1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Laser Ruby Q-Switched, hệ số hấp thụ và hiệu ứng kích thước điểm - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Laser Ruby Q-Switched, hệ số hấp thụ và hiệu ứng kích thước điểm - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Laser Ruby Q-Switched, hệ số hấp thụ và hiệu ứng kích thước điểm - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Trungtamthuoc.com - Với chromophore mục tiêu là melanin, laser ruby Q-switched được sử dụng rộng rãi trong điều trị sắc tố biểu bì, lớp bì và xóa hình xăm nằm sâu trong lớp bì. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về đặc điểm và ứng dụng của laser ruby Q-switched trong da liễu.

CHƯƠNG 4: Laser Ruby Q-Switched, hệ số hấp thụ và hiệu ứng kích thước điểm, dịch từ sách Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population, xuất bản năm 2022

Tác giả: Jae Dong Lee Min và Jin Maya Oh 

Dịch: Các bác sĩ Da liễu thẩm mỹ group 

Tải bản PDF sách TẠI ĐÂY

1 Tổng quan về Laser Ruby Q- Switched

Bước sóng của laser ruby Q-switched là 694 nm, có hệ số hấp thụ melanin cao nhất so với hemoglobin (Bảng 4.1). Thời gian xung (PD) của laser ruby Q-switched là 40 ns và TRT của melanosome là 250-100 ns 11. 21, và vì TRT > PD trong quá trình phá huỷ quang nhiệt chọn lọc, laser ruby Q- switched phù hợp để điều trị melanosome. Tuy nhiên, trong laser ruby Q-switched, mục tiêu thực sự của chúng tôi không phải là melanosome, là các bào quan dưới tế bào, mà là các tế bào như tế bào sừng hoặc tế bào hắc tố có melanosome. Vì TRT (15- 30 µs [3]) của tế bào quá lớn so với PD (<50 ns) của laser Q-switched, laser Q-switched không thể phá hủy trực tiếp các tế bào, nhưng một hiệu ứng quang âm (một dạng hiệu ứng quang cơ) gây ra sóng xung kích hoặc tạo khoang có thể được dùng để làm nổ các melanosome nhằm làm tổn thương nhân hoặc màng tế bào, qua đó gián tiếp phá hủy các tế bào sừng hoặc tế bào hắc tố để gây hoại tử (Phần 1.11, Chương 1).

Vì bước sóng của laser ruby Q-switched có hệ số hấp thụ hemoglobin thấp nên nguy cơ tổn thương mạch máu thấp. Nhưng tăng sắc tố sau viêm (PIH), mối quan tâm chính, không chỉ do tổn thương mạch máu (Phần 19.6 ở Chương 19). Đối với PIH, sóng xung kích quan trọng hơn tổn thương mạch máu. Bước sóng càng ngắn thì hệ số hấp thụ melanin càng cao và sóng xung kích càng lớn. Do đó, laser ruby Q-switched có tỷ lệ PIH thấp hơn 532 nm, nhưng tỷ lệ PIH cao hơn 755 nm hoặc 1064 nm (Bước sóng càng dài thì càng an toàn. Mục 2.7 ở Chương 2). Ngoài ra, do sóng xung kích mạnh nên tình trạng giảm sắc tổ, hiếm khi được thấy ở laser Nd:YAG Q-switched 1064 nm, thường được ghi nhận khi điều trị bằng laser ruby Q-switched. Độ sâu thâm nhập quang học (OPD) là 750 µm [1], có hiệu quả trong điều trị lớp biểu bì và lớp bì nông [độ dày của lớp biểu bì là 100 µm, và độ dày của da là 1000 đến 2000 µm (1-2 mm) [41]. Vì vậy, mặc dù hiệu quả điều trị các sắc tố biểu bì và ABNOM nằm ở lớp bì nông là cao nhưng rất khó để loại bỏ hoàn toàn các hạt hình xăm hoặc bớt Ota nằm sâu.

