1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Laser Nd: YAG xung dài và phương trình Arrhenius - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Laser Nd: YAG xung dài và phương trình Arrhenius - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Laser Nd: YAG xung dài và phương trình Arrhenius - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Trungtamthuoc.com - Với những ưu điểm vượt trội, Laser Nd: YAG xung dài ngày càng được sử dụng rộng rãi trong triệt lông bằng laser, điều trị mạch máu và trẻ hóa không bóc tách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về đặc điểm và ứng dụng của Laser Nd: YAG xung dài trong da liễu.

CHƯƠNG 7: Laser Nd: YAG xung dài và phương trình Arrhenius, dịch từ sách Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population, xuất bản năm 2022

Tác giả: Jae Dong Lee Min và Jin Maya Oh

Dịch: Các bác sĩ Da liễu thẩm mỹ group

Tải bản PDF sách TẠI ĐÂY

1 Tổng quan về Laser Nd:YAG xung dài

Thông thường, chỉ có một bước sóng phát ra với một thiết bị laser, nhưng các loại laser đang được phát hành gần đây có thể phát nhiều bước sóng trong một thiết bị. V- laser (WONTECH Co. Ltd. Daejeon, Hàn Quốc) kết hợp laser KTP xung dài (532 nm) và laser Nd:YAG xung dài (1064 nm) để có được bước sóng 532 nm và 1064 nm trong một thiết bị laser (Hình 7.1). Chương này mô tả laser Nd:YAG xung dài và tập trung vào bước sóng 1064 nm.

Bước sóng 1064 nm có hệ số hấp thụ thấp đối với cả 3 chromophore chính của da là melanin, hemoglobin và nước nên có thể điều trị sâu trong lớp bì. Chromophore có hệ số hấp thụ cao nhất là melanin, tiếp theo là hemoglobin và nước. Xem xét các đặc tính của laser Nd:YAG xung dài 1064 nm theo chromophore. Đầu tiên, laser Nd: YAG xung dài có hiệu quả trong việc triệt lông vì hệ số hấp thụ melanin cao hơn so với các chromophore khác. Đặc biệt, nó có bước sóng dài nhất so với các loại laser triệt lông khác nên có thể sử dụng an toàn để triệt lông cho những làn da sẫm màu hơn (Phần 2.7 ở Chương 2) [1]. Thứ hai, khi tác động nhiệt lên hemoglobin, metHb được tạo ra, có hệ số hấp thụ cao hơn oxyHb và melanin ở bước sóng 1064 nm. Do đó, laser Nd:YAG xung dài có thể được sử dụng để điều trị mạch máu. Tuy nhiên, so với PDL, có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ như bỏng do đông tụ ở lớp bì xung quanh mạch máu. Cuối cùng, có thể dùng để trẻ hóa không bóc tách (NAR) bằng cách sử dụng nước làm chromophore.

Hình 7.1 Thiết bị laser kết hợp giữa laser KTP xung dài và laser Nd:YAG xung dải (V-Laser, WONTECH Co. Ltd. Daejeon, Korea)
Hình 7.1 Thiết bị laser kết hợp giữa laser KTP xung dài và laser Nd:YAG xung dải (V-Laser, WONTECH Co. Ltd. Daejeon, Korea)

Không giống như các loại laser khác, ở laser Nd: YAG xung dài, thời gian xung có thể được lựa chọn. Có thể chọn thời gian xung ngắn và thời gian xung dài (Bảng 7.1). Thời gian xung ngắn là 0,3 ms, chủ yếu được sử dụng trong kỹ thuật genesis. Thời gian xung dài từ 5 ms đến 60 ms.

Bảng 7.1 Thông số kỹ thuật của laser Nd:YAG xung dài (V-Laser, WONTECH Co., Korea)

Bước sóng

1064nm

532 nmGenesis

Năng lượng

50 J

10 J4 J

Thời gian xung

5 to 60 ms

1 to 40 ms0.3 ms (300 μ)

Tần số

0.5 to 5 Hz

0.5 to 3 Hz0.5 to 10 Hz

Spot size

2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12 mm

Hệ thống làm mát

Sapphire window contact cooling (16 mm)

Nhiệt độ làm mát.

