1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Cách đóng bỉm quần, bỉm dán cho trẻ sơ sinh đúng cách, không bị tràn

Cách đóng bỉm quần, bỉm dán cho trẻ sơ sinh đúng cách, không bị tràn

Cách đóng bỉm quần, bỉm dán cho trẻ sơ sinh đúng cách, không bị tràn

Trungtamthuoc.com - Đóng bỉm và thay bỉm cho trẻ sơ sinh là một kỹ thuật mà cha mẹ cần nắm vững khi lần đầu có em bé. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh sao cho nhanh và đúng cách nhất

1 Tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh

1.1 Lựa chọn các loại bỉm có chất liệu an toàn, không gây kích ứng

Chất liệu là yếu tố đầu tiên được các mẹ ưu tiên khi lựa chọn bỉm cho con. Da của trẻ sơ sinh vẫn rất non nớt và nhạy cảm, do đó, mẹ cần lựa chọn các loại bỉm có chất liệu mềm mại và cần ngưng sử dụng nếu như trẻ có hiện tượng kích ứng, mẩn đỏ,...

1.2 Lựa chọn đúng loại bỉm, đúng kích cỡ

Trước khi tìm hiểu kỹ thuật đóng bỉm cho con đúng cách, cha mẹ cần biết cách lựa chọn loại bỉm, kích thước sao cho phù hợp với cân nặng của con. Không nên lựa chọn các dòng bỉm quá lỏng hoặc quá chật vì có thể khiến con cảm thấy khó chịu, gây nên tình trạng quấy khóc. Việc sử dụng các loại bỉm không phù hợp về lâu dài có thể khiến cho trẻ gặp các vấn đề về da như hăm tã, viêm da,....

Hiện nay, các thương hiệu sẽ có bảng thông số khác nhau, do đó khi lựa chọn mua tã của một thương hiệu nào đó, mẹ nên đọc kỹ thông số để lựa chọn được kích thước sao cho phù hợp.

Các loại bỉm cho trẻ sơ sinh thường được phân loại theo tháng tuổi và cân nặng của trẻ:

  • Trong những tuần đầu tiên, bé thường đi ngoài phân su, do đó mẹ có thể lựa chọn các dòng tã lót hoặc miếng lót dán vào tã quần cho con.
  • Trẻ từ 1-2 tháng tuổi: Cơ thể phát triển nhanh chóng, tần suất đi tiểu cũng như đi vệ sinh nhiều hơn, do đó, mẹ nên lựa chọn các dòng tã dán, tã giấy để con được thoải mái với khả năng thấm hút tốt. Đối với trẻ 2 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng song song cả 2 loại tã dán và tã quần, đối với những trẻ hiếu động, mẹ có thể cân nhắc chuyển sang tã quần cho bé sử dụng.
  • Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi: Mẹ có thể lựa chọn các loại tã quần phù hợp với cân nặng của con. Đây cũng là giai đoạn con bắt đầu viết lẫy, do đó, mẹ nên sử dụng các loại tã quần để tăng khả năng thấm hút, tăng hiệu quả chống tràn, mẹ cũng dễ dàng thay tã cho con ngay cả khi con đứng hoặc ngồi.

1.3 Khả năng thấm hút, chống tràn hiệu quả

Tiêu chí lựa chọn bỉm cho con
Tiêu chí lựa chọn bỉm cho con

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để mẹ lựa chọn được loại tã chất lượng cho con. Một chiếc tã, bỉm có độ thấm hút cao có thể chứa được dung tích nước tiểu lớn (khoảng 5-6 lần trẻ đi tè) giúp mẹ tiết kiệm cả về thời gian và chi phí. Ngoài ra, nhờ khả năng thấm hút tốt, trẻ hạn chế được thời gian tiếp xúc với nước tiểu, tránh tình trạng ẩm ướt có thể gây viêm da hoặc hăm da, bé cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Các loại tã sử dụng công nghệ chống tràn giúp mẹ đảm bảo được vệ sinh tối đa.

1.4 Chọn bỉm thông thoáng

Mẹ nên lựa chọn các loại bỉm có thiết kế lỗ khí, độ dày vừa phải, đường viền ôm vừa vặn đảm bảo thông thoáng trong suốt quá trình sử dụng, không gây khó chịu cho con.

