1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Có nên cắt mộng mắt (mộng thịt) không? Cách điều trị không cần phẫu thuật

Có nên cắt mộng mắt (mộng thịt) không? Cách điều trị không cần phẫu thuật

Có nên cắt mộng mắt (mộng thịt) không? Cách điều trị không cần phẫu thuật

Trungtamthuoc.com - Mộng mắt hay mộng thịt là một khối u hình tam giác nổi lên, dày thịt bắt đầu ở khoé mắt. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và không gây ra triệu chứng gì nghiêm trọng ban đầu. Tuy nhiên nếu không nhận biết sớm được bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý thì nó có thể phát triển ảnh hưởng đến thị lực người bệnh. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

1 Mộng mắt (rẻ quạt) có nguy hiểm không?

Mộng mắt (rẻ quạt) có nguy hiểm không?
Mộng mắt (rẻ quạt) có nguy hiểm không?

Mộng mắt hay dân gian còn gọi là màng máu, rẻ quạt là bệnh do tăng sinh tế bào kết mạc. Thường gặp 2 loại là mộng xơ và mộng tiến triển. Mộng xơ thì thường có màu trắng còn mộng tiến triển thì màu đỏ và nhìn thấy nhiều mạch máu hơn. Bản chất do các tế bào kết mạc quá phát, lan dần vào lòng đen, từ góc trong và góc ngoài vùng khe mi mắt.

Mộng thịt là một loại u lành tính, có tính chất xâm lấn chậm. Bệnh không phải là ung thư nên sẽ không di căn sang các mô lân cận. Tuy nhiên nếu mộng mắt tiến triển nhanh và xâm lấn bề mặt mắt quá lớn, che phủ đồng tử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực người bệnh. Những trường hợp này cần đến chuyên khoa mắt để được tư vấn điều trị.

Ngoài ra mộng thịt cũng có thể làm tổn thương các biểu mô giác mạc, kích thích tiết nước mắt làm mắt khô, dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy dù tính chất bệnh nhẹ hay nghiêm trọng thì người bệnh cũng nên được điều trị sớm.

2 HÌnh ảnh mộng mắt

HÌnh ảnh mộng mắt
HÌnh ảnh mộng mắt

Mộng mắt được chia làm nhiều cấp đô dựa theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mộng mắt được chia làm 4 cấp độ

  • Độ 1: Sự xâm lấn mộng thịt mắt đến rìa giác mạc
  • Độ 2: Sự xâm lấn mộng thịt mắt đến giữa rìa giác mạc và bờ đồng tử
  • Độ 3: Sự xâm lấn mộng thịt mắt đến bờ đồng tử
  • Độ 4: Sự xâm lấn mộng thịt mắt bao phủ hết đồng tử

Theo mức độ xâm lấn của mộng mắt, được chia thành 3 cấp độ

  • Độ 1: Có kích thước nhỏ hơn 2mm
  • Độ 2: Có kích thước từ 2-4 mm
  • Độ 3: Có kích thước lớn hơn 4mm

Theo mức độ tiên lượng bệnh được chia làm 2 loại

  • Mộng thịt tiến triển có nhiều mạch máu, thân dày, bệnh dễ tái phát sau phẫu thuật
  • Mộng thịt xơ có màu trắng, không tiến triển, thường chỉ là cục hình tròn bên góc mắt, cắt bỏ ít tái phát.