5–20°C

Có tổng cộng 8 đầu với spot size từ 2 đến 12 mm và spot size có thể được điều chỉnh bằng cách thay đầu.

Thiết bị làm mát biểu bì sử dụng phương pháp làm mát tiếp xúc bằng đầu sapphire và cài đặt nhiệt độ da có thể được điều chỉnh tổng cộng 4 bước (5, 10, 15 và 20°C). So với các loại laser khác, bước sóng 1064 nm có độ xuyên quang học sâu nhất nên nếu không làm mát biểu bì sẽ có nguy cơ bỏng sâu và để lại sẹo rất cao. Vì vậy, khi sử dụng laser Nd:YAG xung dài, cần kiểm tra hệ thống làm mát.

2 Chỉ định

Các chỉ định của laser Nd:YAG xung dài là triệt lông bằng laser, điều trị mạch máu và trẻ hóa không bóc tách. 

Đầu tiên, triệt lông bằng laser. Laser Nd: YAG xung dài gây đau và thời gian xung không thể giảm xuống dưới 5 ms, do đó hiệu quả bị hạn chế trên lông mỏng. Bởi vì laser Nd: YAG xung dài có bước sóng dài hơn các loại laser triệt lông khác nên đây là loại laser thích hợp nhất để triệt lông bằng laser cho làn da sẫm màu hơn. Tuy nhiên, vì người Hàn Quốc không có làn da tối màu (loại da Fitzpatrick loại VI), nên laser Nd: YAG xung dài không thực sự cần thiết cho mục đích triệt lông. Với mục đích triệt lông, tôi chủ yếu sử dụng laser alexandrite xung dài, ít gây đau và hiệu quả ngay cả với những sợi lông mông.

Thứ hai, điều trị mạch máu. Với thời gian xung từ 4 ms trở lên, metHb được tạo ra [2]. MetHb này được sử dụng để điều trị mạch máu. Laser Nd: YAG xung dài có thể sử dụng thời lượng xung ngắn 0,3 ms và thời lượng xung dài từ 5 ms trở lên. Có thể điều trị các mạch máu nhìn thấy được bằng cách sử dụng thời gian xung từ 5 ms trở lên, do đó rất khó điều trị ban đỏ lan tỏa (TRT < 4,5 ms), khi mắt không nhìn thấy được mạch máu [31. Và vì laser Nd:YAG xung dài có hệ số hấp thụ metHb cao ở bước sóng 1064 nm và có nguy cơ để lại sẹo ở nhiệt độ đủ cao để gây ra đốm xuất huyết, nên cần thận trọng khi kiểm soát mật độ năng lượng. Do thời gian xung dài, nó cũng có thể được sử dụng cho các tổn thương mạch máu có TRT dài như u hạt sinh mủ [4], hồ tĩnh mạch (5), và u máu do tuổi già, và cũng có thể được sử dụng để loại bỏ mụn cóc [6]

Thứ ba, trẻ hóa không bóc tách. Để trẻ hóa không bóc tách, có các phương pháp A và B theo phương trình Arrhenius (Mục 7.3 ở Chương 7). Phương pháp A là phương pháp rút ngắn thời gian xung và sử dụng năng lượng cao, có nguy cơ tác dụng phụ cao và có thể gây đau dữ dội. Đây là lý do tại sao tôi chủ yếu sử dụng kỹ thuật Genesis, là kỹ thuật chiếu xạ lặp đi lặp lại với thời gian phát xung là 0,3 ms (Phương pháp B của phương trình Arrhenius).

3 Phương trình Arrhenius

Khi photon của laser gặp chromophore, nhiệt độ sẽ tăng lên. Trong số các phản ứng da do laser gây ra, hiện tượng đông tụ, bay hơi, cacbon hóa và tan chảy xảy ra trong hiệu ứng quang nhiệt. Trong số những hiện tượng này, phương trình Arrhenius được áp dụng ở nhiệt độ dưới 100°C nơi không xảy ra hiện tượng hóa hơi. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ xem xét ý nghĩa của phương trình Arrhenius chứ không phải bản thân phương trình Arrhenius. Phương trình Arrhenius có hai ý nghĩa.

