1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không? Ai nên dùng?

Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không? Ai nên dùng?

Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không? Ai nên dùng?

Trungtamthuoc.com - Đối với bệnh nhân đái tháo đường việc kiểm soát lượng đường trong máu vô cùng cần thiết, nếu chỉ số này giao động bất thường sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là tử vong. Vì vậy người bệnh nên được đo đường huyết thường xuyên. Biện pháp đo truyền thống bằng que lấy máu khiến nhiều người e dè nên máy đo đường huyết không cần lấy máu được nhiều người tin dùng.  Vậy cách này có thực sự phản ánh chính xác tình trạng bệnh, hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây .

1 Máy đo đường huyết không cần lấy máu là gì?

Máy đo đường huyết không cần lấy máu là một thiết bị y tế dùng đo đường huyết không cần xâm lấn như cách đo truyền thống thông thường. Bằng máy này người bệnh cũng có thể theo dõi được chỉ số đường hàng ngày, bên cạnh đó còn tiết kiệm thời gian, chi phí hiệu quả. Người bị đái tháo đường, trung bình cần đo đường huyết mỗi ngày từ 3-4 lần, nhiều trường hợp nặng có thể lên tới 10 lần. Tuy nhiên việc lấy máu bằng cách chích máu ngón tay quá nhiều làm người bệnh sợ hãi,đau đớn, thậm chí nhiễm trùng. Khi đó, sử dụng máy đo đường huyết không xâm lấn là biện pháp tối ưu và ngày càng được ưa chuộng.

Máy đo đường huyết không cần lấy máu
Máy đo đường huyết không cần lấy máu

Trên thị trường có rất nhiều dòng máy đo đường huyết không xâm lấn đến từ nhiều nhà sản xuất uy tín, các công nghệ được ứng dụng trong các loại máy này như:

  • Đo đường huyết bằng chiếu đèn hồng ngoại qua da cánh tay hoặc ngón tay
  • Dùng dòng điện yếu đi xuyên qua da để hút máu
  • Đo đường huyết không qua máu mà thông qua tuyến nước mắt, nước bọt
  • Sử dụng thiết bị cảm biến dưới da để đo nồng độ đường trong dịch mô

2 Những đối tượng sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu

Thông thường máy được sử dụng nhiều ở người đái tháo đường tuýp 1, nhưng các nghiên cứu cho thấy trên đối tượng đái tháo đường tuýp 2 cũng đem lại hiệu quả tốt. Máy có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng, có biên độ giao động đường huyết quá nhiều, cần theo dõi sát, cụ thể:

  • Đối tượng hay gặp những cơn hạ đường huyết, dưới 70mg/dl hay dưới 3,9mml/l, thường xuyên gặp các cơn giảm đường huyết về đêm, cần đo liên tục thì việc sử dụng các loại máy đo liên tục là cần thiết.
  • Phụ nữ mang thai gặp tình trạng đái tháo đường thai kỳ
  • Người bệnh sử dụng liệu pháp Insulin tích cực điều trị tiểu đường
  • Đối tượng có chỉ số đường huyết bất thường, lúc cao,lúc thấp, không thể nhận biết
  • Người gặp các vấn đề thần kinh, không thể nói, trẻ em, người mất ý thức nhận biết các triệu chứng của bản thân.
  • Người muốn theo dõi đường huyết liên tục, để điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như thuốc uống, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Đối tượng sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu
Đối tượng sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu

3 Các dòng máy đo đường huyết không cần lấy máu phổ biến trên thị trường

Các loại máy đo đường huyết trên thị trường vô cùng đa dạng, nhiều thiết kế kiểu dáng như đồng hồ đo đường huyết, thiết bị đeo tay đo đường huyết… tuy nhiên được phê duyệt sử dụng trong y tế nhằm mục đích kiểm soát bệnh thì chỉ có dòng máy đo đường huyết liên tục CGM. 

Cơ chế hoạt động của máy thông qua một cảm biến nhỏ. Bộ cảm biến đo đường huyết trong dịch mô với tận suất 5 phút 1 lần, liên tục suốt 24 giờ. Thông thường đặt cảm biến đo tại cánh tay hoặc bụng, rồi kích hoạt máy. Sau 5 phút thông tin sẽ được gửi đến màn hình máy thu, hoặc điện thoại, máy tính bảng qua kết nối bluetooth. Các dữ liệu được lưu lại và có thể xuất ra, đọc trên máy tính, bác sĩ sử dụng kết quả này phân tích, điều chỉnh để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nhiều dòng máy có kết nối với thiết bị bơm insulin, khi đường huyết tăng quá mức cho phép sẽ nạp thuốc tự động.