Bảng 4.1 Thông số kỹ thuật của laser ruby Q- switched (TattooStar R, Asclepion Laser Technologies GmbH, Jena, Germany) 

Loại laser                                                              

Laser ruby Q-switched                      

Bước sóng

694nm

Kích thước điểm

2.5, 4, 5, tùy chọn 6mm

Thời gian xung

khoảng 40 ns

Mật độ năng lượng

Max. 23 J/cm2 (1,2 J)

Tần số

0,5–2 Hz

2 Laser ba cấp và bốn cấp

Về mặt lý thuyết, để tạo ra sự phát xạ kích thích, môi trường laser chỉ cần ở trạng thái kích thích và trạng thái cơ bản (trạng thái nghỉ). Nhưng các môi trường có trạng thái ổn định giả là trạng thái cân bằng giữa trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích được sử dụng trong laser thực [5].

Hình 4.1 Laser ba cấp. [6]
Hình 4.1 Laser ba cấp. [6]
Hình 4.2 Laser bốn cấp. [6]
Hình 4.2 Laser bốn cấp. [6]

Do đó, laser có trạng thái cơ bản, kích thích và ổn định giả được gọi là laser ba cấp và laser có hai trạng thái ổn định giả được gọi là laser bốn cấp. Laser ba và bốn cấp điển hình lần lượt là laser ruby và laser Nd: YAG (Hình 4.1 và 4.2) [7].

Trong laser ba cấp, cấp laser thấp hơn ở trạng thái cơ bản nên có nhiều electron ở mức năng lượng thấp. Do đó, cần có năng lượng cao để đảo ngược và đèn flash có công suất cao được sử dụng. Do đó, laser ba cấp thường là laser xung dạng sóng. Bởi vì laser ba cấp cần công suất cao nên giá thành đắt tiền nhưng laser có thể tạo ra năng lượng rất cao (năng lượng xung 20 J). Mặt khác, laser bốn cấp cần năng lượng thấp để đảo ngược vì vậy có thể sử dụng đèn flash công suất thấp. Do đó, hầu hết các laser xung liên tục đều sử dụng laser bốn cấp [7]

Vi laser ruby Q-switched là laser ba cấp cần đèn flash công suất cao nên chi phí mua cao và chi phí bảo trì cao vì đèn flash cần được thay thế thường xuyên và máy bị hư hỏng nhiều. Ngoài ra, tốc độ chậm (tới 2 Hz), kích thước điểm nhỏ và năng lượng ra cũng không ổn định.

3 Chỉ định

Vì chromophore mục tiêu là melanin nên laser ruby Q-switched được sử dụng để điều trị các sắc tố biểu bì và lớp bì (Bảng 4.2) và xóa hình xăm nằm sâu trong lớp bì. Mặc dù laser ruby Q-switched có thể được sử dụng để điều trị nevus hắc tố nhưng không thể loại bỏ tất cả trong 1 lần vì các photon không thể xuyên sâu vào nevus dày có sắc tố đen (hiệu ứng khối). Do đó, laser Q-switched không được sử dụng đơn độc để điều trị nevus hắc tố mà được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ sau các laser bóc tách như laser CO2. Trong trường hợp điều trị hình xăm, hiệu quả điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào màu sắc của hình xăm. Vì màu bổ sung của màu xanh lá cây là màu đỏ nên hình xăm màu xanh lá cây được hấp thụ tốt bởi laser ruby Q-switched có bước sóng màu đỏ và có hiệu quả, trong khi hình xăm màu đỏ không thể được hấp thụ và hầu như không có tác dụng [2]. Ngoài ra, laser ruby Q-switched có hiệu quả trong điều trị hình xăm đen như các loại laser Q-switched khác (Bảng 4.3) (1)

Bảng 4.2 Khối u và nevus hắc tố

Tổn thương tế bào hắc tổ biểu bì                             

1. Tàn nhang

2. Lentigo                                                 

3. Dát cafe                                                            

4. Nevus spilus

5. Bót Becker

Tổn thương tế bào hắc tố lớp bi

1. Bớt Mông Cổ

2. Nevus Ota

3. Nevus Ito

4. Bót Hori

Nevus tế bào hắc tố

5. Nevus hắc tố mắc phải

6. Nevus hắc tố bẩm sinh

7. Các dạng đặc biệt

Bảng 4.3 Màu sắc hình xăm và laser Q-switched tương ứng. [2]