Đầu tiên, đối với sự biến tính của mô, không chỉ nhiệt độ mà cả thời gian cũng rất quan trọng. Ví dụ, sự thoái hóa mô giống nhau xảy ra trong hơn 1 giây ở 65°C và hơn 10 giây ở 57 °C (Hình 7.2). Không có nhiệt độ tuyệt đối cho sự thoái hóa hoặc đông tụ của mô. Thời gian cũng như nhiệt độ phải được xem xét. Do đó, có nhiều thông số khác nhau cho sự thoái hóa mô ở nhiệt độ dưới 100°C.

Hình 7.2 Mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ trong tổn thương mô. Ngưỡng tổn thương mô ở mỗi nhiệt độ phụ thuộc vào năng lượng laser và thời gian phát xung. Trong khoảng thời gian xung là 1 giây, 65°C là ngưỡng, trong khi đối với thời gian xung là 10 giây thì 57°C là ngưỡng. [7]
Hình 7.2 Mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ trong tổn thương mô. Ngưỡng tổn thương mô ở mỗi nhiệt độ phụ thuộc vào năng lượng laser và thời gian phát xung. Trong khoảng thời gian xung là 1 giây, 65°C là ngưỡng, trong khi đối với thời gian xung là 10 giây thì 57°C là ngưỡng. [7]

Thứ hai, tồn tại một ngưỡng, và sự thoái hóa mô sẽ không xảy ra nếu ngưỡng này không bị vượt quá. Chúng tôi biết rằng việc điều trị sắc tố biểu bì bằng IPL sẽ không có tác dụng trừ khi nó vượt quá một mức năng lượng nhất định (ngưỡng tổn thương). Ngoài ra còn có một ngưỡng mà tác dụng phụ xảy ra. Chúng ta biết rằng khi sử dụng laser không bóc tách, nếu tăng năng lượng vừa phải thì có thể thấy được hiệu quả như mong muốn, nhưng nếu tăng năng lượng thêm một chút sẽ xuất hiện sẹo do bỏng (ngưỡng sống sót). Calderhead đưa ra khái niệm về ngưỡng tổn thương và ngưỡng sống sót bằng cách tính đến tổn thương mô có thể đảo ngược và không thể phục hồi bao gồm biến tính mô và chết tế bào (Hình 7.3).

Mục đích của trẻ hóa không bóc tách (NAR) là tái cấu trúc collagen. Mặc dù có một số cơ chế của NAR, nhưng cơ chế do tổn thương nhiệt với quá trình lành thương sau đó được coi là cơ chế chính (9). Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết rõ nhưng người ta tin rằng tổn thương nhiệt ở da sẽ phá hủy collagen, dẫn đến việc huy động và kích hoạt các nguyên bào sợi để hình thành Collagen mới. Cơ chế này minh họa một nghịch lý là để hình thành collagen mới thì collagen phải bị phá hủy trước. Mặt khác, Alexiades ghi nhận rằng tác dụng của NAR tăng lên khi tổn thương collagen nghiêm trọng và khối lượng collagen bị biến tính tăng lên (collagen bị biến tính một phần), nhưng tác dụng giảm khi vượt quá một ngưỡng nhất định (collagen bị biến tính hoàn toàn) [10]. Nghĩa là, các ngưỡng như ngưỡng tổn thương và ngưỡng sống sót được tìm thấy. Vì vậy, tôi nghĩ trong quá trình biến tính collagen, phương trình Arrhenius sẽ giống như Hình 7.4.

