1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Bệnh lẹo mắt: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa lẹo

Bệnh lẹo mắt: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa lẹo

Bệnh lẹo mắt: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa lẹo

Trungtamthuoc.com - Lẹo mắt là căn bệnh thông thường có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên lẹo mắt gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ khiến cho người bị tự ti khi giao tiếp. Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu về cách điều trị lẹo trong bài viết dưới đây nhé!

1 Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt có tên tiếng anh là Stye. Đây là căn bệnh thông thường có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có các loại lẹo mắt sau:

  • Do nhiễm tụ cầu vàng gây nên viêm mủ cấp tính.
  • Lẹo trong phát sinh từ tuyến Meibomius của mắt.
  • Lẹo ngoài là những mụn mủ của tuyến Zeis hoặc tuyến Moll.

Lẹo rất hay tái phát, người đã bị lên lẹo có thể bị lại. Bên cạnh đó, nhiều người sau khi lẹo khỏi còn có thể để lại sẹo khiến cho lông mi không mọc lên được.

Vị trí nổi mụn viêm sưng, đỏ thường thấy ở mí mắt trên, đôi khi cũng có thấy lẹo ở mí dưới.  Ngoài triệu chứng sưng, đau còn thấy dấu hiệu mắt có mủ, chảy nước mắt nhiều, đôi khi mức độ viêm nhiễm nặng có thể làm mắt sưng to kèm sốt. Lẹo ở ngay sát bờ mi, do đó có thể dễ dàng thực hiện thủ thuật lấy nhân lẹo. 

Hình ảnh lẹo ở mắt
Hình ảnh lẹo ở mắt

2 Triệu chứng của bệnh lẹo mắt

Do lẹo mắt thường là phản ứng viêm cấp tính, nên có bao gồm các triệu chứng đặc trưng sau:

Tại bờ mi trên hoặc dưới bị sưng tấy nổi lên như mụn, có màu đỏ, ấn vào thấy đau. Thường hết sau vài ngày sau khi điều trị lấy nhân mụn.

Mắt ngứa và đỏ mắt, chảy nước mắt, thấy có mủ mắt sáng sớm thức dậy.

Bệnh kéo dài nhiều ngày mủ tích tụ nhiều khiến sưng to hơn, gây biến chứng áp xe mi vỡ ra phía bờ mi.

Cộm mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

Có thể kèm sốt nhẹ khi mới phát bệnh do phản ứng viêm.

Tuy nhiên, bác sĩ chẩn đoán cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh cũng gây nên các triệu chứng trên như:

Viêm kết mạc nặng: sờ tay không thấy nốt tròn dưới da. Mắt sưng, đỏ, nhức mắt, cộm mi.

Viêm mô tế bào hốc mắt: triệu chứng như mi đỏ, phù nề, có thể kèm sốt. [1] 

3 Nguyên nhân gây lẹo mắt

Các nguyên nhân chính gây ra lẹo mắt có thể là:

Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng gây nên lẹo mắt do không vệ sinh mắt đúng cách.

Các tuyến dầu quanh mi mắt bị tắc nghẽn, gây ứ đọng và gây viêm. Đây là nguyên nhân khiến lẹo mắt hay tái phát. 

Nguyên nhân khác có thể là do viêm mi mắt.  

Dùng chung khăn rửa mặt hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm vùng quanh mắt, các mỹ phẩm này khó rửa sạch gây bít tắc lỗ tiết dầu.

Chắp mắt bên trong mí cũng có thể gây ra lẹo mắt cùng một lúc.

Thông thường, bác sĩ sẽ không xác định được chính xác nguyên nhân bị lẹo mắt. Bệnh có thể tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách như rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo, dùng khăn sạch chườm ấm,... [2] 

4 Bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi? Lẹo mắt có lây không?

Bệnh thông thường không lây nhiễm và khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một lượng nhỏ vi khuẩn có thể lây lan từ mụn lẹo sang bên mắt còn lại hoặc xung quanh. Chính vì thế nên rửa tay trước và sau khi chạm vào vết thương lẹo ở mắt, giữ vệ sinh đồ dùng và giặt vỏ gối thường xuyên để giúp ngăn vi khuẩn lây lan. [3]

Nguyên nhân gây lẹo mắt
Nguyên nhân gây lẹo mắt

5 Điều trị lẹo mắt

5.1 Nguyên tắc điều trị

Để chữa trị bệnh lẹo mắt, cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ: có thể áp dụng rửa nước muối sinh lý hàng ngày.