Màu sắc hình xăm

Thời gian xung (ns)    

Bước sóng (nm)    

Laser Qswitched

Đỏ

5-10

532

Frequency- doubled

Nd:YAG

Đen, xanh dương, xanh lá cây            

25-40 

694

Ruby

Đen, xanh dương, xanh lá cây

50-100

755

Alexandrite

Đen, xanh dương

5-10

1064

Nd:YAG

Ngoài ra, laser ruby Q-switched có thể được sử dụng để điều trị nám và PIH, nhưng do kích thước điểm không lớn, tốc độ (tần số, Hz) chậm và tuổi thọ của đèn ngắn, đắt tiền nên điều này không được khuyến khích. Do đó, laser ruby Q- switched không phù hợp để thực hiện laser toning thông thường.

4 Hệ số hấp thu

Tất cả các laser Q-switched đều có thời gian xung cố định và không cần làm mát biểu bì, vì vậy nếu mua một loại laser cu thể (chọn bước sóng), thì chỉ cần điều chỉnh spot size, mật độ năng lượng và tần số (Hz) trong sáu thông số của laser. Vì laser ruby Q-switched không nhanh (Hz), nên các thông số cần điều chỉnh là mật độ năng lượng và kích thước điểm. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ số hấp thụ và kích thước điểm thích hợp liên quan đến mật độ năng lượng.

Có thể cho rằng hệ số hấp thụ của một thể nhiễm sắc (chromophore) cụ thể có giá trị không đổi, nhưng điều này không đúng. Ngay cả với cùng một chromophore, hệ số hấp thụ phụ thuộc vào “nồng độ của chromophore" [9. Ngoài ra, chromophore giả thiết của chúng ta là một mục tiêu duy nhất, nhưng chromophore thực tế là một nhóm mục tiêu. Ví dụ, khi điều trị sắc tố, mục tiêu đơn là melanosome, nhưng nồng độ melanosome là khác nhau đối với mỗi tế bào hắc tố chứa melanosome. Ngoài ra, nồng độ tế bào hắc tố cũng khác nhau ở mỗi loại lentigo chứa tế bào hắc tố. Do đó, mặc dù mục tiêu là các melanosome giống nhau, nhưng các lentigo sáng màu có hệ số hấp thụ thấp trong khi các lentigo sẫm màu có hệ số hấp thụ cao. Vì nhiệt độ phải nằm trong cửa sổ trị liệu (Phần 2.7 ở Chương 2), khi hệ số hấp thụ cao, mật độ năng lượng phải được giảm xuống để tránh tác dụng phụ do nhiệt độ cao gây ra và khi hệ số hấp thụ thấp, mật độ năng lượng phải được tăng lên để thấy được hiệu quả (công thức bên dưới [10]). Đó là lý do tại sao theo kinh nghiệm, chúng ta biết rằng chúng ta nên điều trị yếu ở “tổn thương tổi màu" mạnh ở và "tổn thương sáng màu”.

ΔT = [(Fz.μa)/ρc]/[τr/(τr+τp)]g/2

• ΔT: Độ tăng nhiệt độ của mục tiêu

• μa: hệ số hấp thụ

• Fz: mật độ năng lượng dưới bề mặt tại chỗ

• ρ: mật độ

• c: nhiệt dung riêng

• g: hệ số hình học (1 đối với mặt phẳng, 2 đối với hình trụ và 3 đối với hình cầu)

• τp: thời gian xung laser

• τr: thời gian giãn nhiệt của mục tiêu (TRT)

Từ đó, có thể rút ra hai kết luận:

1. Các tổn thương khác nhau có nồng độ khác nhau nên năng lượng phải được kiểm soát khác nhau. Nói cách khác, điều trị yếu ở “tổn thương tối màu" mạnh ở và "tổn thương sáng màu”.