Hình 7.3 Ngưỡng tổn thương và ngưỡng sống sót. (a) các phản ứng với liệu pháp ánh sáng cường độ thấp (LLLT). (b) các phản ứng với điều trị bằng laser mức độ trung bình (MLLT) (tổn thương có thể phục hồi) và liệu pháp ánh sáng cường độ cao (HLLT) (tổn thương không thể phục hồi và chết tế bào). [8]
Hình 7.3 Ngưỡng tổn thương và ngưỡng sống sót. (a) các phản ứng với liệu pháp ánh sáng cường độ thấp (LLLT). (b) các phản ứng với điều trị bằng laser mức độ trung bình (MLLT) (tổn thương có thể phục hồi) và liệu pháp ánh sáng cường độ cao (HLLT) (tổn thương không thể phục hồi và chết tế bào). [8]
Hình 7.4 Mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ trong tổn thương mô. Có thể chia thành hai vùng: vùng collagen bị biển tính hoàn toàn và vùng collagen bị biển tính một phần. (7)
Hình 7.4 Mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ trong tổn thương mô. Có thể chia thành hai vùng: vùng collagen bị biển tính hoàn toàn và vùng collagen bị biển tính một phần. (7)

Bảng 7.2 Hai phương pháp trẻ hóa không bóc tách (NAR)

Phương pháp

Thời gian và nhiệt độ

Cửa sổ điều trị

Hạn chế

A

Thời gian ngắn và nhiệt độ cao

Hẹp

Đau, tác dụng phụ

B

Thời gian dài và nhiệt độ thấp

Rộng

Thời gian thực hiện lâu

Tóm lại, có hai phương pháp trẻ hóa không bóc tách (NAR) áp dụng phương trình Arrhenius: Thời gian tiếp xúc ngắn và nhiệt độ cao (phương pháp A) hoặc thời gian tiếp xúc dài và nhiệt độ thấp (phương pháp B), được tóm tắt trong Bảng 7.2.

Sự biển tính một phần của collagen sẽ giống nhau ở cả hai phương pháp: Thời gian tiếp xúc ngắn và nhiệt độ cao (A) hoặc thời gian tiếp xúc dài và nhiệt độ thấp (B). Tuy nhiên, phương pháp A có phạm vi điều trị hẹp. Vì vậy, nó có thể không hiệu quả hoặc có thể gây ra các tác dụng phụ như để lại sẹo. Ngoài ra, đau dữ dội cũng là một vấn đề lâm sàng. Ngược lại, phương pháp B có thể được thực hiện mà không phải lo lắng về tác dụng phụ vì phạm vi điều trị rộng. Tuy nhiên, quy trình cần thời gian dài. Ví dụ: nếu nhiệt độ được duy trì ở mức 45°C thì phải mất ít nhất 1 giờ để nhiệt độ có hiệu quả. Một ví dụ điển hình của phương pháp B là kỹ thuật Genesis.

4 Hạn chế của laser không bóc tách

Trẻ hóa không bóc tách (NAR) không cần thời gian nghỉ dưỡng và ít tác dụng phụ so với trẻ hóa bóc tách. Mặc dù có những ưu điểm này nhưng NAR vẫn có một số nhược điểm so với phương pháp trẻ hóa bóc tách. Hãy xem xét những hạn chế của NAR.

Đầu tiên, NAR kém hiệu quả hơn đáng kể so với trẻ hóa bóc tách [11]. Thứ hai, kết quả không nhất quán. Một số bệnh nhân thấy hiệu quả, trong khi những người khác thì không. Thứ ba, mặc dù gây tê tại chỗ nhưng vẫn cảm thấy khó chịu đáng kể. Cơn đau có thể trầm trọng ở phương pháp A. Thứ tư, thời gian thực hiện thủ thuật rất dài (15-20 phút) đối với phương pháp B, do đó người thực hiện không muốn thực hiện thủ thuật. Nhưng nếu rút ngắn thời gian thực hiện thì hiệu quả sẽ kém hơn [9. 12). Thứ năm, không có điểm kết thúc lâm sàng. Triệu chứng duy nhất có thể nhìn thấy được là ban đỏ, nhưng chúng ta không biết ban đỏ sẽ kéo dài bao lâu và màu đỏ sẽ như thế nào. Triệu chứng tiếp theo quan sát thấy trên da là biểu bì trắng ngay lập tức, đây không phải là điểm cuối lâm sàng mà là điểm cuối cảnh báo cho thấy sự hình thành sẹo. Vì vậy, khi thực hiện NAR cần phải thiết lập trước năng lượng tối đa, số lần bắn tối đa và thời gian tối đa

