0 GIỎ HÀNG
CỦA BẠN
Giỏ hàng đã đặt
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tổng tiền: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Một số vấn đề cần phải lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ

Một số vấn đề cần phải lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ

, 2 phút đọc

, Cập nhật:
Xem:
2993

Trungtamthuoc.com - Với hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn phát triển của trẻ thì sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên và an toàn tuyệt đối. Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu sau sinh, ở người mẹ có lượng sữa đủ cung cấp cho trẻ thì không cần cho trẻ ăn, uống bất kì loại thức ăn hay sản phẩm bổ sung dinh dưỡng nào nếu bác sĩ không có chỉ định. Nuôi con bằng sữa mẹ được đánh giá là vừa kinh tế vừa tốt hơn là nuôi bằng nguồn sữa bên ngoài.​

1 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cung cấp đầy đủ mọi dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ mỗi ngày. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. 

Với hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn phát triển của trẻ thì sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên và an toàn tuyệt đối. Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu sau sinh, ở người mẹ có lượng sữa đủ cung cấp cho trẻ thì không cần cho trẻ ăn, uống bất kì loại thức ăn hay sản phẩm bổ sung dinh dưỡng nào nếu bác sĩ không có chỉ định. Nuôi con bằng sữa mẹ được đánh giá là vừa kinh tế vừa tốt hơn là nuôi bằng nguồn sữa bên ngoài.​

Sữa non là sữa mẹ bắt đầu được tạo ra từ tuần thứ 16 thai kì và chỉ tiết ra trong khoảng 2 - 3 ngày đầu sau khi sinh. Khác với sữa mẹ vĩnh viễn, sữa non có màu vàng nhạt và sánh đặc và nhiều dưỡng chất hơn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ như: giúp trẻ xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa vàng da và giúp tống phân su nhanh chóng,... Sữa non rất ít nhưng chất lượng cao và đủ để cung cấp cho nhu cầu của trẻ, giúp trẻ chống đói và rét.

Bắt đầu từ tuần thứ 2 sau sinh, sữa mẹ sẽ chuyển sang dạng vĩnh viễn. Tuy không nhiều dinh dưỡng bằng sữa non nhưng vẫn đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tiếp theo của trẻ.[1]

Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ

2 Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hoá, dễ hấp thu

Trong sữa mẹ có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như:

Protein:

  • Lượng protein trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết, tỷ lệ cân đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Các protein tan trong nước chiếm 70% sữa mẹ, khi vào dạ dày sẽ kết tủa dưới dạng các phân tử nhỏ dễ thấm dịch tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Trong khi đó sữa bò chủ yếu là Casein cao, chúng kết tủa thành hạt lớn khi vào dạ dày khiển hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thu hơn vì còn chưa phát triển hoàn thiện.

Lipid:

  • Trong sữa mẹ có nhiều acid béo không no như acid linoleic rất cần đối với sự phát triển của não, mắt, vững bền mạch máu của bé.
  • Ngoài ra, sữa mẹ còn có các men Lipase giúp lipid được hấp thu ngay ở dạ dày của trẻ.

Glucid:

  • Đường trong sữa mẹ chủ yếu là đường β-lactose có tác dụng giúp hấp thu tốt Canxi, Fe và nhiều Muối Khoáng ở đường tiêu hóa. Nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn LactoBifidus phát triển nhờ đó ức chế được các vi khuẩn có hại như E.Coli giúp tăng khả năng hấp thu và ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Vitamin:

  • Trong sữa mẹ có đầy đủ các loại vitamin thiết yếu, nhất là Vitamin A và C giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh về mắt, thiếu máu, suy dinh dưỡng,...

Nước và muối khoáng:

  • Sữa mẹ cung cấp đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu bởi vậy ngoài bú sữa, trẻ không cần phải uống thêm nước bên ngoài.
  • Các loại muối khoáng trong sữa mẹ rất phù hợp với nhu cầu của trẻ. Tuy lượng calci không cao bằng trong sữa bò nhưng tỉ lệ Ca2+/P từ 1,5 - 2 giúp trẻ hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, lượng Fe trong sữa mẹ cao, đồng thời có cả Vitamin C do đó sự hấp thu Fe ở trẻ dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ bị thiếu máu.[2]
Sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện
Sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện

2.1 Sữa mẹ cung cấp năng lượng lớn cho trẻ

Theo nghiên cứu có 1 lít sữa non cung cấp cho trẻn 700kcal, 1 lít sữa vĩnh viễn cung cấp 1500kcal cho trẻ. Nguồn năng lượng này đủ để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

2.2 Sữa mẹ có các chất kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Sữa mẹ rất sạch và vô khuẩn, khi trẻ bú trực tiếp thì vi khuẩn không có điều kiện để xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa bởi vậy trẻ ít bị tiêu chảy hơn.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng có nhiều globulin miễn dịch IgA có tác dụng chống lại một số vi khuẩn đường ruột như E.coli và virus. Bởi vậy, những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thường ít bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn so với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa ngoài.