2. Không có tham số tuyệt đối.

5 Phương pháp giảm hội tụ

Vì mật độ năng lượng phải được điều chỉnh theo nồng độ của tổn thương nên mật độ năng lượng phải thay đổi cho từng tổn thương. Tuy nhiên, việc điều trị một tổn thương, sau đó điều chỉnh mật độ năng lượng của bảng thiết bị, rồi điều trị tổn thương tiếp theo thì quá rườm rà và mất nhiều thời gian nên thường có bác sĩ sử dụng phương pháp giảm hội tụ. Laser ruby Q-switched, giống như laser CO2, có cùng số lượng photon khi tay cầm được nâng lên cao hơn khỏi da, nhưng kích thước điểm tăng lên, do đó mật độ năng lượng, là số lượng photon/diện tích (đơn vị J/cm²) ), giảm đi. Do đó, các tổn thương sáng màu có thể được điều trị bằng cách hội tụ, và các tổn thương tối màu có thể được điều trị bằng cách làm giảm hội tụ và giảm mật độ năng lượng. Điểm quan trọng trong phương pháp giảm hội tụ là khái niệm rằng sự thay đổi mô của tổn thương phải giống nhau bất kể hội tụ hay giảm hội tụ, do đó điểm cuối lâm sàng phải giống nhau.

Spot size lớn và tốc độ nhanh (Hz) không sẵn có với laser ruby Q-switched. Vi vậy, nhiều bác sĩ sử dụng phương pháp giảm hội tụ để có thể thực hiện thủ thuật nhanh. Khi nám và sắc tố biểu bì xuất hiện cùng lúc, tay cầm có thể nâng lên cao khi chiếu laser nám và hạ xuống khi chiếu laser sắc tố biểu bì, sử dụng phương pháp giảm hội tụ để thực hiện quy trình nhanh chóng. Ngoài ra, laser Q-switched Nd:YAG có thê kiểm soát mật độ năng lượng ở các khoảng 0,1 J/cm², nhưng laser ruby Q-switched kiểm soát mật độ năng lượng ở các khoảng 0,5 J/cm², do đó việc kiểm soát mật độ năng lượng chính xác là rất khó. Để bù đắp cho điều này, phương pháp giảm hội tụ được sử dụng trong laser ruby Q-switched.

Tuy nhiên, phương pháp giảm hội tụ cần có kinh nghiệm vì khoảng cách phải được điều chỉnh chính xác bằng cách đánh giá nồng độ của tổn thương ngay lập tức. Phương pháp dựa vào kinh nghiệm này là rất không chính xác và kết quả khác nhau tùy thuộc vào bác sĩ. Vì vậy, tôi không chủ động khuyên dùng phương pháp giảm hội tụ.

6 Hiệu ứng kích thước điểm

Cùng tìm hiểu về hiệu ứng kích thước điểm. Giả sử có một spot size lớn là 1 cm² và một spot size nhỏ là 0,5 cm², lần lượt 10 và 5 photon được bắn ra và có 2 photon không bị hấp thụ bên ngoài chùm tia. Tám photon sẽ bị hấp thụ với spot size lớn và 3 photon với spot size nhỏ (Hình 4.3). Mật độ năng lượng là số lượng photon trên một đơn vị diện tích, do đó năng lượng của tia laser là 10 J/cm² ở cả hai spot size, nhưng bên trong da, năng lượng là khác nhau (lần lượt là 8 J/cm² và 6 J/cm²). Nói cách khác, spot size càng lớn thì năng lượng thực tế trong da càng cao. Lý do cho điều này là vì các photon bị lệch khỏi hướng laser và do đó không bị hấp thụ là không đổi. Do đó, spot size càng lớn thì tỷ lệ phần được hấp thụ tương đối càng cao. Nói cách khác, phần không được hấp thụ là “hằng số” và mật độ năng lượng là một “tỷ lệ”.