5 Nguyên bào sợi ở lớp bì nhú và bì lưới

Quá trình lành thương có thể được chia thành hai loại: lành thương sửa chữa và lành thương tái tạo. Lành thương sửa chữa là lành vết thương trong đó các vết thương, như sẹo bỏng, khi lành để lại sẹo và thay đổi thành các mô không có phần phụ biểu bì như nang lông, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn [13]. Ví dụ về khả năng lành thương tái tạo là kỳ nhông và bào thai người. Kỳ nhông có thể tái tạo một chân mới đầy đủ chức năng sau khi chân ban đầu bị cắt bỏ. Ngoài ra, trong ba tháng đầu của thai kỳ, dù thai nhi có bị tổn thương trong tử cung cũng không để lại sẹo. Loại lành thương này được gọi là lành thương tái tạo.

Qua nghiên cứu, Ryan R. Driskell và cộng sự tiết lộ rằng các nguyên bào sợi ở lớp bì nhú và các nguyên bào sợi ở lớp bì lưới có nguồn gốc khác nhau và đóng những vai trò khác nhau trong quá trình lành vết thương. Nghĩa là, các nguyên bào sợi ở lớp bì nhú có liên quan đến quá trình lành thương tái tạo, và các nguyên bào sợi ở lớp bì lưới có liên quan đến quá trình lành thương sửa chữa (Bảng 7.3).

Bảng 7.3 So sánh nguyên bào sợi của trung bì nhú và trung bì lưới

 

Nguyên bào sợi lớp bì nhú

Nguyên bào sợi lớp bì lưới

Lành thương

Tái tạo

Sửa chữa

Sẹo

Không sẹo

Có sẹo

Ví dụ

Kỳ nhông

Thai nhi (3 tháng đầu)

Sẹo bỏng

Ý nghĩa

Thẩm mỹ

Sống sót

Laser bóc tách

Tái tạo bề mặt bằng laser CO2

Laser phân đoạn CO2

Laser không bóc tách

Kỹ thuật genesis

Laser mạch máu

Needle RF

Er:Glass phân đoạn

Tóm lại, nếu tổn thương chỉ giới hạn ở lớp biểu bì và lớp bì nhú, quá trình lành thương tái tạo diễn ra, đó là vai trò của các nguyên bào sợi của lớp bì nhú, và một lớp biểu bì và lớp bì nhú hoàn toàn mới được hình thành. Mặt khác, nếu lớp bì lưới bị tổn thương thì quá trình lành thương sửa chữa diễn ra, đó là vai trò của các nguyên bào sợi của lớp bì lưới, từ đó hình thành sẹo.

Tại sao quá trình lành vết thương lại diễn ra và tạo ra sẹo sau khi lớp bì lưới bị tổn thương? Tôi nghĩ lý do là vì chức năng quan trọng nhất của da là chức năng rào cản: bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi thế giới bên ngoài. Khi tổn thương chỉ giới hạn ở lớp biểu bì và lớp bì nhú, lớp bì lưới sẽ hoạt động như một hàng rào, do đó không có vấn đề lớn nào trong chức năng hàng rào ngay cả khi quá trình lành thương tái tạo diễn ra. Nhưng nếu lớp bì lưới bị tổn thương thì cần phải chữa lành vết thương để nhanh chóng phục hồi chức năng hàng rào mặc dù có sẹo.

Chúng ta nên chọn loại laser xem xét đến sự khác biệt về nguyên bào sợi giữa lớp bì nhú và lớp bì lưới cũng như sự khác biệt trong quá trình lành vết thương. Laser nào sẽ hiệu quả nhất? Loại laser hiệu quả nhất để tái tạo da đã được biết đến. Loại laser hiệu quả nhất để trẻ hóa lớp bì nhú là tái tạo bề mặt bằng laser CO2. Vậy thì loại laser nào hiệu quả nhất cho lớp bì lưới? Tổn thương ở lớp bì lưới nên được hạn chế càng nhiều càng tốt vì việc lành vết thương có thể gây ra sẹo. Tuy nhiên, việc tái tạo collagen ở lớp bì lưới có thể có hiệu quả đối với độ đàn hồi, nếp nhăn sâu và sẹo. Nói cách khác, lớp bì lưới cũng có thể là mục tiêu điều trị. Xem xét những điều trên, tôi nghĩ rằng phương pháp quang nhiệt phân đoạn là phương pháp thích hợp nhất. Trên thực tế, laser phân đoạn CO2 được biết là có hiệu quả trong điều trị sẹo.

