da nhạy cảm với thời tiết, vì da khô sẽ làm tăng kích ứng ngứa da nhiều hơn.

Ngoài ra các người bệnh cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm cũng như hạn chế ăn các thực phẩm sau:

  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, giúp thanh nhiệt, giải độc, duy trì độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng ngứa do khô da. 
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin như cam, cà chua, ổi.., nâng cao hệ thống miễn dịch, giảm lão hoá.
  • Bổ sung các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân có hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, giảm ngứa ngáy, phục hồi tổn thương nhanh
  • Các loại cá như cá hồi, cá thu..vì có hàm lượng Omega 3 cao, kiểm soát ngứa, mẩn đỏ.
  • Hạn chế các loại dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua. Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng kích hoạt phản ứng của cơ thể, giảm phóng histamin gây ngứa nhiều hơn
  • Những thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt bò, dê nên hạn chế trong những ngày bị ngứa
  • Chất kích thích, đồ uống nhiều cồn, sẽ tăng phản ứng mẫn cảm của cơ thể.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tâc giả Gangar J, Thiagarajan K, Veeraraghavan N (Ngày đăng 1 tháng 12 năm 2018). Pruritic Rash on the Hands and Feet. Am Fam Physician. AFP. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024
  2. Tác giả chuyên gia American Academy of Dermatology Association (Ngày đăng 22 tháng 5 năm 2024) Diabetes: 12 warning signs that appear on your skin. AADA. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024
  3. Tác giả Chung J, Duffin KC, Takeshita J, et al.(Ngày đăng năm 2014)  Palmoplantar psoriasis is associated with greater impairment of health-related quality of life compared to moderate-to-severe plaque psoriasis. J Am Acad Dermatol. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024
  4. Tác giả Angeline Bhalerao  and Gurdeep S. Mannu (Ngày 10 tháng 3 năm 2015) Management of Pruritus in Chronic Liver Disease. Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    bị ngứa bàn tay dùng kem 7 màu bôi được không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • dạ được ạ, nhưng nếu bôi không thấy thuyên giảm thì bạn nên đến chuyên khoa để xác định nguyên nhân ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay bàn chân và cách trị dứt điểm 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay bàn chân và cách trị dứt điểm
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    đã áp dụng vài phương pháp và thấy hiệu quả

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633