1.5 Chọn bỉm có đường bo thun mềm mại

Đường bo thun có tác dụng chống tràn hiệu quả nhưng cũng có thể gây khó chịu cho con nếu quá cứng. Do đó, mẹ nên lựa chọn những dòng bỉm sử dụng công nghệ giúp viền thun mềm mại, tạo cảm giác thoải mái cho con, không gây xước da khi con vận động.

1.6 Lựa chọn tã mỏng nhẹ

Việc mặc tã quá dày, đặc biệt là vào mùa hè có thể khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, bí bách, tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng hăm tã. Do đó, để bảo vệ con ngay từ những tháng đầu sau sinh, mẹ nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm hút tốt, tăng độ khô thoáng, hạn chế tối đa tình trạng hăm tã, kích ứng da.

1.7 Không mùi hoặc có mùi thơm dịu nhẹ

Các loại bỉm có mùi thơm dịu nhẹ có tác dụng khử mùi tốt, tuy nhiên, da trẻ rất nhạy cảm, dễ kích ứng, do đó, việc sử dụng các loại tã có mùi thơm đôi khi không phải là một lựa chọn tối ưu.

1.8 Lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, có chứng nhận y khoa

Mọi sản phẩm khi sử dụng cho trẻ sơ sinh đều cần đảm bảo an toàn vì đây là những đối tượng rất nhạy cảm. Trên thị trường có rất nhiều loại tã với phân khúc từ bình dân đến cao cấp, từ rẻ tiền đến đắt tiền, do đó, khi lựa chọn mẹ nên ưu tiên các dòng sản phẩm đã có thương hiệu lâu đời trên thị trường, có chứng nhận y khoa đảm bảo chất lượng. Không nên sử dụng các loại tã không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con.

2 Cách đóng tã bỉm cho trẻ sơ sinh

Các loại tã, bỉm được chia thành từng loại để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Do đó, việc sử dụng các loại tã cũng sẽ có những điểm khác nhau, cha mẹ cũng tìm hiểu các bước đóng bỉm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé

2.1 Cách sử dụng miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh hay còn được gọi là miếng dán sơ sinh, đúng như tên gọi, các loại miếng lót này được sử dụng cho trẻ sơ sinh từ khi mới chào đời cho đến khoảng 1 tháng tuổi. Miếng lót sơ sinh có hình dạng tương tự như miếng băng vệ sinh nhưng có kích thước lớn hơn và dày hơn. Ở giai đoạn này, trẻ thường ít vận động do đó mẹ chỉ cần sử dụng miếng lót sơ sinh để thu dọn chất thải của con.

Cấu tạo của miếng lót sơ sinh gồm 2 lớp: Lớp trong chứa các hạt hút thấm hút nước tiểu và chất thải của con và lớp ngoài được cố định băng keo để mẹ dán vào tã quần hoặc tã dán của con.

2.1.1 Bước 1: Chuẩn bị

Mẹ cần rửa tay sạch sẽ, cần thiết có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn tay chuyên dụng rồi lau khô trước khi tiến hành thay miếng lót cho trẻ.

Mẹ chuẩn bị các dụng cụ và đồ vật cần thiết bao gồm miếng lót sơ sinh mới, khăn ướt dành riêng cho trẻ sơ sinh, nước ấm, chậu sạch, khăn vải mềm, kem bôi chống hăm, quần áo sạch cho con nếu cần,...

Đặt em bé ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

Tháo lớp băng keo trên miếng lót sơ sinh, dán trực tiếp vào tã quần hoặc tã dán.

2.1.2 Bước 2: Xử lý miếng lót cũ

Mẹ nhẹ nhàng, cẩn thận tháo miếng lót cũ ra, cuộn gọn và vứt vào thùng rác.

2.1.3 Bước 3: Vệ sinh cho trẻ

Trường hợp bé đi tiểu thì mẹ có thể sử dụng khăn ướt dành riêng cho trẻ sơ sinh để vệ sinh vùng da cho bé.

Trường hợp bé đi đại tiện, sử dụng sữa tắm để vệ sinh và lau khô bằng vải mềm.

Đối với bé gái, mẹ nên lau từ trước ra sau (từ bộ phận sinh dục ra hậu môn) để hạn chế nhiễm khuẩn, đảm bảo vệ sinh.

Mẹ có thể sử dụng phấn rôm thoa đều lên mông và bẹn của con để hạn chế hăm tã.