3 Các triệu chứng của bệnh mộng thịt

Mộng thịt có thể được chẩn đoán dễ dàng khi thấy xuất hiện một lớp màng kết mạc mọc lan xung quanh bề mặt mắt. Ngoài ra còn kèm các dấu hiệu tương tự các bệnh lý mắt khác, khó phân biệt rõ ràng như: 

  • Mỏi mắt, ngứa mắt, đỏ mắt.
  • Cảm thấy kích ứng mắt, khô mắt 
  • Dễ bị nhiễm khuẩn mắt nếu không rửa mắt thường xuyên.
  • Cảm giác cộm và cháy rát trong mắt nếu tiếp xúc với ánh sáng mạnh
  • Tầm nhìn giảm dần tăng theo sự phát triển của mộng mắt trên giác mạc

4 Các yếu tố nguy cơ của bệnh mộng thịt

Các yếu tố nguy cơ của bệnh mộng thịt
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mộng thịt

Tất cả mọi đối tượng đều có thể bị mộng thịt nhưng những người có thể tăng khả năng bị bệnh nếu gặp các yếu tố sau:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời - nhiều nghiên cứu cho thấy chứng đau mộng phổ biến hơn ở những người dân gần xích đạo và ở những người dành nhiều thời gian ở ngoài trời tăng sự tiếp xúc tế bào kết mạc với tia UV trong ánh sáng mặt trời.
  • Môi trường nhiều bụi hoặc cát – việc tiếp xúc lâu dài ở những nơi khô ráo và nhiều gió được cho là góp phần vào sự phát triển của tình trạng này.
  • Tuổi tác – nguy cơ tăng theo tuổi tác, đối tượng người cao tuổi từ 60 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Ngày nay người trong độ tuổi từ 20-40 tuổi bị mộng mắt cũng đã tăng cao
  • Giới tính- nam giới thường bị mộng thịt nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ chênh lệch gần 2 lần
  • Di truyền- mộng thịt cũng có tính di truyền, những người có bố mẹ hay anh chị em trong gia đình bị mộng mắt thì nguy cơ bị bệnh cũng tăng.

5 Chẩn đoán mộng thịt như thế nào?

Chẩn đoán mộng thịt có thể được thực hiện thông qua các thiết bị kiểm tra giác mạc tại chuyên khoa mắt, ngoài ra bệnh nhân sẽ được yêu cầu bổ sung thêm các xét nghiệm. Các bước thực hiện cụ thể gồm:

  • Kiểm tra thị lực mắt: bác sĩ thường kiểm tra bằng các biểu đồ chữ cái để xác nhận xem mộng mắt có làm giảm tầm nhìn của người bệnh.
  • Xác định hình dạng của giác mạc: nhằm phát hiện sự bất thường, có sự tăng sinh quá mức có tế bào kết mạc hay không bằng sử dụng máy tính để tạo bản đồ 3D
  • Chụp ảnh mộng mắt: nhằm xác định kích thước, mức độ mộng thịt và theo dõi sự phát triển của bệnh theo thời gian
  • Các xét nghiệm khác:  nhằm loại trừ khả năng mắc các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như ung thư mắt..

6 Các cách điều trị bệnh mộng thịt tại nhà

Điều trị phụ thuộc vào mức độ theo phân loại các mộng thịt. Có thể bao gồm:

6.1 Bảo vệ chống lại tia cực tím

  • Nếu mộng thịt nhỏ, không khiến người bệnh khó chịu và không gây ra các vấn đề về thị lực, người bệnh có thể không phải điều trị gì mà chỉ cần áp dụng các biện pháp vật lý chống lại sự tấn công của các tác nhân bên ngoài như:
  • Người bệnh có thể được khuyên nên đội mũ và đeo kính râm khi ra ngoài trời. Bảo vệ mắt khỏi tia cực tím có xu hướng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của mộng thịt. Nên sử dụng kính râm bao quanh vì chúng che mắt khỏi tia cực tím chiếu vào từ hai bên khuôn mặt.
  • Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, và cần vệ sinh mắt thường xuyên sau khi ở trong môi trường ô nhiễm

6.2 Dùng thuốc nhỏ mắt điều trị mộng mắt

Thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị kích ứng nhẹ hoặc bôi trơn và làm dịu giác mạc. Đối với tình trạng viêm nặng, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có corticoid trong thời gian ngắn. Những loại thuốc này chỉ làm giảm triệu chứng chứ không phải là thuốc chữa bệnh.

