1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Các loại bệnh nấm phổi thường gặp và cách điều trị

Các loại bệnh nấm phổi thường gặp và cách điều trị

Các loại bệnh nấm phổi thường gặp và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Viêm phổi do nấm do một hoặc nhiều loại nấm cơ hội hoặc đặc hữu gây ra. Nhiễm nấm xảy ra sau khi hít phải bào tử, hoặc do sự tái hoạt của một số loại nhiễm trùng tiềm ẩn [1] trên những người có hệ miễn dịch suy giảm. Bệnh khó chẩn đoán vì dễ nhầm với các bệnh viêm phổi thông thường khác.

1 Nấm phổi là gì và nguyên nhân gây bệnh nấm phổi

1.1 Nấm phổi là bệnh gì?

Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi do nấm gây ra, phần lớn là các loại nấm kí sinh cơ hội khi khả năng miễn dịch bị suy giảm do một số nguyên nhân như bị HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch, điều trị bằng kháng sinh hay corticoid kéo dài,...

 Nhiễm nấm Aspergillus phổi ở bệnh nhân Covid -19 

1.2 Nguyên nhân gây viêm phổi do nấm

Nấm là một nguyên nhân ít phổ biến hơn của bệnh viêm phổi. Bạn không có khả năng bị viêm phổi do nấm nếu bạn khỏe mạnh. Nhưng bạn có cơ hội mắc bệnh cao hơn nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do:

  • Ghép tạng
  • Hóa trị trong điều trị ung thư
  • Thuốc điều trị bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp
  • HIV [2]

Nấm phổi có lây được không?

Nấm phổi không phải bệnh lây truyền. Khi vật chủ trong trạng thái suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như cấy ghép nội tạng và hóa trị ung thư,...hít phải bào tử nấm và gây bệnh. Trên thực tế, nhiều loài nấm trước đây không được cho là gây bệnh đã được phát hiện có khả năng gây bệnh, phổ biến nhất là các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở các quần thể bị ức chế miễn dịch. [3]

Có nhiều loại nấm gây ra bệnh nấm phổi nhưng thường gặp nhất là nấm men như Candida và Cryptococcus, nấm sợi như Aspergillus, Rhizopus spp. Ngoài ra nấm có thể ở dạng lưỡng tính, mọc dạng nấm men, phát triển dạng sợi như Histoplasmosis, Blastomycosis, Sporotricosis, Coccidioidomycosis, Paracocidioides.

Nấm Candida là nguyên nhân chính, chiếm khoảng 70 -90% các trường hợp nấm phổi.

Hít phải bào tử nấm

2 Bệnh phổi do nấm Aspergillus

Nấm Aspergillus thường gây bệnh ra một số bệnh ở phổi như: U nấm phổi, nấm phổi phế quản dị ứng và nấm phổi xâm nhập.

2.1 Bệnh u nấm do Aspergillus (Aspergilloma)

Bệnh hay gặp ở những người có tiền sử bị lao phổi, điều trị hóa chất chống ung thư, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày,...

2.1.1 Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng là sút cân, mệt mỏi, đau ngực và sốt cao tới 39-40oC. Có tới 50-80% bị ho ra máu.

2.1.2 Cận lâm sàng

X–quang phổi chuẩn: cho hình ảnh tổn thương hình lục lạc (một hốc rỗng trong có khối nấm đặc trên có liềm khí).

Chụp cắt lớp vi tính ngực: thấy tổn thương hang nấm một cách rõ ràng hơn. Có thể có hoặc khống có các tổn thương khác như: xơ co kéo, thoái hóa dạng kén, dày màng phổi,...

Vi sinh: soi, cấy đờm hay dịch rửa phế quản phế nang tìm thấy nấm Aspergillus.

Lưu ý phân biệt u nấm phổi với áp xe phổi và ung thư phổi áp xe hóa.

2.1.3 Điều trị

U nấm Aspergillus chủ yếu được điều trị bằng cách cắt bỏ thùy phổi hoặc một bên phổi bị nhiễm nấm.

Các loại thuốc kháng nâm ít có tác dụng với u nấm này.

