1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Màu nước tiểu nói lên điều gì? Dấu hiệu nào cảnh báo bệnh cần khám ngay?

Màu nước tiểu nói lên điều gì? Dấu hiệu nào cảnh báo bệnh cần khám ngay?

Màu nước tiểu nói lên điều gì? Dấu hiệu nào cảnh báo bệnh cần khám ngay?

Trungtamthuoc.com- Màu sắc nước tiểu là một trong những tiêu chí để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán lâm sàng đầu tiên của các bệnh lý nghiêm trọng. Bất cứ sự mất cân bằng nào trong cơ thể đều ảnh hưởng đến màu sắc, mùi và lượng nước tiểu. Vậy màu sắc nước tiểu như thế nào là bình thường? Nước tiểu có màu vàng, màu xanh, màu đỏ là cảnh báo bệnh gì? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về ý nghĩa các loại màu sắc để có hướng điều trị hợp lý, hiệu quả.

1 Nước tiểu như thế nào là bình thường?

Nước tiểu là một trong những chỉ số phản ánh sức khỏe rất quan trọng. Thận lọc các chất thải trực tiếp ra ngoài theo dạng nước tiểu, vì vậy nước tiểu phản ánh một cách gián tiếp để xem xét sức khỏe của thận và của cơ thể. Như vậy màu nước tiểu như thế nào là bình thường? 

Bảng màu nước tiểu
Bảng màu nước tiểu

Dưới đấy là một số đặc điểm chung ở người khoẻ mạnh:

Về màu sắc

Trong nước tiểu có chứa chủ yếu là nước, muối, Urê, acid uric và nhiều khoáng chất khác. Tuỳ vào thức ăn, nước uống và thuốc sử dụng mà nước tiểu sẽ có những màu sắc khác nhau. Thông thường màu nước tiểu thay đổi từ vàng nhẹ cho đến vàng đậm, phụ thuộc vào thời gian đi tiểu và lượng nước tiểu. Chẳng hạn khi bạn uống nhiều nước thì nước tiểu sẽ trong hơn, còn sau mỗi sáng thức dậy hoặc không uống đủ nước thì màu sẽ đậm hơn.

Về mùi

Nước tiểu bình thường có mùi khai nhẹ, nguyên nhân là do lượng ure trong nước tiểu, ở ngoài không khí chúng chuyển hóa thành amoniac sẽ có mùi khai khó chịu hơn. Khi sử dụng một số loại thuốc hay thức ăn cũng làm thay đổi mùi nước tiểu. Nếu không uống đủ lượng nước, nước tiểu màu đậm hơn thì có mùi khai lâu hơn

Một vài thông số khác

  • Lượng nước tiểu trung bình từ 800-2000ml/ngày nếu được cung cấp đủ lượng nước khoảng 2L/ngày
  • Độ pH nước tiểu thường ở trong khoảng từ 5.0-7.5. Chỉ số này phản ánh mật độ acid tự do trong nước tiểu, mà thận có vai trò cân bằng nồng độ này, vì vậy khi pH ≤ 5 hoặc pH ≥ 8 đang phản ánh chức năng thận và các bệnh về thận.
  • Nước tiểu để lắng đọng sẽ có một lớp vẩn đục ở đáy, đây là hiện tượng kết tủa của các chất phosphat, urat natri hay axit uric có trong nước tiểu. 

2 Nguyên nhân màu sắc nước tiểu bất thường

Một vài nguyên nhân dẫn đến sự khác thường của màu sắc và mùi của nước tiểu, cụ thể:

Nguyên nhân màu sắc nước tiểu bất thường
Nguyên nhân màu sắc nước tiểu bất thường

2.1 Do bệnh lý

Màu sắc và mùi vị của nước tiểu có thể bị thay đổi do nhiều bệnh lý khác nhau. Chẳng hạn, những đối tượng đang mắc bệnh tiểu đường, nước tiểu sẽ có màu nhạt hơn hay trong suốt, và có vị ngọt. Trong các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì nước tiểu sẽ có thể chuyển màu trắng đục, kèm mùi hôi rất khó chịu. Bệnh về gan thì sẽ có màu nâu hoặc màu sẫm.