2.1.4 Bước 4: Thay miếng lót mới

Mẹ lấy miếng lót mới đã chuẩn bị ở bước 1 đặt ở dưới mông của con, đảm bảo miếng lót ôm lấy phần hông.

Đối với bé trai, mẹ để khéo léo để dương vật của con sát xuống để hạn chế tình trạng con tè lên phần trên của miếng lót, dễ gây tràn.

Đối với những trẻ chưa rụng rốn, khi sử dụng miếng lót cho con, mẹ không nên che kín phần dây rốn mà phải để hở cho đến khi dây rốn khô hoặc rụng đi. Mẹ có thể sử dụng các loại miếng dán có rãnh rốn sẵn để sử dụng.

2.1.5 Bước 5: Kiểm tra

Mẹ kiểm tra lại vị trí đặt miếng lót để con cảm thấy thoải mái nhất.

Dọn dẹp chất thải và rửa tay sạch sẽ.

2.2 Cách mặc bỉm dán, tã dán cho trẻ sơ sinh

Cách mặc bỉm dán, tã dán cho trẻ sơ sinh
Cách mặc bỉm dán, tã dán cho trẻ sơ sinh

Tã dán có hình dạng giống như một chiếc quần lót, có phần để dán 2 bên hông giúp mẹ dễ dàng mặc cho trẻ mà không lo bị tuột. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tã dán khác nhau với kích thước được thiết kế phù hợp với cân nặng của trẻ theo từng độ tuổi. Khi lựa chọn tã dán, mẹ cần lưu ý điểm này.

2.2.1 Bước 1: Chuẩn bị

Tương tự như khi sử dụng miếng lót sơ sinh, trước khi thay tã dán cho trẻ, mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ, có thể sử dụng các nước rửa tay chuyên dụng nếu cần thiết, lau tay khô.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm tã dán, khăn ướt dành riêng cho trẻ sơ sinh, nước ấm, khăn mềm,...

2.2.2 Bước 2: Xử lý tã bẩn

Mẹ đặt bé ở nơi sạch sẽ, bằng phẳng. Nhẹ nhàng nhấc mông con lên để tháo miếng tã bẩn ra ngoài, mẹ nên cẩn thận để không dính chất thải lên vùng da khác của con.

Cuộn tròn miếng tã bẩn và bỏ vào thùng rác.

2.2.3 Bước 3: Vệ sinh

Mẹ tiến hành vệ sinh cho con trước khi thay tã mới.

Nếu bé đi tiểu, mẹ có thể sử dụng khăn ướt lau nhẹ nhàng cho con. Nếu bé đi đại tiện, mẹ cần rửa vùng kín cho con bằng sữa tắm chuyên dụng, lau khô.

Sử dụng phấn rôm, kem bôi hăm khi cần thiết.

2.2.4 Bước 4: Thay tã mới cho bé

Trước khi tiến hành thay tã mới cho con, mẹ nên kéo giãn phần lưng chung của tã để con mặc được thoải mái.

Sau đó, mẹ tiến hành nhấc 2 chân của con lên về phía bụng, đặt miếng tã xuống bên dưới, kéo phần tã để qua chân ngang lên bụng bé.

Bóc miếng dán 2 bên để dính sao cho phù hợp với vòng bụng của bé. Không nên mặc tã quá chật vì con dễ cảm thấy khó chịu.

2.2.5 Bước 5: Kiểm tra

Kiểm tra lại xem con đã thực sự thoải mái chưa.

Thu dọn chất thải và rửa tay sạch sẽ.

2.3 Cách đóng bỉm quần, tã quần cho trẻ sơ sinh không bị tràn

Cách mặc tã quần cho trẻ sơ sinh
Cách mặc tã quần cho trẻ sơ sinh

Tã quần được thiết kế có hình dáng tương tự như một chiếc quần nhưng kích thước nhỏ hơn, phù hợp với các bé từ 3 tháng trở lên, lúc này bé bắt đầu tập lẫy, bò, vận động nhiều hơn, do đó, bỉm quần sẽ giúp con thoải mái khi vận động, hạn chế tối đa nguy cơ bị tràn, mẹ cũng dễ dàng thay bỉm cho con ngay cả khi con đứng hoặc nằm.

2.3.1 Bước 1: Chuẩn bị

Mẹ cần rửa tay sạch sẽ, cần thiết có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn tay chuyên dụng rồi lau khô trước khi tiến hành thay miếng lót cho trẻ.