Máy đo đường huyết không cần lấy máu phổ biến
Máy đo đường huyết không cần lấy máu phổ biến

Dưới đây là một số dòng máy được sử dụng nhiều hiện nay:

3.1 Máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre

Bộ máy đo đường huyết này gồm một bộ cảm biến dán vào cánh tay và một thiết bị đọc kết quả cầm tay. Máy đo đường huyết liên tục này là sản phẩm của công ty dược phẩm nổi tiếng Abbott Diabetes Care – Anh. Công ty được biết đến rộng rãi với thương hiệu sữa tiểu đường Glucerna, cũng như các dòng chăm sóc sức khỏe khác cho người tiểu đường. Tuy nhiên người dùng cần lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết FreeStyle Libre là nên quét cảm biến ít nhất 8 tiếng/lần. Trong quá trình sử dụng nếu thấy biểu hiện bất thường trên vùng da đặt cảm biến phải thông báo ngay với bác sĩ.

3.2 Máy đo đường huyết không cần lấy máu Omelon A1

Một dòng máy đo đường huyết không cần lấy máu của Nga cũng được sử dụng nhiều là Omelon A1. Hiện nay dòng máy này có phiên bản nâng cấp,cải tiến hơn là Omelon B2. dòng máy này hoạt động nhờ phân tích độ đàn hồi của mạch, độ dao động của tim và huyết áp, từ đó đọc được cả 3 chỉ số huyết áp, nhịp tim và đường huyết. Kết quả được đánh giá có độ chính xác cao, ổn định.

3.3 Máy đo đường huyết không cần lấy máu Eversense

Máy đo Eversense là sản phẩm của công ty Senseonics được cấp giấy chứng nhận bởi FDA, máy hoạt động dựa trên nguyên tắc dựa vào huỳnh quang để đo lượng đường trong máu thông qua miếng dán lên vùng da cánh tay. Dữ liệu sẽ được đọc trên điện thoại hoặc máy tính bảng, đồng hồ thông minh bằng cách kết nối bluetooth.

4 Ưu nhược điểm của máy đo đường huyết không cần lấy máu

Máy đo đường huyết không xâm lấn ngày càng phổ biến gần đây, cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của dòng máy này, cụ thể bao gồm:

4.1 Ưu điểm

  • Giúp tiết kiệm cho phí mua que thử và kim chích máu như máy đo đường huyết xâm lấn truyền thống
  • Không gây lo sợ, e dè ở người bệnh khi phải lấy máu như phương pháp xâm lấn
  • Có thể sử dụng cho tất cả đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai
  • Sản phẩm an toàn, thao tác dễ làm, tiện lợi
  • Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, lưu dữ kết quả nhiều giờ, nhiều ngày, là nguồn dữ liệu cung cấp cho bác sĩ điều chỉnh thuốc và chế độ ăn kiểm soát bệnh tốt hơn
  • Thời gian sử dụng lâu năm, độ bền cao, ít phát sinh các chi phí khác
  • Dự báo được tình trạng tăng giảm đường huyết nhanh chóng cho người bệnh, giảm những biến chứng nguy hiểm, điều trị kịp thời.
  • Không gây đau, giảm được tình trạng nhiễm trùng tại vị trí lấy máu

4.2 Nhược điểm

  • Hầu như chưa có máy đo đường huyết không lấy máy nào đạt tiêu chuẩn ISO, nên chưa được FDA chấp thuận đo chính xác nồng độ đường trong lâm sàng. Nguyên nhân là vì chưa có một dữ liệu hiệu chuẩn phù hợp với độ dao động quá lớn liên quan tới da, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể.
  • Giá thành khá cao so với máy đo xâm lần khác.

5 Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết không xâm lấn
Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết không xâm lấn

Cách dùng máy đo đường huyết không xâm lấn khá dễ dàng thực hiện, cụ thể như sau:

  • Đặt cảm biến dưới da, tuỳ yêu cầu của từng loại máy có thể là dưới cánh tay hoặc bụng. Cảm biến được cố định tại chỗ bằng lớp băng dính chắc chắn.
  • Sử dụng máy đo tiêu chuẩn lấy máu ngón tay để hiệu chỉnh thiết bị
  • Thiết lập các thông số của máy
  • Đọc dữ liệu thu được trên thiết bị thu cầm tay hoặc các thiết bị điện tử như điện thoại,  máy tính
  • Xuất các dữ liệu đã thu thập được trong ngày, xem xét điều chỉnh lại kế hoạch kiểm soát đường huyết
  • Định kỳ từ 7-14 ngày, người dùng nên thay bộ cảm biến

