1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Nấm lưỡi là bệnh nhiễm nấm miệng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh tưa miệng là một loại nấm men có tên là Candida albicans và mặc dù tình trạng nhiễm trùng thường nhẹ và hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng lại khiến trẻ khó chịu. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị hiệu quả

1 Nấm lưỡi (nấm miệng) ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bệnh nấm candida miệng là một bệnh nhiễm trùng khoang miệng do Candida albicans, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1838 bởi bác sĩ nhi khoa Francois Veilleux. Tình trạng này thường xảy ra thứ phát do ức chế miễn dịch, có thể cục bộ hoặc toàn thân. [1]

Các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi và/hoặc niêm mạc miệng của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) thường được gọi là bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh hay bệnh nấm lưỡi.

Candida albicans (CA) là loại nấm miệng phổ biến nhất và có liên quan đến bệnh nấm lưỡi.

Trẻ sơ sinh có thể dễ bị nấm lưỡi vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ và bị tưa miệng, nhiễm trùng có thể truyền sang núm vú của mẹ. Lúc này, cả trẻ sơ sinh và bà mẹ cho con bú đều cần phải điều trị ngay khi có triệu chứng.

2 Một số hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể gặp ở mọi đối tượng, thường gây khó chịu cho trẻ nhỏ, một số trẻ có thể bỏ bú.

Một số hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Một số hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Một số mẹ có thể gặp khó khăn khi phân biệt nấm lưỡi với cặn sữa. Dưới đây là một số hình ảnh về nấm lưỡi để mẹ dễ dàng quan sát và nhận biết.

Phân biệt nấm lưỡi và cặn sữa
Phân biệt nấm lưỡi và cặn sữa

3 Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng là một bệnh nhiễm nấm trong miệng do sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên là Candida. Candida sống tự nhiên trong miệng con người nhưng không gây hại gì vì hệ thống miễn dịch luôn kiểm soát nó. 

Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, Candida sẽ phát triển quá mức. Sự phát triển quá mức của loại nấm này được gọi là nhiễm trùng nấm men, nhiễm nấm candida miệng và bệnh nấm lưỡi. Trẻ sơ sinh là những đối tượng nhạy cảm dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch còn non yếu.

Các tình trạng bệnh lý làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh tưa miệng bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh ung thư.
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch.
  • HIV/AIDS.

Một số loại thuốc có thể khiến con người có nguy cơ mắc bệnh tưa miệng vì chúng làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Bao gồm các:

  • Steroid đường uống.
  • Steroid dạng hít.
  • Hóa trị.
  • Xạ trị.
  • Thuốc chẹn TNF.
  • Dùng thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra bệnh nấm lưỡi. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn ‘tốt’ sống trong miệng, tạo cơ hội cho Candida chiếm ưu thế.

Trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tưa miệng hơn nếu:

  • Có cân nặng khi sinh rất thấp.
  • Qua đường sinh sản của người mẹ bị nhiễm trùng nấm men. Đối với trường hợp mẹ bị nhiễm nấm âm đạo có thể lây cho trẻ trong quá trình đẻ thường.
  • Đã uống thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh sai cách có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh.
  • Sử dụng corticosteroid dạng hít, chẳng hạn như đối với bệnh hen suyễn.
  • Thường xuyên sử dụng núm vú giả, không vệ sinh núm vú thường xuyên.
  • Có hệ thống miễn dịch yếu.

4 Biểu hiện, dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện, dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện, dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm lưỡi xuất hiện dưới dạng các mảng giống như sữa đông màu trắng kem trên lưỡi, bên trong miệng và sau cổ họng. [2]

Nếu thấy lưỡi của bé chỉ có một lớp phủ màu trắng thì đó có thể chỉ là cặn sữa (đặc biệt nếu có thể lau sạch). Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

