1. Trang chủ
  2. Tai Mũi Họng
  3. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là nguyên nhân phổ biến nhất của liệt mặt một bên. Đây là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất của các dây thần kinh sọ. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh liệt Bell dần dần tự khỏi theo thời gian, và nguyên nhân của nó là không rõ. [1]

1 Đại cương liệt dây thần kinh VII ngoại biên

1.1 Định nghĩa liệt dây thần kinh VII ngoại biên là gì

Dây thần kinh số VII là dây vận động có vai trò chi phối các cơ mặt. Liệt dây thần kinh số VII là kết quả của việc giảm cung cấp máu (thiếu máu cục bộ) và / hoặc chèn ép dây thần kinh sọ thứ 7. Bệnh được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của liệt mặt, trước đó có thể là sốt nhẹ, đau sau tai ở bên bị ảnh hưởng, cứng cổ, yếu và / hoặc cứng một bên mặt, [2] gây mất vận động một phần hay hoàn toàn các cơ của một nửa bên mặt, gây nên lệch mặt, méo miệng, lông mày sệ,... 

Liệt dây thần kinh dố VII hay còn được gọi là liệt mặt ngoại biên, khác với liệt mặt trung ương (có bao gồm tổn thương não). Tất cả các triệu chứng của liệt dây thần kinh số VII ngoại biên chỉ biểu hiện ở một bên mặt, gây nên sự mất cân đối trong thẩm mỹ khuôn mặt. 

Liệt dây thần kinh VII có triệu chứng gì?

Các triệu chứng thường đạt đỉnh điểm trong tuần đầu tiên và sau đó hết dần trong ba tuần đến ba tháng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở độ tuổi 40. 

Một biến chứng ngắn hạn phổ biến là tình trạng mí mắt khép lại không hoàn toàn với hậu quả là khô mắt. Biến chứng lâu dài ít phổ biến hơn là yếu mặt vĩnh viễn kèm theo co rút cơ. Khoảng 70 đến 80% bệnh nhân sẽ tự khỏi; tuy nhiên, điều trị bằng một đợt Acyclovir hoặc Valacyclovir kéo dài bảy ngày và một đợt giảm dần Prednisone, bắt đầu trong vòng ba ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, được khuyến nghị để giảm thời gian hồi phục hoàn toàn và tăng khả năng hồi phục hoàn toàn. [3]

1.2 Nguyên nhân gây nên liệt dây thần kink VII

Tổn thương dây thần kinh số VII do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là ở dây VII trong góc cầu tiểu não, ở xương đá, tuyến mang tai,...

Liệt mặt Bell tình trạng hay gặp nhất, nguyên nhân thường là do virus tấn công các dây thần kinh mặt, làm các dây thần kinh mặt bị viêm, và gây nên tình trạng liệt mặt Bell. Ngoài tác nhân virus, vi khuẩn hay nhiễm khuẩn vùng mặt, chấn thương, khối u, đột quỵ,... cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh số VII.

Dây thần kinh số VII cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh khi đi đường không có sự che chắn như đeo khẩu trang hay dùng khăn quàng cổ giữ ấm. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên do tác động của không khí lạnh lên dây VII. 

Bảng dưới đây chỉ ra các nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số VII

Định khuNguyên nhân
Trong sọ

Tai biến mạch máu não.

U các hệ thần kinh trung ương.

U dây thần kinh thính giác.

Trong xương thái dương

Liệt mặt vô căn (liệt Bell).

Zona hạch gối.

Nhiễm khuẩn tai giữa biến chứng.

Chấn thương (do phẫu thuật, vỡ xương thái dương).

U dây thần kinh mặt.

Nhiễm mononucleose, bệnh lyme.

Ngoài xương thái dươngU tuyến mang tai
Bệnh hệ thốngSarcoidose, bệnh đa thần kinh, xơ cứng rải rác.

2 Triệu chứng liệt dây VII 

Các triệu chứng của liệt mặt ngoại biên: 

  • Dấu hiệu Charles Bell: bệnh nhân nhắm mắt nhưng mắt bên liệt không kín, nhãn cầu vận động lên trên, đây là dấu hiệu đặc trưng của tổn thương liệt mặt ngoại biên.
  • Miệng lệch, bị kéo thấp xuống so với bên kia, nói khó. 
  • Nếp nhắn trán bị xóa do với bên đối dưới, lông mày hơi kéo xuống. 
  • Mặt mất cân xứng, má méo, nhai khó, nói khó. 
  • Dấu hiệu Souque: khi nhắm chặt mi mắt, lông mi bên liệt dài hơn bên lành.  
  • Chảy nước mắt, khô mắt, kèm theo giảm vị giác, giảm tiết nước bọt.
  • Có thể có nghe vang đau, cảm giác đau sau tai. 