Hình 4.3 Số lượng photon theo spot size. Nếu spot size là 1 cm² và 0,5 cm² và mật độ năng lượng đều là 10 J/cm² thì số lượng photon được giả định lần lượt là 10 và 5. [11]
Hình 4.3 Số lượng photon theo spot size. Nếu spot size là 1 cm² và 0,5 cm² và mật độ năng lượng đều là 10 J/cm² thì số lượng photon được giả định lần lượt là 10 và 5. [11]

Tóm lại, năng lượng trong da tương đối thấp ở spot size nhỏ và tương đối cao ở spot size lớn. Vậy nên làm gì khi chuyển đổi spot size với cùng mật độ năng lượng? Việc giảm spot size ở cùng mật độ năng lượng sẽ dẫn đến sự hấp thụ năng lượng thấp hơn, không gây ra tác dụng phụ nhưng hiệu quả kém hơn. Nếu spot size tăng lên, năng lượng thực tế sẽ cao hơn năng lượng ban đầu nên có khả năng xảy ra tác dụng phụ cao. Do đó, khi tăng spot size, nên giảm mật độ năng lượng.

Vậy nên làm gì để có được năng lượng như nhau trong da ở các spot size khác nhau? Hình 4.4 cho thấy số lượng photon được chuyển đổi thành mật độ năng lượng từ Hình 4.3. Trước đó, ở mức 10 J/cm² của tay cầm, mật độ năng lượng trong da là 8 J/cm² đối với spot size lớn và 6 J/cm² đối với spot size nhỏ. Để tạo ra năng lượng tương đương trong da với spot size nhỏ, cần tăng mật độ năng lượng của tay cầm. Để tạo ra năng lượng tương tự ở mức 8 J/cm² trong da với spot size nhỏ, năng lượng phải được nâng cao hơn năng lượng của tay cầm ban đầu là 10 J/cm², ví dụ, nên tăng lên 12 J/cm². Điều quan trọng cần lưu ý là sự tán xạ xảy ra chủ yếu ở lớp bì. Sự tán xạ không xảy ra ở lớp biểu bì. Do đó, năng lượng của spot size lớn ở biểu bì là 10 J/cm² nhưng năng lượng của spot size nhỏ là 12 J/cm². Nói cách khác, spot size nhỏ có năng lượng biểu bì tương đối cao so với spot size lớn và có nhiều khả năng gây tác dụng phụ lên lớp biểu bì. Vì vậy, để tạo được tác động tương tự ở lớp bì, việc tăng spot size là phương pháp bảo vệ lớp biểu bì.

Hiệu ứng spot size có thể được tóm tắt như sau.

1. Spot size càng lớn thì độ sâu thâm nhập của tia laser càng sâu.

2. Khi tăng spot size ở cùng mật độ năng lượng, nên giảm mật độ năng lượng.

3. Khi điều trị lớp bì, nên sử dụng spot size lớn để bảo vệ lớp biểu bì.

Hình 4.4 Số lượng photon được chuyển đổi thành năng lượng từ Hình 4.3. Giá trị của “kích thước điểm nhỏ” là giá trị giả định của mật độ năng lượng cần thiết cho lớp biểu bì và tay cầm khi điều chỉnh mật độ năng lượng của lớp bì thành 8 J/cm². [11]
Hình 4.4 Số lượng photon được chuyển đổi thành năng lượng từ Hình 4.3. Giá trị của “kích thước điểm nhỏ” là giá trị giả định của mật độ năng lượng cần thiết cho lớp biểu bì và tay cầm khi điều chỉnh mật độ năng lượng của lớp bì thành 8 J/cm². [11]