  • Lưỡi của trẻ xuất hiện các mảng trắng. Ngoài ra, các mảng trắng này cũng có thể xuất hiện ở vành môi, vòm miệng, bên trong má, cổ họng của trẻ. Điểm đặc biệt là các mảng trắng này không dễ dàng loại bỏ bằng các phương pháp vệ sinh lưỡi thông thường.
  • Nước bọt của trẻ có màu trắng đục bất thường.
  • Trẻ có biểu hiện khóc khi được cho bú hoặc ngậm núm vú giả hoặc bình sữa. Các mảng màu trắng hoặc vàng có thể gây đau và khiến bé khó bú nếu nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với một số trẻ bị nhẹ, các bé thường không có biểu hiện đau hoặc khó chịu và vẫn có thể bú mẹ một cách bình thường. Một số khác có thể bỏ bú.
  • Một số trẻ bị nấm lưỡi có thể xuất hiện tình trạng mẩn đỏ do nấm men - phát ban nổi lên, loang lổ hoặc màu đỏ tươi hoặc sẫm có đường viền rõ ràng. Những đốm nhỏ màu đỏ thường xuyên xuất hiện xung quanh rìa của phát ban chính. Vùng bị ảnh hưởng có màu đỏ và có thể mềm hoặc đau, phát ban có thể lan vào các nếp da xung quanh bộ phận sinh dục và chân của con trẻ.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và phụ nữ đang cho con bú có thể bị nhiễm trùng nấm men cùng một lúc và truyền bệnh cho nhau. Nhiễm trùng có thể ở miệng trẻ và trên vú hoặc trong ống dẫn sữa của người mẹ ở vú. Phụ nữ có vú bị nhiễm Candida có thể gặp phải tình trạng sau:

  • Núm vú đỏ, hồng và nhạy cảm.
  • Da sáng bóng hoặc bong tróc trên quầng vú.
  • Đau bất thường khi cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần cho con bú, và/hoặc những cơn đau nhói sâu trong lồng ngực.
  • Núm vú có thể bị nứt.

5 Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đối với trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh tưa miệng hiếm khi là vấn đề nghiêm trọng. Các trường hợp hầu như luôn ở mức độ nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, nếu không được điều trị, bệnh nấm candida ở miệng có thể bùng phát thành một bệnh nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng liên quan đến một số cơ quan ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Tim và phổi là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất.

Nấm lưỡi có thể gây đau đớn cho trẻ sơ sinh dẫn đến tình trạng bỏ bú gây sút cân. [3]

6 Cách trị nấm miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà

Điều trị nấm lưỡi tại nhà
Điều trị nấm lưỡi tại nhà

Trẻ bị nấm miệng phải làm sao? Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh rất thường gặp và không quá nguy hiểm nếu cha mẹ xử lý đúng cách.

6.1 Nước muối

Muối không chỉ có tác dụng khử khuẩn mà còn có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể sử dụng nửa thìa muối, hòa tan vào một cốc nước ấm, sử dụng gạc vệ sinh răng miệng để vệ sinh hàng ngày cho trẻ.

6.2 Baking Soda

Baking soda pha loãng (natri bicarbonate) là chế phẩm cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh tưa miệng.

Hòa tan nửa thìa cà phê baking soda vào 1 cốc nước ấm và dùng tăm bông hoặc gạc vệ sinh răng miệng thoa đều lên vùng lưỡi hoặc niêm mạc miệng bị nấm.

Trường hợp phụ nữ cho con bú bị nấm cũng có thể sử dụng để thoa lên núm vú. Tuy nhiên, cần lau sạch dung dịch trên núm vú trước khi cho con bú.

6.3 Dầu dừa

Acid caprylic là một thành phần có trong dầu dừa có thể có tác dụng điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải đảm bảo rằng trẻ không bị dị ứng với dầu dừa.

7 Thuốc điều trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh

7.1 Nystatin

7.1.1 Cơ chế

Nystatin là một hoạt chất có tác dụng kháng nấm, không tác động lên các vi khuẩn chí bình thường trên cơ thể. Nystatin có tác dụng tốt nhất đối với các chủng nấm men đặc biệt là Candida albicans.

Cơ chế tác dụng của thuốc là gắn với các sterol ở màng tế bào từ đó làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng dẫn đến cạn kiệt các thành phần tế bào thiết yếu. Nystatin được sử dụng để điều trị nấm tại chỗ, thuốc không có tác dụng toàn thân.

7.1.2 Liều lượng

Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng: Mỗi lần dùng 100.000 đv, ngày dùng 4 lần. Đối với dạng hỗn dịch, nên bôi trực tiếp vào các vùng bị nấm.

Đối với trẻ sơ sinh: Mỗi lần dùng 200.000 đv cho cả 2 bên khoang miệng, ngày dùng 4 lần hoặc 100.000 đv bôi vào mỗi bên miệng, ngày dùng 4 lần.

Phòng nhiễm nấm miệng ở trẻ sơ sinh trong trường hợp mẹ bị nhiễm nấm âm đạo: 100.000 đv/lần/ngày.

7.1.3 Chế phẩm

Thuốc bột rơ miệng cho trẻ sơ sinh Nyst, thuốc bột rơ miệng Nystafar.

