1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Năm 2021 dự kiến sẽ có vắc-xin ngừa HIV?

Năm 2021 dự kiến sẽ có vắc-xin ngừa HIV?

Năm 2021 dự kiến sẽ có vắc-xin ngừa HIV?

Trungtamthuoc.com - Cuộc chiến toàn cầu chống lại virus HIV - một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người đã sẵn sàng để đạt được những bước tiến quan trọng nhờ 3 loại vắc-xin HIV đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng tại các địa điểm trên toàn cầu.

1 Thử nghiệm vắc xin

3 loại vắc xin được đưa vào thử nghiệm bao gồm: HVTN 702, Imbokodo và Mosaico.

Các nhà khoa học nói rằng họ có nhiều hy vọng hơn bất cứ lúc nào kể từ năm 1984, khi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Margaret Heckler dấy lên hy vọng bằng cách dự đoán rằng sẽ có một loại vắc-xin HIV đáng thử nghiệm trong vòng hai năm.

Đây “có lẽ là một trong những khoảnh khắc lạc quan nhất mà chúng tôi từng có ", Tiến sĩ Susan Buchbinder, giám đốc chương trình nghiên cứu về HIV của Bộ Y tế Công cộng San Francisco và là chủ tịch của cả hai thử nghiệm Imbokodo và Mosaico nói.

Cô nói thêm: Chúng tôi có 3 loại vắc xin đang thử nghiệm và sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể kết luận tính hiệu quả của chúng.

1.1 HVTN 702

Vắc xin được thử nghiệm sớm nhất là HVTN 702, nó dựa trên RV144. Năm 2009, thử nghiệm lâm sàng RV144 đã công bố kết quả cho thấy vắc-xin này làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 30%. Cho đến ngày nay, RV144 vẫn là vắc-xin HIV duy nhất từng chứng minh được tính hiệu quả chống lại vi-rút. 

HVTN 702 được ra mắt tại Nam Phi vào năm 2016, là vắc-xin đầu tiên được phê duyệt sau thất bại của RV144. RV144 mở con đường phía trước cho các nhà nghiên cứu vắc-xin, giúp chuyển thể thành công RV144 để tạo ra HVTN 702. Buchbinder cho biết ngay cả vắc xin có hiệu quả một phần cũng sẽ là “một bước đột phá rất lớn,” và " sẽ thực sự có sức mạnh để đẩy lùi dịch bệnh”. 

Vaccine HVTN 702 đang được thử nghiệm
Vaccine HVTN 702 đang được thử nghiệm

Theo Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, vắc-xin này có khả năng bảo vệ tốt hơn so với RV144. Các nhà khoa học kỳ vọng về hiệu quả lên tới 50-60%.  HVTN 702 sẽ được hoàn thành thử nghiệm vào mùa hè này, và kết quả lâm sàng dự kiến ​​vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.

1.2 Imbokodo và Mosaico

Imbokodo là vắc xin được thử nghiệm thứ hai, bắt đầu ở 5 quốc gia Nam Phi vào năm 2017 và hoàn thành thử nghiệm trên 2.600 phụ nữ vào mùa hè này. Ở các quốc gia Nam Phi, phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV rất cao, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 25 với tỷ lệ nhiễm trên 50%.

Không giống như HVTN 702, Imbokodo sử dụng các chất gây miễn dịch “mosaic”, là thành phần vắc-xin được thiết kế để tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại nhiều loại HIV toàn cầu.

Vào tháng 11, thử nghiệm vắc-xin thứ ba, Mosaico, đã đánh dấu sự khởi đầu không chính thức sau khi người tham gia nghiên cứu đầu tiên được tiêm. Mosaico dựa trên phương pháp tiếp cận miễn dịch "mosaic" độc đáo Imbokodo.

Imbokodo và Mosaico phần lớn giống hệt nhau và bao gồm 6 mũi tiêm, chỉ khác nhu ở công thức vắc-xin.

Ngoài ra, trong khi Imbokodo chỉ đang được thử nghiệm ở phụ nữ châu Phi, Mosaico sẽ thử nghiệm trên 3.800 người đồng tính nam và người chuyển giới tại 57 địa điểm ở Hoa Kỳ, Châu Mỹ Latinh và Châu Âu. Fauci cho biết: Đối với bất kỳ loại vắc-xin HIV nào cũng cần phải chứng minh rằng nó hiệu quả trên nhiều quần thể khác nhau.

Kết quả từ Imbokodo được dự kiến ​​vào năm 2021 và kết quả từ Mosaico dự kiến ​​vào năm 2023.

2 Thách thức phía trước

Fauci lưu ý rằng: đã có một tốc độ phát triển nhanh chóng liên quan đến vắc-xin trong những năm gần đây, với 3 thử nghiệm vắc-xin này bắt đầu vào năm 2016, 2017 và 2019.

Buchbinder nói: Không có loại vắc-xin nào trong số này thử nghiệm đơn giản, vì vậy nó đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn.

Họ yêu cầu tiêm nhiều lần, và do đó, mỗi người sẽ được yêu cầu tối thiểu tiêm 4 liều khác nhau. Nhưng một loại vắc-xin hiệu quả có thể là một bước tiến lớn của thế giới để có khả năng tạo ra một loại vắc-xin đơn giản và hiệu quả hơn trong tương lai.

Và nếu tất cả các thử nghiệm vắc-xin đều thất bại, các cơ quan y tế công cộng cho biết họ vẫn đủ điều kiện để ngăn chặn sự lây lan của HIV.[1]

HIV - nỗi ám ảnh toàn cầu
HIV - nỗi ám ảnh toàn cầu

PrEP, viên thuốc hàng ngày có tác dụng ngăn ngừa nhiễm HIV, an toàn và hiệu quả, nhưng không đủ làm chậm lây truyền HIV và chấm dứt dịch bệnh. Và việc điều trị thành công cho những người nhiễm HIV dẫn đến lượng virus đạt mức không thể phát hiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không lây qua đường tình dục.

Fauci cho biết Tổng thống Donald Trump đã chấm dứt kế hoạch phòng chống dịch HIV mà Fauci đóng vai trò trung tâm trong việc soạn thảo, nhằm mục đích giảm 75% nhiễm trùng mới trong 5 năm và 90% trong 10 năm ngay cả khi không có vắc-xin.

Vì vậy, nếu một trong ba loại vắc-xin hiện đang được thử nghiệm hoạt động, thì đó sẽ là dấu chấm hết cho căn bệnh thế kỷ HIV.

Chúng ta cùng kỳ vọng về một thử nghiệm thành công trong tương lai, để HIV không còn là nỗi ám ảnh toàn cầu.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Tim Fitzsimons (Ngày đăng: ngày 1 tháng 12 năm 2019). HIV vaccine in 2021? Leading experts 'optimistic' about ongoing trials, NBC News. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633