7 Xác định spot size

Chúng ta nên xác định spot size như thế nào? Nghĩ về điều trị biểu bì và điều trị lớp bì tương ứng. Đầu tiên, các chromophore nằm sâu có thể được xử lý bằng spot size lớn hơn. Tuy nhiên, khi xử lý lớp biểu bì, không có sự tán xạ và spot size không liên quan vì độ sâu của chromophore nông. Nhưng nếu spot size lớn, quy trình điều trị bằng laser có thể được thực hiện nhanh chóng. Mặt khác, nếu spot size lớn, chẳng hạn như khi bệnh nhân có tông da mặt sẫm màu trong quá trình điều trị lentigo, tỉnh trạng giảm sắc tố “tương đối” có thể xảy ra do đáp ứng ở cả lentigo và mô bình thường (phần 2, Chương 20). Một ví dụ điển hình là vết “dấu hổ” dạng thanh xuất hiện sau IPL. Vết "dấu hổ" phục hồi nhanh hơn các tình trạng giảm sắc tố khác và không tồn tại lâu dài nhưng độ tương phản màu sắc xuất hiện một cách không tự nhiên và sau đó có thể xảy ra PIH hình thanh. Để giảm thiểu điều này, nên sử dụng spot size nhỏ hơn để điều trị biểu bì ở những bệnh nhân có tông màu da tối

Thứ hai, spot size lớn sẽ có lợi khi điều trị lớp bì (hiệu ứng spot size). Tuy nhiên, nếu spot size tăng lên thì sẽ có giới hạn về năng lượng đầu ra, do đó không thể tạo được mật độ năng lượng cao. Vậy thì spot size thích hợp để điều trị lớp bì là bao nhiêu? Có nhiều ý kiến khác nhau về điều này. Ross và cộng sự tuyên bố rằng spot size phải lớn hơn ít nhất bốn lần so với độ sâu thâm nhập quang học (OPD) [12], OPD của 694 nm là 750 µm, vì vậy theo logic này, spot size phải là 3 mm trở lên. Bác sĩ Minho Lee đề xuất rằng, bất kể bước sóng, một nửa spot size tương ứng với độ sâu mục tiêu đối với spot size từ 10 mm trở xuống, để có thể xử lý mục tiêu ở độ sâu này một cách an toàn. Nói cách khác, “quy tắc một nữa” được đề xuất: spot size phải được đặt thành gấp 2 lần độ sâu mục tiêu. Vì độ dày của da trung bình là 2 mm nên theo quy tắc một nửa, khi điều trị toàn bộ lớp biểu bì và bi, spot size phải từ 4 mm trở lên.

Khi tôi sử dụng laser ruby Q-switched, tôi chủ yếu sử dụng spot size 4 mm. Điều này là do khi điều trị lớp biểu bì, tình trạng giảm sắc tố tương đối từ 3-4 mm trở xuống không đáng chú ý, và để điều trị lớp bì, spot size phải từ 3-4 mm trở lên. Spot size lớn hơn sẽ tốt hơn khi điều trị lớp bì, nhưng vì laser ruby Q-switched có bất tiện khi phải thay tay cầm khi thay đổi spot size, nên tôi sử dụng spot size 4 mm mà không thay đổi trừ khi cần thiết.

8 Thông số

Các chỉ định của laser ruby Q-switched là điều trị sắc tố biểu bì, sắc tố lớp bì và điều trị hình xăm. Hãy xem xét các thông số cho từng chỉ định (Bảng 4.4).

Đầu tiên, mật độ năng lượng để điều trị các sắc tố biểu bì, tàn nhang và đốm nâu phải được thiết lập để gây đông tụ. Điểm cuối lâm sàng sẽ tối dần và ban đỏ ngoại vi nhẹ. Thông thường 3 J/cm² là đủ. Tất nhiên, các tổn thương sẫm màu nên được chiếu laser yếu hoặc giảm hội tụ, trong khi các tổn thương sáng màu phải được chiếu laser mạnh và hội tụ (Mục 4.4 và 4.5 ở Chương 4). Khoảng cách thời gian điều trị thích hợp là 4 tuần trở lên để lớp biểu bì được tái tạo (chu kỳ sừng hóa, luân chuyển biểu bì). Tuy nhiên, tôi không điều trị toàn bộ khuôn mặt mà chỉ điều trị vùng da bị sắc tố nên đôi khi tôi đặt khoảng cách thời gian điều trị là 2 tuần một lần. Tàn nhang thường biển mất sau một hoặc nhiều nhất là hai lần điều trị. Tuy nhiên, tàn nhang thường tái phát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bệnh nhân thường đến điều trị mỗi năm một lần. Vì vậy, tôi thông báo với bệnh nhân của mình rằng khi họ tiếp xúc với ánh nắng gắt sau khi điều trị bằng laser, tàn nhang có thể tiếp tục tái phát, nhưng nếu điều trị lặp lại nhiều lần thì sẽ dễ dàng biến mất. Ngoài ra, tôi cũng trấn an bệnh nhân của mình rằng tàn nhang giảm dần theo độ tuổi nên cần phải điều trị bằng laser cho đến lúc đó.