Trên thực tế, các bác sĩ thường phát hiện bệnh liệt 7 ngoại biên thông qua chẩn đoán loại trừ, sau khi loại trừ các bệnh lý khác. [4]

3 Phác đồ điều trị liệt 7 ngoại biên

3.1 Nguyên tắc điều trị

Hướng xử trí liệt mặt tùy thuộc vào bệnh nguyên gây nên. Cần phải đảm bảo rằng bệnh nhân bị liệt mặt không phải do nguyên nhân bị tai biến mạch máu não. Phát hiện nguyên nhân gây liệt mặt để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Đối với trường hợp bị liệt mặt vô căn, dùng corticoid sớm giảm phù nề chèn ép trong ống xương. 

Chống virus cho bệnh nhân trong trường hợp liệt mặt do virus. 

Một số trường hợp phải dùng phương pháp điều trị ngoại khoa phẫu thuật khâu ghép đoạn thần kinh, phẫu thuật tạo hình. Ngoài ra, có thể kết hợp vật lý trị liệu hoặc dùng phương pháp châm cứu điều trị theo đông y. 

3.2 Điều trị nội khoa

Liệt mặt vô căn (liệt Bell): nếu bệnh nhẹ có thể hồi phục trong 3 - 6 tuần. Chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc phối hợp sau (bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về điều trị): 

  • Dùng corticoide đường tiêm hoặc uống: chỉ định càng sớm càng tốt để chống phù nề, giảm chèn ép, giúp cải thiện tình trạng phù nề gây cản trở nuôi dưỡng dây VII. 
  • Kháng sinh khi có nhiễm khuẩn hoặc kháng virus khi bị zona. 
  • Dùng các thuốc giãn mạch, tăng biến dạng hồng cầu: Cavinton, Nootropin. 
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: nivalin, paralys. 
  • Bảo vệ dây thần kinh: dùng sinh tố nhóm B liều cao như neurobion, H-5000, methylcoban.
  • Dùng thuốc chống gốc tự do: Vitamin E, tocopheron, eckhart Q10…

Các biện pháp y học cổ truyền (châm cứu, xoa bóp,...), các biện pháp vật lý trị liệu (điện di nivalin, hồng ngoại, sóng ngắn,...) giúp hỗ trợ cải thiện nhanh hơn. 

Trường hợp bệnh nhân bị liệt mặt co cứng dai dẳng do điều trị muộn và dùng các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả: có thể tiêm cồn huỷ dây thần kinh.

Điều trị dự phòng: để tránh bị liệt dây VII ngoại biên cần điều trị tích cực viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. Bên cạnh đó cần tránh nhiễm lạnh, tránh những nơi gió lùa, giữ ấm vùng cổ và mặt về mùa đông.

Điều trị liệt 7 ngoại biên thế nào?

3.3 Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa chỉ định khi bệnh nhân bị u não, áp – xe não, khối máu tụ, dây thần kinh bị chèn ép. Liệt dây VII do viêm tai cấp hoặc mạn tính, liệt dây VII sau mổ tai,...mà sau khi điều trị bằng nội khoa không đem lại hiệu quả cũng cần thực hiện mổ. 

4 Tiên lượng và biến chứng

Nói chung liệt mặt không hoàn toàn sẽ khỏi và ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu bị liệt hoàn toàn có thể để lại các di chứng như:

  • Các biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. 
  • Co cơ không tự chủ: méo mặt, mắt không nhắm được hoàn toàn,...
  • Co thắt nửa mặt sau liệt mặt.
  • Chảy nước mắt khi ăn,...

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Danette C Taylor, Bell Palsy, Medscape. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của NORD, Bell's Palsy, NORD, Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: JEFFREY D. TIEMSTRA, MD và NANDINI KHATKHATE, MD, Bell's Palsy: Diagnosis and Management, American Family Physician. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Bell's Palsy, WebMD. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    bị liệt hoàn toàn có thể để lại các di chứng nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Liệt dây thần kinh VII ngoại biên: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    UP
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin uy tín, chính xác, các bạn nên theo dõi các bài viết ở đây

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633