5.2 Cách chữa lẹo mắt đúng cách tại nhà

Chườm ấm bằng gạc sạch hoặc khăn sạch khoảng 10-15 phút. Làm vài lần trong ngày sẽ giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn, mở các tuyến dầu giúp giảm sự bít tắc. Làm cách này cũng là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nếu người bị lẹo do bít tắc lỗ chân lông ở mi mắt. Ngoài ra, chườm ấm còn giúp đỡ giảm sưng đỏ, giảm đau.

5.3 Dùng thuốc trị lẹo mắt

Dùng kháng sinh chống viêm trong trường hợp lẹo bị nhiễm trùng, bị lẹo do tụ cầu. Thuốc kháng sinh thường được dùng có dạng bào chế là thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt.

Dùng thuốc giảm đau nếu người bệnh thấy triệu chứng đau khó chịu.

5.4 Phẫu thuật can thiệp

Rạch thoát lưu mủ: đây là thủ thuật cần được thực hiện ở bệnh viện do bác sĩ nhãn khoa thực hiện.

Khi mới xuất hiện (chưa tạo mủ), bệnh nhân cần giữ vệ sinh và chườm ấm, dùng kháng sinh kháng viêm. Lẹo nhỏ có thể tự tiêu hết, không cần chích rạch. Khi đã tạo mủ, khu vực lẹo cần được rạch thoát lưu mủ. Các bước rạch thoát lưu mủ: 

Gây tê tại chỗ bằng thuốc tê bôi hoặc tiêm dưới da để giảm đau cho bệnh nhân.

Dùng kẹp cố định lẹo cho dễ rạch thoát mủ.

Thực hiện thủ thuật rạch do bác sĩ thực hiện. Bệnh nhân không nên tự làm ở nhà. Đường rạch phải song song với bờ mi để tránh làm đứt cơ vòng cung mi, đồng thời giúp vết mổ dễ liền.

Băng mắt để bảo vệ hạn chế nhiễm khuẩn sau thủ thuật.

Sau khi rạch, cần dùng kháng sinh kháng viêm. Đồng thời vệ sinh rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý sau khi vết rạch đã liền.

Trường hợp người bệnh bị lẹo đã vỡ mủ, cần chích để rút sạch mủ, đồng thời kê thuốc kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật.

Hẹn bệnh nhân tái khám sau 3-5 ngày. Dặn bệnh nhân hạn chế dụi tay vào mắt. [4] 

6 Phòng bệnh lẹo mắt

Để phòng ngừa lẹo mắt, cần duy trì các thói quen sau:

Rửa mắt thường xuyên với nước muối sinh lý khi đi ngoài đường nhiều bụi bặm. 

Không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá theo dân gian. Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Đeo kính mỗi khi ra đường. 

Nên thay mascara 6 tháng/ lần do mascara có thể là ổ chưa vi khuẩn.

Rửa sạch mắt sau khi trang điểm mắt bằng dầu tẩy trang chuyên dùng chô người trang điểm.

Vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ trước và sau khi đeo.

Tránh dùng chung khăn mặt, khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

Rửa sạch mắt sau khi trang điểm để phòng ngừa bệnh lẹo mắt
Rửa sạch mắt sau khi trang điểm để phòng ngừa bệnh lẹo mắt

Rửa tay thường xuyên, hạn chế cho tay lên mắt. Đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác bị lẹo do nhiễm khuẩn. Cần rửa sạch tay sau khi tiếp xúc.

Ngoài những cách phòng ngừa trên, người bệnh cần duy trì không gian sống sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây lẹo mắt.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Kierstan Boyd (Ngày đăng 18 tháng 11 năm 2021). What Are Styes and Chalazia?, American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Whitney Seltman (Ngày đăng 13 tháng 4 năm 2021). What Is a Stye?, WebMD. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Cleveland Clinic (Ngày đăng 13 tháng 10 năm 2021). Stye, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021
  4. ^  Rena Goldman (Ngày đăng 1 tháng 7 năm 2020). The 8 Best Stye Remedies, Healthline. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 3 Thích

    Sau khi rạch mủ để chữa lẹo mắt thì có cần kiêng gì không?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lẹo mắt: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa lẹo 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lẹo mắt: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa lẹo
    CC
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633