Bảng 4.4 Thông số của laser ruby Q-switched (TattooStar R, Asclepion Laser Technologies, Đức)

Chỉ định

Spot size (mm)

Mật độ năng| lượng (J/cm²)

Nhận xét

Tàn nhang

4

3

Sẽ tái phát

Lentigo

4

3

1-2 lần điều trị

Dát cafe

4

3-4

Không thành công

Nevus Hori

4

3-4

End point: sậm màu hoặc xám

Nevus Ota

4-6

4-6

 

Hình xăm nghiệp dư

4-6

3

5-6 lần điều trị

Hình xăm chuyên

nghiệp, rất đen

4-6

2

5-10 lần điều trị, đôi khi lên tới 20 lần điều trị

Hình xăm chuyên

nghiệp, màu tôi

4-6

3

5-10 lần điều trị, đôi khi lên tới 20 lần điều trị

Hình xăm chuyên

nghiệp, màu xanh lá cây

4-6

3

5-10 lần điều trị, đôi khi lên tới 20 lần điều trị,

có thể xảy ra sự thay đổi màu sắc

Hình xăm trang điểm

4-6

3

Có thể xảy ra sự thay đổi màu sắc

Hình xăm do chất dơ

4-6

2

Các chất dơ có thể nổ nếu là thuốc súng

Thứ hai, nevus Hori, một tổn thương ở lớp bì, có thể gây ra PIH và khiến tình trạng nám trở nên trầm trọng hơn. Tôi coi điểm cuối lâm sàng là làm tối màu hoặc xám đi để phá hủy nhẹ các tế bào bằng sóng xung kích và tạo khoang. Xem xét khả năng tái tạo da của lớp bì, tôi khuyến cáo nên thực hiện 3-4 J/cm², 3-4 lần điều trị trở lên trong khoảng cách thời gian 3 tháng. Tuy nhiên Kenichirous Kasai, tác giả cuốn “Skin Spot Treatment Clinics”, sử dụng 5-8 J/cm² để làm trắng ngay lập tức và khuyến cáo 1-2 lần điều trị trong khoảng cách thời gian 6 tháng, cân nhắc thời gian để PIH biến mất ngay cả khi nó xảy ra (13). Vi nevus Hori đôi khi đi kèm với nám và PIH thường xuyên xảy ra trong quá trình điều trị nên tôi ấn định thời gian điều trị kéo dài hơn một năm và trấn an bệnh nhân rằng mặc dù khuôn mặt có thể trở nên sẫm màu và tệ hơn trong quá trình điều trị nhưng chắc chắn nó sẽ biến mất nếu tiếp tục điều trị.