2.3 Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng

Cũng nhờ có IgA và các đại thực bào, cùng với nguồn protein quen thuộc mà những đứa bé bú mẹ cũng ít bị dị ứng hơn.

3 Biện pháp hỗ trợ bài tiết sữa mẹ

Khi trẻ bú sẽ tác động lên tuyến yên sản xuất prolactin và oxytoxin kích thích cơ thể người mẹ tạo sữa và tiết sữa ra ngoài qua các ống dẫn sữa ở vú.

Để tăng sự bài tiết sữa cần có các biện pháp hỗ trợ sau:

3.1 Cho con bú đúng

Việc cho con bú đúng cách sẽ kích thích tiết sữa tốt hơn. Bởi vậy, các bà mẹ cần lưu ý cách cho con bú như sau:

  • Cho bé bú ngay sau 30 phút sau khi sinh để trẻ có thế hấp thu lượng sữa non chất lượng tốt nhất.
  • Nếu mẹ đủ sữa thì nên cho bé bú hoàn toàn 6 tháng đầu đời mà không cần bất kì một loại sữa ngoài hay thực phẩm khác.
  • Cho trẻ bú theo nhu cầu ít nhất 8 lần/ngày, không kể ngày đêm.
  • Khi trẻ đủ 18-24 tuổi mới nên cai sữa hoặc có thể lâu hơn.
  • Cho trẻ bú cạn một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia.
  • Cho trẻ bú hết sữa đầu và cuối.
Tư thế cho trẻ bú như thế nào là đúng?
Tư thế cho trẻ bú như thế nào là đúng?

Tư thế cho con bú cũng rất quan trọng, chị em cần lưu ý tư thế bú đúng như sau:

  • Người mẹ đỡ toàn thân bé và bế áp sát vào lòng.
  • Đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng và đầu đặt ở vú của mẹ.
  • Trẻ ngậm bắt vú tốt là khi miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, ngậm hết quầng vú, cằm tì vào vú mẹ và má căng phồng.

3.2 Dinh dưỡng cho bà mẹ

Thời kì mang thai và sau sinh, các bà mẹ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt và tăng khả năng tiết sữa đủ cung cấp cho trẻ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi vậy, so với bình thường, lúc này chị em cần ăn tăng thêm 550 kcalo so với chế độ ăn bình thường.

Nêu ăn đầy đủ các loại thực phẩm chứa glucid, protid, lipid, đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín để cung cấp đủ vitamin. Một số món ăn cổ truyền như chân giò có tác dụng kích thích tuyến sữa rất tốt.

Bên cạnh đó cũng lưu ý hạn chế ăn các loại gia vị gây mùi như hành, tỏi (mùi khó chịu khiến trẻ lười bú).

Ngoài ra, người mẹ cũng cần phải uống đủ nước để có đủ sữa cho trẻ.[3]

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh thế nào là hợp lý?
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh thế nào là hợp lý?

3.3 Chế độ sinh hoạt, làm việc và tinh thần

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên hoạt động thể lực quá mức. Cần có một chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý. Trước và sau khi đẻ cần có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức chuẩn bị cho cuộc đẻ và hồi phụ sức lực sau khi đẻ.

Bên cạnh chế độ làm việc vừa phải, chị em cũng cần giữ một tinh thần thoải mái, tránh lo âu buồn phiền, ngủ đủ giấc và sinh hoạt điều độ. Điều này cũng góp phần rất lớn đối với sự tiết sữa của bà mẹ sau sinh. Sự quan tâm chăm sóc của người thân cũng là một yếu tố giúp các bà mẹ dễ dàng có một tinh thần thoải mái hơn trong những lần vượt cạn.

3.4 Hạn chế sử dụng thuốc có thể gây mất sữa

Các chất kích thích như cafe, rượu,... là nguyên nhân khiến bà mẹ dễ bị mất sữa. Bởi vậy, tuyệt đối không được sử dụng.

Có một số loại thuốc có thể tiết qua sữa mẹ dễ gây ngộ độc cho trẻ, bởi vậy người mẹ đang cho con bú cũng không được tùy tiện sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý một số thuốc có khả năng làm giảm tiết sữa như thuốc tránh thai có estrogen, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid,...

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Cleveland Clinic (Ngày đăng: ngày 1 tháng 1 năm 2018). The Benefits of Breastfeeding for Baby & for Mom, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: C J Bates, A Prentice (Ngày đăng: tháng 5 năm 1994). Breast milk as a source of vitamins, essential minerals and trace elements, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: ngày 23 tháng 4 năm 2020). Breast-feeding nutrition: Tips for moms, Mayo Clinic. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
Ngày đăng

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Chế độ ăn như nào để tăng tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Một số vấn đề cần phải lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Một số vấn đề cần phải lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ
    HH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
logo
Nhà thuốc uy tín số 1 Nhà thuốc
uy tín số 1
Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100%
chính hãng
Dược sĩ giỏi tư vấn miễn phí Dược sĩ giỏi tư
vấn miễn phí
Giao hàng toàn quốc Giao hàng
toàn quốc
Gửi
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0868 552 633