Trường hợp người bệnh không thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ và có ho ra máu nặng thì cần gây tắc động mạch phế quản

2.2 Bệnh nấm phổi phế quản dị ứng do Aspergillus (bệnh Hinson Pepys)

Bệnh nấm phổi phế quản dị ứng là tình trạng phế quản phổi bị tăng tính nhạy cảm đối với nấm Aspegillus thường gặp ở những người bị hen dị ứng trong độ tuổi 20-40 tuổi.

2.2.1 Chẩn đoán

Người bệnh có tiền sử bị hen phế quản nặng, dai dẳng và phụ thuộc vào corticoid.

Trong cơn hen khám phổi thấy có ran rít ran ngáy.

2.2.2 Cận lâm sàng

Chụp X-quang thấy có tổn thương thâm nhiễm, đôi khi thấy giãn phế quản.

Tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi (trên 500mm3).

IgE huyết thanh cao trên 2000UI/ml.

Xét nghiệm đờm thấy nấm Aspegillus và nhiều bạch cầu ưa acid.

Lưu ý phân biệt nấm Aspergilus phế quản phổi dị ứng với Viêm phế quản do nấm gây tắc nghẽn, U hạt phế quản, Hội chứng Churg Strauss, Bệnh phổi do ký sinh trùng,...

2.2.3 Điều trị

Bệnh nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng chủ yếu được điều trị bằng corticoid đường toàn thân với tác dụng làm giảm viêm và sự quá mẫn với Aspergillus.

Liều tham khảo là Prednisolon 0,5mg/kg/ngày trong 2 tuần đầu. Sau đó giảm liều dân và phối hợp với Itraconazole.

2.3 Bệnh nấm Aspergillus thể xâm nhập

Đây là tình trạng bệnh nghiêm trọng nhất, thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm mà nêu skhoong điều trị kịp thời rất dễ tử vong.

2.3.1 Chẩn đoán

Các triệu chứng của bệnh có thể gặp là:

  • Sốt và ớn lạnh.
  • Ho khan dai dẳng.
  • Ho ra máu.
  • Khó thơ và đau ngực.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sút cân.
X-quang phổi

2.3.2 Cận lâm sàng

X- quang phổi, chụp CT thấy hình ảnh tổn thương dạng đám mờ hoặc nốt mờ có bóng xung quanh do chảy máu. Có thể có hoặc không các tổn thương kiểu viêm phổi hoại tử hoặc các ổ áp xe nhỏ.

Nội soi phế quản đôi khi có viêm loét kèm giả mạc trắng trong lòng khí phế quản.

Tìm thấy sợi nấm khi sinh thiết bệnh phẩm.

2.3.3 Phác đồ điều trị bệnh nấm phổi Aspergillus thể xâm nhập

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà cân nhắc lựa chọn một trong hai loại thuốc kháng nấm là:

  • Amphoricin B–Dexoxycholat pha truyền tĩnh mạch với liều tăng dần.

Ngày đầu tiên pha 10ml Glucose 5% + 50mg Amphoricin B rồi pha loãng với 500ml glucose 5%. Truyền tĩnh mạch với tốc độ 10ml/30 phút. Quan sát nếu không có bất thường thì tăng tốc độ truyền lên 50ml/giờ.

Những ngày sau tăng dần liều thêm 5-10mg/ngày cho tới khi đạt 0,5-1ng/kg/ngày. (tổng liều không quá 2g/đợt điều trị).

Lưu ý: trước khi truyền 60 phút cần cho bệnh nhân uống Paracetamol 1000mg. Sau 30 phút tiêm bắp 1 ống dimedrol 10. Lắc chai 30 phút 1 lần trong thời gian truyền. Nếu có sốc thì tiêm tĩnh mạch ngay 1 lọ methylpredisolon 40mg.

  • Itraconazol

Dùng liều tấn công trong 2 ngày đầu liều 200mg/giờ x 2 lần/ngày. Ngày thứ 3 giảm còn 1 lần/ngày. Liên tục trong 12 ngày.