Thuốc rơ lưỡi dạng bột điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Thuốc rơ lưỡi dạng bột điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

7.2 Miconazol

7.2.1 Cơ chế

Miconazol là một imidazol tổng hợp có tác dụng kháng nấm và kháng vi khuẩn. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào.

7.2.2 Liều lượng

Điều trị nấm miệng, nấm lưỡi cho trẻ em từ 4 tháng đến 24 tháng: Đối với dạng gel nên sử dụng 1,25ml/lần, ngày uống 4 lần sau bữa ăn. Khuyến cáo điều trị tiếp 1 tuần sau khi hết triệu chứng.

7.2.3 Chế phẩm

Daktarin Oral Gel được bào chế dưới dạng gel tác dụng điều trị nấm lưỡi ở trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên.

Thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh Daktarin Oral Gel
Thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh Daktarin Oral Gel

8 Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Việc sử dụng gel uống Miconazole ở trẻ dưới 4 tháng tuổi không được phê duyệt vì có nguy cơ bị nghẹn nếu không sử dụng thận trọng. Cần cẩn thận để đảm bảo gel không làm tắc cổ họng ở trẻ sơ sinh (tránh bôi vào phía sau cổ họng và chia nhỏ liều lượng khi cần thiết).

Không được bôi gel uống Miconazol lên núm vú của phụ nữ đang cho con bú để dùng cho trẻ sơ sinh vì có nguy cơ bị nghẹn.

Gel uống Miconazole dành cho trẻ sơ sinh là sản phẩm trị tưa miệng hiệu quả nhất.

Hỗn dịch Nystatin không thích hợp làm phương pháp điều trị đầu tay vì nó không hiệu quả bằng miconazol trong điều trị nhiễm nấm candida ở miệng ở trẻ sơ sinh.

Ở trẻ em, fluconazol được hấp thu rộng rãi và có khả năng gây tác dụng phụ. Việc sử dụng nó trong bệnh tưa miệng là không cần thiết đối với những trường hợp được coi là bệnh nhẹ

Fluconazol đường uống là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh tưa miệng ở phụ nữ đang cho con bú và trẻ đủ tháng khỏe mạnh. Cũng nên điều trị tại chỗ bằng kem miconazol.

Để ngăn ngừa tái nhiễm, cả trẻ sơ sinh và mẹ cần được điều trị đồng thời ngay cả khi mẹ hoặc con có triệu chứng nhiễm nấm.

Trong trường hợp phụ nữ cho con bú bị nhiễm nấm Candida, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thuốc kháng nấm toàn thân.

9 Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Đối với những trẻ bị nấm miệng, việc sử dụng phác đồ đúng cách sẽ rút ngắn tối đa thời gian điều trị cho trẻ.

10 Ngăn ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Ngăn ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Ngăn ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp bị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh xảy ra không có nguyên nhân cụ thể và rõ ràng. Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, hãy:

Khử trùng đúng cách tất cả bình sữa, núm vú giả và đồ chơi, đặc biệt trong trường hợp các dụng cụ này có thể đã bị nhiễm nấm.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Phụ nữ có thai bị nấm âm đạo khi sinh thường có thể gây bệnh cho con. Do đó, trong trường hợp nhiễm nấm âm đạo, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định mang thai.

Rửa và khử trùng máy hút sữa và các bộ phận của máy.

Khử trùng quần áo và áo ngực có thể đã tiếp xúc với nấm candida bằng cách giặt chúng ở chế độ giặt nóng.

Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi cho con bú và thay tã.

Không sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp mẹ có dấu hiệu bất thường ở núm vú (như đau tức, mẩn đỏ), cần thăm khám y tế để được xử trí kịp thời.

11 Kết luận

Nấm lưỡi là tình trạng bệnh lý khó xác định được nguyên nhân. Việc điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh thường không gây nhiều khó khăn nhưng cần sự phối hợp của cha mẹ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Micheal Taylor và cộng sự (Ngày cập nhật 4 tháng 7 năm 2023). Oral Candidiasis, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Tác giả Anna Giorgi và cộng sự (Ngày đăng 26 tháng 6 năm 2023). Everything You Need to Know About Oral Thrush, Healthline. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023
  3. ^ Tác giả Anne Vainionpää và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2019). Neonatal thrush of newborns: Oral candidiasis?, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào c ạ, Nấm miệng ở trẻ sơ sinh thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể tự khỏi được nhưng nếu bị nặng, có thể bùng phát thành một bệnh nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng c nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633