6.2.1 Thuốc chứa nhỏ mắt chứa corticosteroid

Thuốc có vai trò giảm đi triệu chứng viêm tại mống mắt. Thuốc sử dụng trong thời gian ngắn mang lại hiệu quả rất tốt, tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ , người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn, không lạm dụng thuốc khiến bệnh nặng thêm. Một số các thuốc thường sử dụng như:

  • Thuốc nhỏ mắt Flumetholon 0.1%:

Thành phần thuốc thuộc nhóm corticoid mang lại khả năng chống viêm, chống dị ứng ngứa mắt hiệu quả, thuốc cũng được chỉ định điều trị viêm bờ mi, viêm kết mạc mắt. Sản phẩm sản xuất bởi công ty Santen, giá thành hợp lý, bán rộng rãi tại nhiều nhà thuốc.

  • Thuốc nhỏ mắt Tobradex

Thành phần thuốc có sự kết hợp của cả kháng sinh tobramycinDexamethason. Trong đó Tobramycin có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ rất tốt, và Dexamethasone là chất chống viêm mạnh nhóm corticoid. Sản phẩm chỉ định điều trị các bệnh về mắt với các biểu hiện viêm đỏ, kích ứng, đau sưng, ghèn mắt..

Thuốc chứa nhỏ mắt chứa corticosteroid
Thuốc chứa nhỏ mắt chứa corticosteroid

6.2.2 Thuốc nhỏ mắt bôi trơn, nước mắt nhân tạo 

Các thuốc nhỏ mắt có vai trò bôi trơn, cung cấp nước mắt nhân tạo cũng được khuyến cáo sử dụng khi bị mộng mắt. Thuốc nhóm này có tác dụng khắc phục tình trạng khô mắt, ngứa mắt cho người bệnh.

  • Thuốc nhỏ mắt bôi trơn Refresh Tears 15ml

Natri Carboxymethyl cellulose 0.5% trong thành phần là một polymer mang lại công dụng giữ ẩm, và thay thế nước mắt tự nhiên, giảm các triệu chứng nóng rát, khô mắt, bảo vệ mắt trước tác nhân gây hại bên ngoài. 

Có các sản phẩm 5ml/10ml với vai trò giảm kích ứng và khô mắt do thành phần thuốc lưu trữ trên bề mặt nhãn cầu, cung cấp độ ẩm và bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại. 

Thuốc nhỏ mắt bôi trơn, nước mắt nhân tạo
Thuốc nhỏ mắt bôi trơn, nước mắt nhân tạo

7 Phẫu thuật trị mộng mắt

Phẫu thuật thường được chỉ định để loại bỏ mộng thịt trước khi nó phát triển qua đồng tử và ảnh hưởng đến thị lực. Phương pháp này loại bỏ được hoàn toàn mộng thịt và ít tái phát. Nếu để mộng thịt phát triển quá lớn lan rộng làm quá trình phẫu thuật càng khó khăn và biến chứng có thể để lại sẹo giác mạc và gây ra các vấn đề về thị lực vĩnh viễn. 

Có nhiều phương pháp phẫu thuật có thể loại bỏ mộng như:

7.1 Cắt bỏ đơn thuần

Phương pháp này ngày nay ít được sử dụng hơn vì khả năng tái phát của bệnh khá cao. Các kỹ thuật bước đầu đều giống nhau ở các phương pháp bao gồm: bóc tách mộng mắt, tiến hành cắt bỏ mộng, xử trí vùng củng mạc bằng cách cắt bỏ, khâu vá, hoặc phối hợp vạt kết mạc tuỳ vào các trường hợp khác nhau.