6 Lưu ý về máy đo đường huyết không cần lấy máu

Máy đo đường huyết không lấy máu ngày càng được mua và sử dụng nhiều, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi mua nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để có được sự tư vấn chính xác với tình hình bệnh cũng như chọn lựa được sản phẩm phù hợp.
  • Chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chấp thuận và bán tại nhiều quốc gia, đảm bảo kết quả đo chính xác nhất
  • Tránh mua các sản phẩm trôi nổi, không có thương hiệu, lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường
  • Khi đo đường huyết, người bệnh không nên ăn uống, sử dụng rượu, bia, uống cà phê, hút thuốc lá hay vận động quá sức. Những điều này có thể làm sai lệch kết quả đo, ảnh hưởng đến sự điều chỉnh kiểm soát đường huyết về sau.
  • Thả lỏng người trong khi đo đường huyết để có kết quả đúng nhất.

7 Một vài câu hỏi thường gặp về máy đo đường huyết không xâm lấn

7.1 Có nên sử dụng máy đo đường huyết dưới dạng đồng hồ hay vòng tay?

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại máy đo đường huyết, tim mạch, huyết áp dạng đồng hồ đeo tay, vòng tay tiện dụng, thời trang. Tuy nhiên nếu sử dụng các thiết bị này để đo đường huyết thay cho cách chích máu truyền thống thì chưa được cấp phép, bên cạnh đó Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) còn cảnh báo những rủi ro nguy hiểm có thể gặp phải khi dùng các thiết bị trên. Cụ thể:

  •  FDA khuyến nghị không dùng đồng hồ hoặc vòng tay để đo đường huyết trong máu, hay sử dụng các chỉ số trong máy để kiểm soát bệnh
  • Kết quả đo của thiết bị này chưa được chứng minh tính chính xác và an toàn cho người dùng
  • Nếu bệnh nhân cần có kết quả đo đường huyết thường xuyên để đánh giá và kiểm soát bệnh thì nên trao đổi với bác sĩ lựa chọn thiết bị được FDA cấp phép.
  • Những sai lầm trong việc điều trị đái tháo đường có thể gây biến chứng nguy hiểm như rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.

7.2 Thiết bị đo đường huyết liên tục không xâm lấn có chính xác không?

Thiết bị đo đường huyết liên tục còn gọi là CGM sử dụng cảm biến và công nghệ tiên tiến để kiểm soát đường huyết, thiết bị tiện lợi, hiệu quả nhưng kết quả không chính xác như đo đường huyết chích máu. 

Các thiết bị CGM được bác sĩ chỉ định như một biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn, tuỳ thuộc tình trạng từng bệnh nhân. Máy đo đường huyết liên tục không những cung cấp các chí số đường huyết còn giúp dự đoán những biến động đường huyết có thể gặp phải, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm nên ngày càng được sử dụng phổ biến.

7.3 Giá máy đo đường huyết không cần lấy máu?

So với máy đo đường huyết chích máu thì máy đo đường huyết không xâm lấn có giá thành cao hơn đáng kể, thông thường từ 7.000.000-15.000.000 đồng tuỳ vào nhà sản xuất. Các thiết bị có thể tìm thấy tại nhà thuốc, cửa hàng trang thiết bị y tế, sàn thương mại điện tử…

7.4 Máy đo đường huyết không cần lấy máu Omron có không?

Omron là thương hiệu nổi tiếng với các thiết bị y tế kiểm soát huyết áp, tiểu đường chất lượng, được bày bán khắp các nước trên thế giới. Việc tìm mua các máy đo tiểu đường không cần lấy máu Omron phổ biến trên các trang mạng, luôn lọt top sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất, tuy nhiên đáng tiếc là hãng vẫn chưa cho ra mắt dòng máy đo không xâm lấn cho bệnh nhân bị tiểu đường. 

8 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Carol H Wysham, Davida F Kruger (Ngày 9 tháng 4 năm 2021) Practical Considerations for Initiating and Utilizing Flash Continuous Glucose Monitoring in Clinical Practice. Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024
  2. Tác giả Eden Miller 1, Larry Kurt Midyett (Ngày đăng tháng 9 năm 2021) Just Because You Can, Doesn't Mean You Should … Now. A Practical Approach to Counseling Persons with Diabetes on Use of Optional CGM Alarms.Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024
  3. Tác giả Tianrui Chang và cộng sự (Ngày đăng 23 tháng 2 năm 2022) Highly integrated watch for noninvasive continual glucose monitoring. Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mua máy đo đường huyết liên tục ở đâu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633