1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. [Cần biết] Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị ngoại tâm thu

[Cần biết] Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị ngoại tâm thu

[Cần biết] Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị ngoại tâm thu

Trungtamthuoc.com - Ngoại tâm thu là nhịp tim tăng thêm bắt đầu ở một trong hai tâm thất. Những nhịp đập thêm này làm gián đoạn nhịp tim đều đặn, khiến bệnh nhân cảm thấy lồng ngực bị rung hoặc bị lệch nhịp. [1]

1 Ngoại tâm thu là gì?

Ngoại tâm thu là tình trạng nhịp tim bất thường, đến sớm hơn bình thường có thể do cơ chế nảy cò hoặc do vòng vào lại. Hiện nay, người ta chia ngoại tâm thu thành ngoại tâm thu thất và ngoại tâm thu trên thất.

Ngoại tâm thu thất (PVC) là những nhịp tim phụ bắt đầu ở một trong hai buồng bơm dưới của tim - tâm thất. Những nhịp đập thêm này làm gián đoạn nhịp tim đều đặn bình thường, đôi khi khiến người bệnh cảm thấy như có một nhịp đập trong ngực.

Còn ngoại tâm thu trên thất là tình trạng rối loạn nhịp tim phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng nhịp tim sớm bắt nguồn từ trên tâm thất. 

Ngoại tâm thu là gì?

Ngoại tâm thu thường lành tính và thường chỉ những bệnh nhân có triệu chứng nặng mới được điều trị. [2] Ngoại tâm thu cũng có thể là dấu hiệu đánh dấu sự hiện diện của các bệnh tiềm ẩn khác và cần phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm chụp cộng hưởng từ tim. [3]

2 Nguyên nhân ngoại tâm thu

Trong phần lớn các trường hợp, ngoại tâm thu thường không có nguyên nhân được biết đến và xảy ra tự phát.

Nguyên nhân thường gặp bao gồm tiêu thụ dư thừa caffeine, catecholamine, người lo lắng nhiều, mất ngủ và bất thường điện giải. Những thay đổi điện giải cụ thể được tìm thấy ở những người gặp ngoại tâm thu là Kali máu thấp, magie máu thấp và Canxi máu cao. Rượu, thuốc lá và thuốc gây nghiện cũng có liên quan đến ngoại tâm thu thất như là tác nhân kích thích.

Nhiều bệnh lý về tim và không do tim là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngoại tâm thu như bệnh cơ tim, hở van hai lá và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, khi mắc một số bệnh không liên quan đến tim cũng có thể gây ngoại tâm thu như cường giáp, thiếu máu hoặc tăng huyết áp.

Ngoại tâm thu trên thất có thể thấy ở một số người bệnh quá liều digitalis nhẹ.

3 Ngoại tâm thu có triệu chứng như thế nào?

Ngoại tâm thu trên thất đa phần không có triệu chứng. Một số người bệnh ngoại tâm thu trên thất có cảm giác bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt, nhịp đập mạnh và thay đổi theo thời gian.

Cảm giác phổ biến nhất liên quan đến ngoại tâm thu thất là nhịp tim bị bỏ qua theo sau là cảm giác rung, người bệnh có thể cảm thấy tim đập nhanh. Phần lớn bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng vì không có triệu chứng liên quan đến đánh trống ngực. Một số bệnh nhân có thể bị chóng mặt, đau ngực, khó chịu ở ngực, khó thở và lo lắng, hiếm khi có người ngất.

4 Tiêu chuẩn chẩn đoán ngoại tâm thu 

Khi điện tâm đồ, kết quả thường gặp của ngoại tâm thu trên thất bao gồm:

  • Phức bộ QRS đến sớm, hẹp dưới 0,12s nhìn tương tự trong nhịp xoang. Một số trường hợp người bệnh bị block nhanh hay dẫn truyền lệch hướng thì phức bộ QRS có thể rộng.
  • Sóng P xuất hiện sớm có thể nhìn thấy được nhưng tương đối khó khăn, có những người chỉ thấy một sóng P sớm mà có phức bộ QRS.
  • Sau khi xảy ra ngoại tâm thu không có khoảng nghỉ bù.

​Hình ảnh thu được ở người ngoại tâm thu thất bao gồm:

  • Phức bộ QRS xuất hiện sớm, rộng, riêng biệt với khoảng ghép cố định với phức bộ QRS của nhịp thông thường trước đó.
  • Người bệnh sau ngoại tâm thu có khoảng nghỉ bù.
Ngoại tâm thu được chia thành ngoại tâm thu thất và ngoại tâm thu trên thất.