Lưu ý những người có mức lọc cầu thấn < 30ml/phúy, phụ nữ đang cho con bú hoặc mẫn cảm với thành phần trong thuốc thì không được sử dụng.

3 Nấm phổi do Candida

Nhiễm nấm phổi do Candida thường là do bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, nhiễm trùng máu lan đến phổi.

3.1 Chẩn đoán

3.1.1 Triệu chứng lâm sàng

Sốt, ho khan hoặc ho có đờm, khàn tiếng.

Có tổn thương ở miệng, họng với một lớp màu trắng phủ lên mặt lưỡi, người bệnh khó nuốt.

Đau sau xương ức, thở rít hoặc có cơn khó thở.

3.1.2 Cận lâm sàng

Chụp X-quang phổi thấy có tổn thương dạng đám mờ, nốt mờ tròn đứng tiêng hoặc thành đám.

Nội soi phế quản thấy bề mặt phể quản có một lớp màu ghi trải dọc lòng phế quản.

Nuôi cây, phân lập mẫu bệnh phẩm tìm thấy nấm Candida

Cấy máu có nấm Candida.

3.1.3 Điều trị

Sử dụng các loại thuốc kháng nấm như: amphotericin B, ketoconazol, fluconazol hoặc itraconazol với liều cụ thể như sau:

  • Amphotericin B liều 0,5 – 1 mg/kg/ngày. trong 4-6 tuần, phối hợp với flucytosin cytosin 100-200 mg/kg/ngày.
  • Ketoconazol liều 200-400 mg/ngày trong 1-2 tuần.
  • Fluconazol  liều 100-200 mg/ngày trong 1-2 tuần.
  • Itraconazol liều 200-400 mg/ngày trong 2 tuần.

​Điều trị nấm phổi thế nào?

4 Bệnh phổi do nấm Cryptococus

4.1 Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện là:

  • Sốt, đau đầu chóng mặt.
  • Rối loạn ý thức, có các cơn co giật, hôn mê.
  • Tăng áp lực sọ.
  • Khó thở, đau ngực.
  • Trên da có vết phỏng, loét.

4.2 Cận lâm sàng

Chụp X-quang thấy phổi thâm nhiễm, có hạch to ở rốn phổi, xẹp thùy hoặc phân thùy phổi, có thể giãn phế quản hoặc không. Nhu mô phổi bị tổn thương dạng lưới nốt, có áp xe hoặc viêm màng phổi.

IgE toàn bộ tăng trên 1000 ng/ml, sau khi điều trị corticoid có thể giảm xuống.

Nhuộm bệnh phẩm với mức tàu thấy rõ sợi nấm.

Nuôi cấy trong môi trường Sabouraud mẫu bênh phẩm, cấy máu có nấm.

4.3 Điều trị

Với người bị bệnh nặng và không nhiễm HIV nên dùng Amphotericin B (loại tan trong nước) liều 0,7 – 1 mg/kg/ngày trong 4 tuần phối hợp với flucytosin 100mg/ngày. Sau đó, điều trị củng cố bằng Fluconazol 400 mg/ngày trong 8 tuần.

Đối với bệnh nhân nhiễm nấm phổi Cryptococcus nhẹ có thể dùng Fluconazol 400 mg/ngày trong thời gian 6-12 tháng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Tác giả: Romeo A Mandanas, MD, FACP, Fungal Pneumonia, Medscape. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Stephanie Watson, Types of Pneumonia, WebMD. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021 
  3. ^ Tác giả: Erika D. Lease, MD; Barbara D. Alexander, MD, MHS, Fungal Diagnostics in Pneumonia, NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    Các loại bệnh nấm phổi thường gặp và cách điều trị 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Các loại bệnh nấm phổi thường gặp và cách điều trị
      HV
      Điểm đánh giá: 5/5

      bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

      Trả lời Cảm ơn (1)
    • Các loại bệnh nấm phổi thường gặp và cách điều trị
      GP
      Điểm đánh giá: 5/5

      cho tôi hỏi Nấm Aspergillus là gì?

      Trả lời Cảm ơn (0)
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633