Thứ ba, tốt hơn nên điều trị bớt Ota và hình xăm với spot size lớn vì chúng nằm sâu trong lớp bì (spot size 5-6 mm). Trong trường hợp xăm lại, mặc dù màu sắc nhìn thấy được không tối nhưng phản ứng của laser có thể mạnh do nồng độ chromophore cao. Vì vậy, trước khi thực hiện thủ thuật, nên hỏi trước tiền sử xăm lại của bệnh nhân và nên tăng năng lượng từng chút một từ mức năng lượng thấp để sóng xung kích và tạo khoang xảy ra, dẫn đến "làm trắng ngay lập tức với đốm xuất huyết muộn”. Việc điều trị nên được thực hiện chậm (1 Hz) trong khi quan sát đáp ứng. Hình xăm màu hoặc hình xăm bán vĩnh viễn có thể bị sẫm màu một cách nghịch lý sau khi chiếu laser, do đó chúng sẽ sẫm màu hơn và có thể không dễ dàng biến mất. Nhưng gần đây, tình trạng sẫm màu nghịch lý được coi là một phần của quá trình điều trị [14]. Vì vậy, cần giải thích trước cho bệnh nhân đầy đủ về việc hình xăm màu hoặc bán vĩnh viễn có thể chuyển sang màu đen trong quá trình điều trị và số lần điều trị cũng như thời gian điều trị có thể tăng lên. Hình xăm chấn thương do thuốc súng không phổ biến ở Hàn Quốc, nhưng nếu một chất như thuốc súng xâm nhập vào da như hình xăm, nó có thể phát nổ khi chiếu laser, vì vậy nên hỏi nguyên nhân gây ra vết xăm chấn thương trước khi thực hiện. Vì laser ruby Q- switched có bước sóng đỏ (694 nm), nên nó có hiệu quả đối với hình xăm màu xanh lá cây, nhưng không hiệu quả đối với hình xăm màu đỏ cùng màu. Nevus Ota thường biến mất sau 6 lần điều trị trong khoảng cách thời gian 3 tháng để tái tạo lớp bì và thường cần 1-2 năm. Khoảng cách giữa các lần điều trị hình xăm là 2-3 tháng. Hình xăm nghiệp dư thường cần 5 lần điều trị và hình xăm chuyên nghiệp thường cần 10-15 lần điều trị, nhưng có thể cần tới 20 lần điều trị.

Vì laser Q-switched không gây đau nhiều nên hiếm khi cần gây tê tại chỗ. Nhưng để có một quy trình thoải mái hơn và trong trường hợp quy trình xác nhận điểm cuối lâm sàng rõ ràng, tôi áp dụng liệu pháp bôi tê tại chỗ trong 20 phút trước khi thực hiện điều trị bằng laser.

9 Tài liệu tham khảo

1. Goldman MP. Cutaneous and cosmetic laser surgery. Philadelphia: Mosby Elsevier; 2006.

2. Allemann IB, Goldberg DJ. Basics in dermatological laser applications. Karger Medical and Scientific Publishers; 2011.

3. Kang WH. Treatment strateties for pigmentation dis- orders in skin (Korean). Seoul: Hansol Medical; 2013.

4.Textbook compilation committee in Korean Dermatological Association. TEXTBOOK OF DERMATOLOGY, seventh edition (Korean). Seoul: McGraw-Hill Education Korea, Ltd; 2020.

5. Kauvar A, Hruza G. Principles and practices in cutaneous laser surgery. CRC Press; 2005.

6. Berlien H-P. Applied laser medicine. Springer Science & Business Media; 2003.

7. Raulin C, Karsai S. Laser and IPL technology in dermatology and aesthetic medicine. Heidelberg: New York; 2011.

8. Jeong JY. Clinical skin care (Korean). Seoul: MDworld; 2010.

9. Goldman MP. Lasers and energy devices for the skin. [S.I.]: Taylor & Francis; 2013.

10. Keyvan N. Lasers in dermatology and medicine. London: Springer-Verlag, 2012.

11. Gold MH. Lasers and light sources for the removal of unwanted hair. Clin Dermatol. 2007;25(5):443-53. 

12. Ross EV, Ladin Z, Kreindel M, Dierickx C. Theoretical considerations in laser hair removal. Dermatol Clin. 1999;17(2):333-55.

13. Kasai K. Skin spots treatment clinics (Korean edition). Seoul: Shinheung med science; 2007.

14. Serup J, Bäumler W. Diagnosis and therapy of tattoo complications: with atlas of illustrative cases. Karger Medical and Scientific Publishers; 2017.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633