5 Tiên lượng cho người bệnh ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu trên thất đa phần lành tính, một số trường hợp rung nhĩ kịch phát có thể do ngoại tâm thu trên thất.

Ngoại tâm thu thất có thể gây nguy hiểm với những trường hợp sau:

Trước khi xảy ra ngoại tâm thu, người bệnh bị cơn tim nhanh thất hay rung thất.

Người bệnh có triệu chứng hoặc bệnh tim mạch kèm theo.

6 Điều trị ngoại tâm thu như thế nào?

6.1 Phương pháp điều trị ngoại tâm thu trên thất

Do đa phần ngoại tâm thu trên thất là lành tính nên không cần điều trị, chỉ điều trị khi có các triệu chứng khó chịu. Người bệnh thường được cải thiện khi cai thuốc lá, hạn chế sử dụng chất caffein, socola và hạn chế căng thẳng. Ở những người bệnh ngoại tâm thu nhĩ, thường được điều trị bằng các thuốc như:

Amiodarone từ 1-3 tuần đầu tiên dùng với liều từ 400mg đến 1200mg/ngày, rồi duy trì với liều 200mg/ngày.

Flecanid, propafenon, quinidin hoặc thuốc chẹn beta giao cảm như Propranolol, Carvedilol hoặc thuốc chẹn kênh canxi như Verapamil, Diltiazem.

6.2 Điều trị cấp cứu ngoại tâm thu thất

Điều quan trọng đầu tiên trong cấp cứu ngoại tâm thu là điều trị nguyên nhân gây bệnh như giảm oxy máu, giảm kali máu, giảm magnesi máu.

Người bệnh thường được dùng các thuốc theo đường tĩnh mạch như Xylocain, Amiodaron, Procainamide, Metoprolol với liều theo hướng dẫn.

6.3 Điều trị duy trì ngoại tâm thu thất

Hiện nay, việc điều trị duy trì ngoại tâm thu thất vẫn có nhiều luồng trái chiều. Các thuốc Procainamid, Quinidin, Disopyramid có hiệu quả trung bình nhưng lại gây nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

Thuốc Mexiletine ít làm rối loạn nhịp hơn các thuốc chống loạn nhịp trên nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ khác ngoài tim mạch.

Các thuốc Flecainid và Propanfenon giúp làm giảm ngoại tâm thu thất ở người bệnh có phân số tống máu thất trái bình thường, không bị mạch vành.

Điều trị ngoại tâm thu như thế nào?

Nhóm thuốc thứ 2 là thuốc chẹn beta được dùng cho người bệnh ngoại tâm thu thất có triệu chứng nhưng không bị bệnh tim mạch. Các thuốc chẹn beta được lựa chọn cho nghững trường hợp này bao gồm Metoprolol, Bisoprolol.

Ở những người bệnh ngoại tâm thu thất sau nhồi máu cơ tim có thể được sử dụng thuốc Amiodarone và Sotalol với liều dùng theo hướng dẫn.

Một số trường hợp người bệnh ngoại tâm thu thất do tăng tự động hay ổ ngoại vi tự phát có thể được dùng thuốc chẹn kênh canxi như: Verapamil, Diltiazem.

Phương pháp đốt qua dây thông điện cực có thể áp dụng cho người bệnh ngoại tâm thu thất có ổ ngoại vị tự phát. Ngoài ra, người bệnh còn có thể được điều trị bằng cách cấy máy tạo nhịp chống rung khi phân số tống máu thất trái nhỏ hơn 35%.

Không những thế, bệnh nhân ngoại tâm thu thất cần phải thiết lập và duy trì cân bằng điện giải, khống chế suy tim, duy trì huyết áp ổn định.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về triệu chứng và điều trị ngoại tâm thu.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Premature ventricular contractions (PVCs), Mayoclinic. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Gaetano Barbato, Francesco Pergolini, Valeria Carinci, Mauro Colletta, Giuseppe Di Pasquale, Premature ventricular beats: are they always benign? Diagnostic and therapeutic aspects, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Rakesh Latchamsetty MD Frank Bogun MD, Premature Ventricular Complex–Induced Cardiomyopathy, Sciencedirect. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Ngoại tâm thu thất có thể gây nguy hiểm như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
[Cần biết] Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị ngoại tâm thu 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • [Cần biết] Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị ngoại tâm thu
    HH
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, nhiều loại thuốc, thuốc chất lượng tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633