2.2 Thực phẩm trong chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống trong ngày cũng ảnh hưởng đến màu sắc và nước tiểu của bạn. Nếu như bạn ăn nhiều rau củ quả đậm màu như quả Mâm Xôi, củ cải đường, cà rốt..nước tiểu có thể chuyển màu cam, đỏ. Những loại trái cây nặng mùi như mít, sầu riêng cũng khiến mùi nước tiểu hôi hơn.

2.3 Thói quen sinh hoạt

Chủ yếu là do thói quen nhịn đi tiểu. Thói quen này không chỉ là nguyên nhân làm thay đổi màu sắc và mùi nước tiểu, về lâu dài nó còn gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như mất phản xạ tiểu, tiểu không tự chủ, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt…

2.4 Sử dụng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc cũng sẽ làm thay đổi màu sắc bình thường của nước tiểu. Chẳng hạn, một số thuốc giảm đau, chống lao làm nước tiểu chuyển đỏ. Thuốc giải độc gan làm vàng đậm và có mùi khai nhiều hơn, thuốc chống trầm cảm thì nước tiểu sẽ có màu xanh lục

3 Ý nghĩa các màu sắc nước tiểu thường gặp

Màu nước tiểu là một trong những chỉ số xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán sức khỏe cơ thể. Vậy nước tiểu màu gì là tốt? Cùng tìm hiểu cụ thể từng màu sắc để có hướng điều trị chính xác nhất.

3.1 Nước tiểu trong suốt

Hàng ngày bạn cần nạp khoảng 2L- 3L nước để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều nước, vượt quá tổng lượng nước đó thì sẽ làm màu nước tiểu trong như nước uống. Thông thường vấn đề này không đáng lo ngại nếu ít gặp phải, nhưng tình trạng này luôn xảy ra dù uống ít nước thì tiềm ẩn bệnh về thận và tiểu đường. Vì vậy nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được giải đáp.

Nước tiểu trong suốt
Nước tiểu trong suốt

3.2 Nước tiểu màu vàng

Màu vàng với những sắc đậm nhạt khác nhau sẽ phản ánh những bệnh khác nhau:

  • Vàng nhạt: đây là màu sắc nước tiểu tốt nhất, phản ánh bạn có một cơ thể khỏe mạnh, cung cấp đủ nước, bạn không cần phải quá lo lắng. Nếu gặp thêm các tình trạng như tiểu buốt, tiểu ít thì có khả năng mắc các bệnh đường tiết niệu
  • Vàng đậm: màu vàng đậm hay vàng nâu, màu hổ phách là cảnh báo cơ thể cần bổ sung thêm nước
  • Vàng chạnh: ngoài mất nước thì dùng Vitamin B2 cũng làm nước tiểu màu vàng chanh
Nước tiểu màu vàng
Nước tiểu màu vàng

3.3 Nước tiểu màu trắng đục

Nước tiểu màu trắng, đặc hoặc màu sữa thường là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu. Màu trắng đục là kết quả của vi khuẩn và tế bào bạch cầu có mặt để chống lại nhiễm trùng. Thực phẩm giàu purin có thể dẫn đến tích tụ axit uric, khiến nước tiểu có màu trắng. Ngoài ra mất nước cũng làm cho nước tiểu đục hơn do các chất phosphat, acid uric, Canxi lắng đọng. Ở nam giới, nước tiểu màu trắng cũng là do viêm tuyến tiền liệt hoặc xuất tinh ngược dòng.

Nước tiểu màu trắng đục
Nước tiểu màu trắng đục

3.4 Nước tiểu hồng đến đỏ

Màu nước tiểu này có thể cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng  nhưng không phải tất cả. Sự thay đổi bất ngờ này có thể do những thực phẩm hay thuốc cung cấp vào cơ thể, chẳng hạn:

Tuy nhiên, nếu không xuất phát từ nguyên nhân trên, thì có thể do các bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Tổn thương hoặc bệnh thận
  • Một số dạng thiếu máu
  • Bệnh porphyria (sự tích tụ hóa chất trong cơ thể)
  • Khối u bàng quang hoặc thận
  • Có máu trong nước tiểu
  • Ngộ độc kim loại nặng như chì, thuỷ ngân
  • Sỏi thận

Cần tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời

Nước tiểu hồng đến đỏ
Nước tiểu hồng đến đỏ

3.5 Nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam có thể xuất hiện khi cơ thể ban thiếu nước. Bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khác  như:

  • Hàm lượng cao các loại vitamin hoặc khoáng chất, chẳng hạn như beta-carotene
  • Thuốc, chẳng hạn như Pyridium hoặc AZO (phenazopyridine), Rifadin hoặc Rimactane (rifampin), Jantoven (warfarin)
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng
  • Các hóa chất trong hoá trị
  • Bệnh lý về gan, ống mật, thường kèm với biểu hiện phân nhạt màu
Nước tiểu màu cam
Nước tiểu màu cam

3.6 Nước tiểu màu nâu 

Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị mất nước nghiêm trọng, cần bổ sung ngay lập tức. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng sẽ gặp tình trạng này như:

  • Thực phẩm: ăn nhiều rau củ quả có màu nâu sẫm như đậu fava, Lô Hội, đại hoàng
  • Thuốc: đang điều trị bệnh bằng các thuốc như kháng sinh Metronidazole, thuốc Chloroquine và primaquine trong bệnh sốt rét, thuốc chống động kinh Phenytoin..
  • Bệnh lý: mắc các bệnh rối loạn chức năng gan, thận, nhiễm trùng tiết niệu. Nước tiểu có màu gỉ Sắt hoặc nâu cũng là triệu chứng của bệnh porphyria , một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến da và hệ thần kinh.
Nước tiểu màu nâu
Nước tiểu màu nâu

3.7 Nước tiểu màu tím hoặc đen

Màu nước tiểu tím và đen rất hiếm và thường báo hiệu các vấn đề cụ thể. Màu tím phát triển ở những người có ống thông tiểu , nước tiểu của họ có chứa một sản phẩm phụ của vi khuẩn gọi là indirubin. Mặt khác, nước tiểu đen có thể là dấu hiệu của một tình trạng di truyền hiếm gặp gọi là bệnh alkapton niệu. Màu nâu của nước tiểu do cơ thể bạn không có khả năng phân hủy các protein cụ thể. 

Nước tiểu màu tím hoặc đen
Nước tiểu màu tím hoặc đen

3.8 Nước tiểu màu xanh lá cây

Thường do uống thuốc gây mê Propofol hay thuốc trị ho Promethazine, thuốc trị đau dạ dày Cimetidine, thuốc trị nôn mửa Metoclopramide, và nhiều thuốc khác. Bên cạnh đó sử dụng các chất cản quang, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn pseudomonas cũng sẽ gặp tình trạng này. Vì vậy khi đi thăm khám tại bệnh viện hãy kể cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang uống, để được chẩn đoán chính xác hơn.

Một căn bệnh di truyền hiếm gặp liên quan đến tăng canxi huyết cũng có thể khiến nước tiểu của bạn có màu xanh lam hoặc xanh lục.

Nước tiểu màu xanh
Nước tiểu màu xanh

4 Các triệu chứng bất thường khác của nước tiểu

Ngoài về màu sắc nước tiểu thì bạn nên quan tâm thêm một số dấu hiệu khác thường để xác định chính xác tình trạng sức khoẻ.

  • Nước tiểu nổi bọt: hiện tượng sủi bọt có thể chỉ ra chế độ ăn của bạn có quá nhiều protein hoặc có vấn đề về thận. Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên.
  • Nước tiểu có cặn: thường gặp khi mắc bệnh nhiễm trùng tiết niệu
  • Nước tiểu có mùi hôi, tanh: khi cơ thể  mất nước sẽ có mùi nặng hơn, hoặc uống Vitamin B6, ăn các thực phẩm nặng mùi
  • Nước tiểu có váng mỡ: là triệu chứng hay gặp của protein niệu, từ đó dẫn đến các bệnh về thận như viêm thận, suy thận, hội chứng thận hư…
  • Nước tiểu lẫn máu: nguy cơ có tổn thương ở thận và đường tiết niệu
  • Nước tiểu có mùi ngọt: triệu chứng của bệnh tiểu đường, rối loạn di truyền, bệnh về gan…
  • Cảm thấy bỏng rát khi đi tiểu: có thể do nhiễm trùng, bệnh thận…

5 Khi nào cần đến bệnh viện thăm khám?

Nên đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu thấy màu nước tiểu khác thường cùng với các biểu hiện sau đây:

  • Màu sắc và mùi nước tiểu bất thường kéo dài nhiều ngày dù đã thay đổi chế độ ăn và không sử dụng thuốc
  • Tiểu rắt từng giọt, có nhiều bọt lẫn trong nước tiểu
  • Phát hiện thấy máu và dịch mủ, không phải trong chu kỳ kinh
  • Cảm giác rát buốt sau mỗi lần đi tiểu
  • Tiểu không tự chủ, tiểu ít, són tiểu
  • Không thể đi tiểu được, bí tiểu thường xuyên
  • Tiểu đêm nhiều lần, kèm đau bụng dưới kéo dài

Khi phát hiện những dấu hiệu này kèm theo, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất thăm, khám sớm, vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng như gan, thận, tiểu đường, mà nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

6 Đối tượng hay gặp màu nước tiểu bất thường?

Những đối tượng dưới đây cần cảnh giác hơn khi thấy màu nước tiểu khác lạ, vì chúng có thể đang báo hiệu các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm

  • Người cao tuổi
  • Đàn ông từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến cao ‘
  • Tiền sử gia đình có người đã từng bị sỏi thận, bệnh về thận, bệnh bàng quang tăng hoạt hay các bệnh lý đường tiết niệu khác, thì sẽ tăng nguy cơ gặp những vấn đề trên
  • Luyện tập thể dục thể thao quá mức, cường độ cao có thể gây chấn thương hệ tiết niệu

7 Xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

Trước khi xét nghiệm nước tiểu, người bệnh nên kể ra tất cả các loại thực phẩm lạ đã ăn gần đây cũng như các loại thuốc đang sử dụng, để loại trừ những nguyên nhân này.

Ngoài ra chị em phụ nữ gần đến ngày kinh hoặc trong chu kỳ kinh thì nước tiểu có thể có máu trong đó. Vì vậy nên cung cấp với bác sĩ đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khoẻ của bạn để chẩn đoán chính xác hơn.

Lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu nên lấy nước tiểu giữa dòng, tức là đi tiểu trước một chút rồi sau đó chúng ta lấy nước tiểu trong khoảng giữa sẽ sạch và  kết quả chính xác hơn.

Dưới đây là các một vài kết quả phân tích nước tiểu của người khoẻ mạnh, bạn có thể tham khảo:

Tiêu chíĐặc điểm bình thường 
Màuvàng nhẹ 
Độ trongnhìn thấu 
Độ pH nước tiểukhoảng từ 5.0-8.0, tuỳ thuộc cơ địa mỗi người 
Độ đặc1.005-1.025 
Máukhông có hoặc ít hơn 3 hồng huyết cầu 
Hồng huyết cầu0-2 tế bào, quan sát dưới kính hiển vi 
Bạch huyết cầu0-5 tế bào quan sát dưới kính hiển vi 
Đườngkhông có 
Ketonekhông có  

8 Kết luận

Màu nước tiểu có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng nước uống, thực phẩm cung cấp và thuốc bạn dùng. Những thay đổi màu tạm thời và hiếm gặp không cần phải quá lo lắng và có thể là kết quả của phẩm màu hoặc thuốc sử dụng. Nhưng nếu nước tiểu đổi màu mà không có lý do rõ ràng hoặc nếu màu sắc thay đổi trong một thời gian dài, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ càng sớm càng tốt vì sự thay đổi về màu sắc nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

9 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Chuyên gia Havard Medical School (Ngày đăng 15 tháng 4 năm 2020) Red, brown, green: Urine colors and what they might mean. Harvard Health Publishing. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024
  2. Tác giả Chuyên gia MedlinePlus (Ngày đăng 1 tháng 11 năm 2023) Alkaptonuria. NIH.Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024
  3. Tác giả Ryan D Aycock 1, Dara A Kass (Ngày đăng tháng 1 năm 2012) Abnormal urine color. Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024
  4. Tác giả chuyên gia NIH (Ngày đăng 27 tháng 2 năm 2023) In brief: Understanding urine tests. Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    thỉnh thoảng tiểu ra mùi lạ có sao không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • nước tiểu có mùi thường do nhiều nguyên nhân, nếu tần suất ngày càng nhiều thì bạn nên thăm khám sớm ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633