Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ (OSAS)
Trungtamthuoc.com - Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý thiết yếu giúp cơ thể khôi phục lại khả năng làm việc sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng sống của con người. Rối loạn giấc ngủ có rất nhiều biểu hiện như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, gặp ác mộng hay ngủ ngáy và tắc nghẽn đường thở khi ngủ,...
1 Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở khi ngủ (OSAS) là gì?
Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ là một bệnh lý rối loạn giấc ngủ rất thường gặp. Theo thống kê thì tỉ lệ nam giới mắc hội chứng này cao hơn nữ giới. [1]
Ngủ ngáy là hiện tượng tạo ra âm thanh đặc trưng khi ngủ do luồng khí mà người đó hít vào đi qua một khe hẹp ở đường hô hấp lầm cho các niêm mạc và mô xung quanh đó rung. Vùng hẹp đó có thể nằm ở mũi, miệng hoặc họng.
Người ngủ ngáy thường dễ bị ngưng thở do mô mềm và niêm mạc cuống họng lỏng lẽo che lấp khí quản khiến việc trao đổi khí của hai lá phổi bị gián đoạn. Ngừng thở khi ngủ là sự ngừng hô hấp kéo dài từ 10 giây trở lên. Giảm thở là sự giảm từ 50% trở lên lưu lượng không khí qua đường hô hấp trong 10 giây hoặc hơn.
Hội chứng ngừng thở/giảm thở do tắc nghẽn nếu không được điều trị sớm tình trạng này sẽ khiến cơ thể người bệnh thiếu oxy do bị ngưng thở nhiều lần trong đêm.
2 Dấu hiệu và triệu chứng của ngủ ngáy và hội chứng OSAS
2.1 Cấp độ của ngủ ngáy
Độ 1: ngáy ít, tiếng không to, giải quyết được bằng cách nằm nghiêng người.
Độ 2: tiếng ngáy to hơn nhưng khi nằm nghiêng cũng hết ngáy.
Độ 3: Ngáy to ở mọi tư thế, kèm theo tình trạng ngưng thở khiến người bệnh tỉnh giấc nửa đêm. [2]
2.2 Dấu hiệu của hội chứng tắc nghẽn thở khi ngủ
Khi tình trạng ngủ ngáy nặng lên, người bệnh hay gặp tình trạng khó thở và ngưng thở dài thì người bệnh sẽ dần mắc hội chứng tắc nghẽn thở khi ngủ.
2.2.1 Dấu hiệu ban ngày
Các dấu hiệu ban ngày ở những người bị ngủ ngáy và mắc hội chứng tắc nghẽn thở khi ngủ có thể nhận thấy là:
Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng
Tính tình thay đổi, dễ cáu giận, lúc lại trầm uất.
Buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Thần kinh suy nhược.
Trí nhớ giảm sút, thiếu tập trung.
Tăng huyết áp động mạch.
Trẻ nhỏ thì tăng động, chậm nhận thức.
2.2.2 Các dấu hiệu về đêm
Ngủ ngáy.
Có các đợt ngừng thở từ 10 giây trở lên.
Cảm giác ngạt thở khiến người bệnh tỉnh giấc về đêm.
Tiểu đêm nhiều, ra mồ hôi trộm.
Loạn nhịp tim.
Giảm ham muốn tình dục.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở khi ngủ
Người thừa cân, béo phì
Giới tính nam.
Gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở độ tuổi từ 40 trở lên.
Những người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia.
Người hay lạm dụng thuốc an thần.
Người trong độ tuổi mạn kinh.
Những người có cấu tạo xoang mũi khác biệt.
3 Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?
Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị kịp thời, việc ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh khá nghiêm trọng. [3] Cụ thể như sau:
2.2.3 Với chuyển hóa
Làm tăng đề kháng của cơ thể với Insulin khiến người bệnh dễ mắc đái tháo đường typ II hoặc làm bệnh nặng thêm.
Rối loạn chuyển hóa.
Tăng cân.
Giảm hoạt động tình dục.
2.2.4 Với tim-mạch
Tăng huyết áp.
Loạn nhịp tim.