Tôi nghĩ phương pháp hiệu quả nhất đối với NAR ở lớp bì nhú là kỹ thuật genesis hoặc laser mạch máu. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng needle RF, một phương pháp RF lưỡng cực sử dụng kim nhỏ, là phương pháp hiệu quả nhất đối với NAR của lớp bì lưới.

Sẽ thật lý tưởng nếu collagen được tái tạo ở cả lớp bì nhú và lớp bì lưới. Vì vậy, cần phải điều trị phối hợp. Phương pháp hiệu quả nhất sẽ là tái tạo bề mặt bằng laser CO2 bằng phương pháp xử lý laser phân đoạn CO2 hoặc phương pháp đục lỗ. Một ví dụ điển hình là kỹ thuật điêu khắc sẹo do bác sĩ Lee Yong Soo trình bày [14]. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng phương pháp điều trị kết hợp hiệu quả nhất trong NAR là kỹ thuật Genesis, sau đó là needle RF.

6 Thông số

Như đề cập trước đó, chỉ định của laser Nd:YAG xung dài là triệt lông bằng laser, điều trị mạch máu (Hình 7.5) và trẻ hóa không bóc tách. Tôi không sử dụng laser Nd:YAG xung dài để triệt lông vì có laser alexandrite xung dài. Vì vậy, các thông số của triệt lông bằng laser Nd:YAG xung dài không được liệt kê trong Bảng 7.4.

Hình 7.5 Trước và sau laser Nd:YAG xung dài trong điều trị giãn mao mạch.
Hình 7.5 Trước và sau laser Nd:YAG xung dài trong điều trị giãn mao mạch.

Bảng 7.4 Thông số của laser Nd:YAG xung dài (V-Laser, WONTECH Co. Ltd. Daejeon, Korea)

Tổn thương

Spot size (mm)

Năng lượng (J/cm2)

Thời gian (ms)

Tần số (Hz)

Nhiệt độ (°C)

Khoảng cách (tuần)

Giãn mạch

3

150-160

5-10

1

15-20

4-6

U mạch anh đào

3

150-160

5-10

1

4-6

Thâm quầng

5

>90

20-30

1

4-6

Tĩnh mạch

4-6

>150

20-30

1

4-6

Hồ tĩnh mạch

5

>90

20-60

1

4-6

Mụn cóc

4

>220

20

1

5-15

4

Genesis

8

>7

0.3

10

Off

2

Săn chắc

10

35

30

1 (2-3 pass)