7.2 Cắt mộng có ghép tổ chức

Phương pháp  ngày nay được sử dụng phổ biến và đem lại kết quả điều trị cao, tỷ lệ tái phát lại rất thấp. Phương pháp thường ghép tổ chức kết mạc bằng cách lấy mảnh ghép ở mắt còn lại hay mắt phẫu thuật, hoặc có thể lấy từ màng ối. Các cách này đều mang lại kết quả tốt với tỷ lệ tái phát dưới 10%.

7.3 Di chuyển đầu mộng

Phương pháp này thì không loại bỏ mộng mắt mà di chuyển mộng đến vị trí khác, ra khỏi giác mạc, tránh biến chứng mù loà. Kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp nhưng mộng sẽ tiếp tục phát triển, nên có thể phải thực hiện nhiều lần hoặc can thiệp thêm các phương pháp khác nếu tiến triển xấu đi.

8 Video phẫu thuật mộng mắt

9 Các biện pháp phòng ngừa mộng mắt

Mộng mắt không phải là bệnh nguy hiểm nhưng là ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thẩm mỹ của người bị. Bệnh có thể được phòng tránh và hạn chế sự phát triển bằng các biện pháp sau:

  • Sử dụng kính mát khi đi ngoài đường sẽ giúp cản trở sự tác động trực tiếp của ảnh nắng mặt trời lên tế bào kết mạc mắt. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra mộng mắt. Ngoài ra kính mát chắn bụi, gió, giúp giảm ngứa, kích ứng với đôi mắt bạn
  • Nên vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý, hoặc nước mắt nhân tạo giúp giảm tình trạng khô, rửa trôi bụi bẩn cho mắt
  • Không ở lâu trong môi trường có không khí ẩm, nhiều khói, gió..làm mắt dễ viêm, nhiễm khuẩn và có thể tăng biến chứng khi bị mộng. Nếu vào mùa đông thì nên kết hợp nhỏ mắt dưỡng ẩm và uống nhiều nước.
  • Quan sát đôi mắt thường xuyên, nếu nhận thấy sự thay đổi bất thường nào của đôi mắt như có mảng trắng hoặc mảng đỏ lan rộng từ kẽ mắt trong, mắt ngoài thì nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Sau phẫu thuật cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn lành mạnh, và tránh tiếp xúc tia UV.
  • Định kỳ tái khám tại bệnh viện theo chỉ định bác sĩ để hạn chế các biến chứng và phòng ngừa tái phát mộng mắt trở lại.
Các biện pháp phòng ngừa mộng mắt
Các biện pháp phòng ngừa mộng mắt

10 Câu hỏi thường gặp về bệnh mộng mắt

10.1 Những rủi ro hoặc biến chứng của phẫu thuật mộng thịt là gì?

Nguy cơ chính là tái phát (mộng thịt trở lại sau phẫu thuật). Nếu điều này xảy ra, có thể cần phải tái diễn một cuộc phẫu thuật khác. Ngày nay với các kỹ thuật phẫu thuật mới và cải tiến, tỷ lệ tái phát bệnh mộng thịt đang giảm. Nghiên cứu hiện tại cho thấy tỷ lệ tái phát nằm trong khoảng từ 2% đến 15%.

Bệnh tái phát có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu người bệnh không dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn hoặc để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau phẫu thuật. Vì vậy nên nhớ thức hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện các phương pháp che chắn thủ công khi đi ra ngoài sau khi mổ mộng mắt.

10.2 Chăm sóc sau mổ mộng mắt như thế nào?

Sau khi phẫu thuật xong mộng mắt, để giảm tái phát bệnh cần phải lưu ý chăm sóc mắt. Một vài điều người bệnh cần ghi nhớ bao gồm:

  • Tuyệt đối tuân thủ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về uống thuốc, nhỏ mắt, những điều cần tránh, kiêng trong những ngày đầu phẫu thuật. 
  • Tái khám đúng chỉ định nhằm theo dõi sử tiến triển của mộng mắt sau phẫu
  • Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường như mất thị lực, sưng mắt, khó thở đột ngột..thì phải báo cáo với bác sĩ điều trị ngay.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, không sử dụng rượu bia, các chất kích thích sau khi phẫu thuật mộng ít nhất 1 tháng.
  • Bảo vệ mắt khỏi sự tác động từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời, va chạm, dụi mắt, bụi bẩn, gió…
  • Cẩn thận trong khi vệ sinh cơ thể để không cho xà phòng, nước rơi vào mắt.