Nguy cơ tai biến mạch máu, nhồi máu cơ tim, suy tim não tăng lên.
2.2.5 Với tâm lý
Rối loạn nhận thức.
Suy giảm trí nhớ.
Dễ cáu gắt.
2.2.6 Hậu quả khác
Đêm mất ngủ khiến người bệnh mệt mỏi và buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông hơn do thiếu tỉnh táo, đau đầu, mệt mỏi.
Gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh do tiếng ngáy to.
4 Thăm khám hội chứng OSAS
Khám tai mũi họng để tìm nguyên nhân và vị trí đường hô hấp trên bị hẹp.
Khám mũi - xoang để tìm nguyên nhân ngạt tắc do các bệnh về cấu tạo mũi.
Khám họng miệng để tìm nguyên nhân ngạt tắc ở vùng họng miệng.
Khám nội soi dưới gây mê tĩnh mạch được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân tỉnh không thể phát hiện được chỗ bị hẹp hoặc sau khi điều trị bằng máy thở áp lực, phẫu thuật cắt amidan, chỉnh hình,... không hiệu quả.
Chẩn đoán hình ảnh bằng chục X-quang sọ nghiêng, chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc,... qua đó xác định được vị trí hẹp và số liệu so sánh kết quả sau khi điều trị phẫu thuật.
Điện não đồ, điện cơ đồ, điện nhãn đồ, điện tâm đồ để ghi lại hoạt động sóng não, cơ, chuyển động mắt, nhịp tim.
Các phương pháp chẩn đoán khác:
Thăm do bằng máy đo lưu lượng thở ApneaLink.
Đa ký giấc ngủ đơn giản (Polygraphy Embletta).
Đa ký giấc ngủ đầy đủ (Polysomnography).
5 Ngưng thở khi ngủ có chữa được không?
5.1 Cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản
Với những người béo phì cần điều chỉnh lại chế độ ăn để giảm cân.
Không ăn khuya, ăn trước khi ngủ,... để tránh ngủ không ngon giấc do hệ tiêu hóa vẫn hoạt động.
Thay đổi tử thế ngủ thành nằm nghiêng.
Ngừng hút thuốc bởi hút thuốc gây tăng sưng đường hô hấp trên khiến tình trạng tắc nghẽn thở nặng hơn.
5.2 Điều trị không phẫu thuật
Đeo máng răng để điều chỉnh vị trí xương hàm dưới ra trước nếu người bệnh bị thụt xương hàm dưới.
Cho bệnh nhân thở oxy hoặc thở máy giúp không khí lưu thông liên tục khi ngủ.
5.3 Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm làm rộng kích thước đường hô hấp trên để tăng cường lưu thông không khí. Tuy nhiên, phẫu thuật truyền thống sẽ khiến bệnh nhân bị đau và vết mổ lâu lành. Mổ Laser sẽ khắc phục được nhược điểm này nhưng phải thực hiện nhiều lần.
Ưu điểm của điều trị phẫu thuật là điều trị được nguyên nhân, kết quả ổn định.
Kết quả phẫu thuật phụ thuộc một phần vào việc lựa chọn bệnh nhân, chỉ định đúng, lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. [4]
6 Phòng ngừa và kiểm soát hội chứng OSAS
Duy trì trọng lượng cơ thể trong mức bình thường.
Nằm nghiêng khi ngủ và gối đầu để dễ thở hơn.
Nếu bị viêm xoang hay tắc nghẽn mũi cần điều trị sớm và dứt điểm.
Hạn chế bia rượu, thuốc lá,...
Không ăn quá nhiều vào bữa tối.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Duy trì giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Tăng độ ẩm trong phòng ngủ.
Tài liệu tham khảo
- ^ Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021
- ^ Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021
- ^ Ups J Med Sci.(Ngày đăng: tháng 11 năm 2012). Obstructive sleep apnea syndrome (OSAS) and hypertension: Pathogenic mechanisms and possible therapeutic approaches. National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine.Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021
- ^ Ups J Med Sci.(Ngày đăng: tháng 11 năm 2012). Obstructive sleep apnea syndrome (OSAS) and hypertension: Pathogenic mechanisms and possible therapeutic approaches. National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021