Mẹ chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm bỉm quần mới, khăn ướt dành riêng cho trẻ sơ sinh, nước ấm, chậu sạch, khăn vải mềm, kem bôi chống hăm, quần áo sạch cho con nếu cần,...

Đặt em bé ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

2.3.2 Bước 2: Xử lý tã bẩn

Xé 2 bên rãnh quần để tháo bỉm cho con.

Cuộn bỉm lại và vứt vào thùng rác.

Vệ sinh vùng kín cho con trước khi mặc tã mới.

2.3.3 Bước 3: Thay bỉm mới cho con

Kéo giãn chun trước khi mặc tã mới để con cảm thấy thoải mái.

Đưa từng chân của con lần lượt vào 2 ống tã, kéo nhẹ nhàng, đảm bảo 2 bên hông không bị xô lệch, bỉm ôm trọn được mông của con để hạn chế tối đa nguy cơ bị tràn.

2.3.4 Bước 4: Kiểm tra

Sau khi thay bỉm mới, mẹ cần kiểm tra xem đã mặc đúng chưa, con có cảm thấy thoải mái không.

2.3.5 Bước 5: Vệ sinh

Rửa tay sạch sẽ sau khi thay bỉm cho con.

2.4 Lưu ý khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh

Thay bỉm thường xuyên để hạn chế tình trạng hăm tã.

Lựa chọn các loại bỉm phù hợp với cân nặng của con.

Cần chú ý quan sát da của trẻ sau mỗi lần thay bỉm vì có những trẻ có làn da nhạy cảm hơn những trẻ khác.

Không nên đóng bỉm 24/24 giờ.

3 4 sai lầm mà mẹ thường gặp phải khi đóng bỉm cho con

4 sai lầm mà mẹ thường gặp phải khi đóng bỉm cho con
4 sai lầm mà mẹ thường gặp phải khi đóng bỉm cho con

3.1 Tràn tã

Tràn tã ở lưng, bẹn hoặc mông của trẻ là những vấn đề có thể xảy ra nếu lần đầu mẹ nuôi con.

Mẹ nên kéo tã đủ cao lên phần lưng của con và điều chỉnh lại phần chun viền 2 bên bẹn để tránh tình trạng bị tràn tã.

3.2 Đóng bỉm quá chật

Nhiều mẹ thường lo sợ bỉm bị tràn hoặc bị tuột nên đóng bỉm chật cho con, điều này có thể gây nên tình trạng hăm tã ở trẻ kể cả khi mẹ sử dụng các loại bỉm có độ thấm hút tốt và khô thoáng.

Khi đóng bỉm hoặc tã dán cho con, mẹ nên kéo giãn phần lưng thun để con cảm thấy thoải mái, nếu mẹ đóng bỉm đúng cách sẽ không xuất hiện tình trạng tràn bỉm.

3.3 Đóng bỉm quá 3 giờ mà không thay

Những tháng đầu sau sinh, trẻ thường đi vệ sinh nhiều, do đó, mẹ cần chú ý để thay bỉm cho con đúng thời điểm, hạn chế tối đa nguy cơ bị hăm tã, viêm da. [1]

3.4 Sử dụng quá nhiều phấn rôm

Phấn rôm có tác dụng thấm hút cao, hỗ trợ giảm tiết mồ hôi, giúp da con luôn trong trạng thái khô thoáng, tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều phấn rôm cũng gây ra những bất lợi không đáng có, làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, từ đó làm tăng nguy cơ viêm da.

4 Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Khi mặc tã hoặc bỉm cho con, mẹ không nên kéo phần phía trước bỉm quá cao mà nên để rốn thông thoáng, để rốn nhanh lành, hạn chế tình trạng ẩm ướt gây nhiễm trùng rốn.

4.2 Cách đóng bỉm cho bé trai không bị tràn

Khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh là con trai mẹ nên để dương vật của con chúi xuống dưới để hạn chế tình trạng con đi tiểu bị tràn ra ngoài.

Còn đối với các bé gái, thường dễ bị ướt ở phần mông và lưng do đó khi đóng bỉm mẹ nên kéo bỉm về phía phần lưng của bé để tránh tình trạng bị tràn ra ngoài.