10.3 Bị mộng mắt kéo dài bao lâu thì khỏi?

Mộng thịt sẽ không biến mất trừ khi cắt bỏ nó. Nó có khả năng phát triển chậm trong suốt cuộc đời mà không ảnh hưởng gì đến tầm nhìn của bạn. Hầu hết mọi người sẽ không cần điều trị chứng mộng thịt. Nếu nó gây kích ứng mắt, có thể kiểm soát các triệu chứng này bằng các loại thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo.

10.4 Chi phí mổ mộng mắt là bao nhiêu?

Chi phí mổ mộng tùy thuộc vào tính trạng bệnh, kích thước mộng và cơ sở y tế. Thông thường chi phí giao động từ 1.000.000 đồng với phương pháp phẫu thuật loại bỏ đơn thuần. Còn với phương pháp cấy ghép mộng tự thân thì có thể lên tới 3.000.000 đồng cho 1 lần phẫu thuật.

10.5 Bị mộng mắt kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ lành vết mổ. Một vài loại thực phẩm người bệnh cần kiêng kỵ sau khi mổ mộng mắt bao gồm:

  • Đồ nếp: do tính nóng sẽ tăng viêm mà sưng mủ ở vết mổ mắt
  • Thịt gà, thịt bò: những thực phẩm này làm tăng nguy cơ sẹo thâm tại vết thương, cần phải kiêng ít nhất 1 tuần sau mổ
  • Rau muống: làm tăng sinh tế bào mạnh, có thể gây sẹo lồi vì vậy nên kiêng khem 1 thời gian sau phẫu thuật.
  • Hải sản: có hàm lượng đạm cao, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ,nên hạn chế sử dụng trong thời gian đầu sau phẫu thuật
  • Nước dừa: dù nhiều dinh dưỡng nhưng nước dừa tăng nguy cơ máu bầm ở vết thương, làm chậm lành vết, vì vậy không nên ăn dừa nếu không thật sự cần thiết
  • Đồ ăn nhanh, nước có ga: chứa nhiều dầu mỡ, thành phần có hại cho vết mổ và cả cơ thể. 

11 Kết luận 

Mộng mắt là bệnh lý khá phổ biến về mắt, có thể gặp ở mọi đối tượng. Chúng không phải bệnh nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bị. Có nhiều phương pháp giảm tiến triển bệnh như nhỏ thuốc, che chắn vật lý, hoặc phẫu thuật nếu cần thiết. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích về bệnh và không cảm thấy lo lắng nếu bị mộng mắt.

12 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Isyaku Mohammed (Ngày đăng tháng 7 năm 2011) Treatment of pterygium. PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024
  2. Tác giả Leonard P K Ang (Ngày đăng tháng 7 năm 2007) Current concepts and techniques in pterygium treatment. PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024
  3. Tác giả Toktam Shahraki, Amir Arabi, Sepehr Feizi (Ngày đăng 31 tháng 5 năm 2021) Pterygium: an update on pathophysiology, clinical features, and management. PubMed.Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    mổ mộng có phải khâu không và nếu khâu thi bao lâu mới cắt chỉ


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    tôi bị mộng nhưng vẫn nhìn bình thường, dùng các thuốc nhỏ trên có khỏi được không?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Có nên cắt mộng mắt (mộng thịt) không? Cách điều trị không cần phẫu thuật 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Có nên cắt mộng mắt (mộng thịt) không? Cách điều trị không cần phẫu thuật
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc tư vấn nhiệt tình, nhân viên thân thiện

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633