4.3 Mấy tiếng thay bỉm cho con một lần?

Theo khuyến cáo của Hội mang thai Hoa Kỳ, trẻ nên được thay bỉm thường xuyên sau khoảng 2 đến 3 tiếng và tối đa là 4 tiếng. Tùy từng độ tuổi cũng như từng trẻ, tần suất đi vệ sinh của các bé cũng sẽ không giống nhau, do đó, mẹ nên thay bỉm cho con theo thời gian khuyến cáo hoặc sau khi thấy bỉm đã hết sức chứa. Dấu hiệu khi trẻ đã cần thay bỉm:

  • Bé đang chơi nhưng đột nhiên khóc lớn, cảm thấy khó chịu, lúc này có thể bỉm đã đầy gây ẩm ướt khiến con khó chịu.
  • Có mùi chất thải ở vùng da con mặc bỉm.
  • Bỉm căng, nặng khi mẹ kiểm tra bằng tay.
  • Rò rỉ chất thải có thể do bỉm đầy hoặc do mẹ đóng bỉm sai cách cho con.
  • Mẹ cần thay bỉm cho con mỗi khi con đi nặng. Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay để hạn chế tình trạng viêm da, hăm tã.
  • Thời điểm sau khi ăn hoặc khi mới ngủ dậy, trẻ thường dễ đi vệ sinh, do đó cha mẹ cần lưu ý để thay bỉm cho con.

Dưới đây là thời điểm thay bỉm cho con theo từng độ tuổi cụ thể mà mẹ có thể tham khảo:

Độ tuổi

Thời gian thay bỉm

Số lượng bỉm trong 1 ngày

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng

2 tiếng

Đối với giai đoạn này, trẻ thường đi phân su và sẽ dùng khoảng 10-12 chiếc bỉm 1 ngày

1 đến 5 tháng

2,5 đến 3 tiếng

8 đến 10 chiếc

5 đến 9 tháng

3 đến 4 tiếng

8 chiếc

9 đến 12 tháng

4 tiếng

Tần suất đi vệ sinh dần ổn định. Con cần khoảng 7-10 chiếc bỉm mỗi ngày

5 Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Vào những ngày thời tiết nắng nóng, những trẻ có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thường cảm thấy khó chịu, cha mẹ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm dòng bỉm phù hợp với trẻ do đó việc đóng bỉm 24/24 giờ dễ khiến con bị khó chịu, hăm tã và viêm da.

Lợi ích của việc không sử dụng bỉm:

  • Tiết kiệm chi phí: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi trung bình 1 ngày sử dụng từ 10 đến 12 chiếc bỉm, 1 tháng sử dụng khoảng 300 đến 360 chiếc thì đây là một khoản chi phí không hề nhỏ, đặc biệt những dòng bỉm có thương hiệu, chất liệu tốt thường có giá thành tương đối cao.
  • Hạn chế tình trạng hăm tã: Việc mặc bỉm cho con cả ngày dễ làm con bị hăm tã do nhiệt độ vùng đóng bỉm thường cao hơn so với vùng da khác, kết hợp với nước tiểu dễ khiến vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng hăm da
  • Hạn chế nhiễm khuẩn đường tiết niệu: .Vệ sinh vùng kín không đúng cách, thay bỉm không đúng thường xuyên dễ khiến vi khuẩn phát triển ngược dòng gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu.
  • Hạn chế nhiễm khuẩn đường sinh dục: Đối với các bé gái, đường tiểu và đường âm đạo nằm cạnh nhau, do đó, nếu như có tình trạng nhiễm khuẩn sẽ dễ gây viêm nhiễm vùng kín của con.
  • Rèn cho trẻ cách đi vệ sinh.
  • Mẹ có thời gian nghỉ ngơi: Mẹ chỉ nên đóng bỉm liên tục cho con vào ban đêm để mẹ có nhiều thời gian ngủ. Vào buổi sáng, mẹ có thể sử dụng các loại bỉm vải để con cảm thấy thoải mái.

Do đó, để hạn chế tối đa những bất lợi này, mẹ nên xen kẽ đóng bỉm và mặc quần cho con để da con được thông thoáng.

6 Kết luận

Đóng bỉm giúp mẹ tiết kiệm thời gian chăm con, giữ vệ sinh tốt. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ thường gặp nhiều bỡ ngỡ. Đóng bỉm đúng cách sẽ giúp con thoải mái, hạn chế tối đa tình trạng tràn bỉm gây mất vệ sinh.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Erin Wesner và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2019). Art of prevention: The importance of proper diapering practices, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633