5

4-6

Mụn, đỏ sau mụn

5

80-100

10-15

1

5

2

Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét các thông số để điều trị mạch máu. Nếu bạn đã mua laser, bước sóng trong số ba thông số chính của laser (bước sóng, thời gian xung và mật độ năng lượng) đã được xác định và bạn cần xác định thời gian và mật độ năng lượng xung. Mật độ năng lượng tương đối ổn định bất kể thời gian xung, do đó, hãy tham khảo mức mật độ năng lượng của các thông số do công ty cung cấp hoặc sử dụng mật độ năng lượng đã có đáp ứng, bất kể thời gian xung (Phần 10.5 trong Chương 10). Vì hầu hết giãn mao mạch xảy ra trên mặt là các mạch máu mỏng có kích thước từ 200 µm trở xuống (TRT = 17,9 ms), nên tôi sử dụng 10 và 5 ms cho thời gian xung. Điểm cuối lâm sàng được coi là “sậm màu” hoặc “biến mất ngay lập tức”. Đầu tiên, tôi chiếu laser toàn bộ tổn thương trên khuôn mặt với 10 ms, 150 J/cm², sau đó quay lại tổn thương được điều trị đầu tiên để loại trừ hiệu ứng tích tụ nhiệt. Sau khi giảm thời gian xung xuống 5 ms ở cùng mật độ năng lượng, các tổn thương không phản ứng sẽ được chiếu laser (Mục 10.4 ở Chương 10). Đối với những tổn thương vẫn không đáp ứng, tôi thứ tăng mật độ năng lượng lên 160 J/cm². Nếu chỉ có một tổn thương, chờ đủ thời gian (ít nhất 10 giây) để loại trừ hiệu ứng tích tụ nhiệt sau khi chiếu laser, sau đó như mô tả ở trên, trước tiên hãy giảm thời giảm xung và nếu vẫn không có đáp ứng, hãy thử tăng mật độ năng lượng. Các mạch máu không biến mất ngay cả sau 5 ms nên được coi là các mạch máu không thể điều trị bằng laser Nd: YAG xung dài và không nên điều trị nữa. Đặc biệt, không bao giờ được chồng xung laser Nd: YAG xung dài. Chồng xung là phương pháp chiếu xạ một lần và chiếu xạ lại nếu không có đáp ứng. Nhưng do nhiệt độ tăng cao trước khi nhiệt lượng tản đi nên nguy cơ bị bỏng, để lại sẹo là rất cao. Ngoài ra, nếu ấn mạnh tay cầm vào da, các mạch máu sẽ biến mất, do đó cần ấn nhẹ tay cầm. Spot size lớn nhất có về lý tưởng khi điều trị lớp bì, nhưng khi điều trị mạch máu bằng laser Nd: YAG xung dài, tôi sử dụng spot size là 3 mm. Trong số ba yếu tố liên quan đến độ sâu thâm nhập quang học (OPD), spot size, bước sóng và mật độ năng lượng, quan trọng nhất là bước sóng. Laser Nd:YAG xung dài đã có OPD sâu ngay cả khi spot size không tăng do bước sóng dài. Đúng hơn, việc sử dụng spot size nhỏ trong laser Nd: YAG là một lợi thế [15]. Thứ nhất, phạm vi tác dụng phụ là nhỏ ngay cả khi tác dụng phụ xảy ra và thứ hai, ngay cả khi spot size nhỏ đòi hỏi năng lượng cao hơn spot size lớn thì tổng lượng năng lượng vẫn nhỏ, do đó spot size nhỏ gây ra ít đau hơn một spot size lớn. Do đó, sẽ an toàn khi sử dụng spot size nhỏ khi điều trị mạch máu bằng laser Nd: YAG xung dài. Nhược điểm là do spot size nhỏ nên thời gian điều trị toàn bộ khuôn mặt khá lâu.

Đối với các mạch máu xanh như quầng thâm, tĩnh mạch và hồ tĩnh mạch, spot size tăng lên 4-6 mm do mạch máu dày hơn và thời gian xung cũng tăng lên 20-60 ms. Giống như phương pháp điều trị giãn mao mạch, nó được chiếu laser ở mức năng lượng tiêu chuẩn (quầng thâm và cung tĩnh mạch khoảng 90 J/cm², và tĩnh mạch khoảng 150 J/cm²) và 60 ms. Nếu không có đáp ứng, laser được chiếu với 40 ms và nếu không có đáp ứng, laser được chiếu với 20 ms. Nếu vẫn không có đáp ứng, nên nâng cao mật độ năng lượng. Mụn cóc được chiếu với spot size 4 mm, 20 ms, 220 J/cm² và nhiệt độ làm mát giảm xuông do đau nhiều. Điều trị được thực hiện định kỳ hàng tháng.

Trong trẻ hóa không bóc tách (NAR), tồn tại nhiều thông số khác nhau do mật độ năng lượng thay đổi tùy theo thời gian xung khi phương trình Arrhenius được áp dụng cho ngưỡng tổn thương. Do đó, các thông số trình bày cho NAR đều khác nhau đối với mỗi nhà sản xuất. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy mức mật độ năng lượng nằm giữa ngưỡng tổn thương và ngưỡng sống sót ở một khoảng thời gian xung cụ thể, thì tất cả các thông số sẽ có hiệu lực. Trong kỹ thuật Genesis, nếu spot size lớn hơn 10 mm, nhiệt độ da tăng quá nhanh nên không phù hợp như phương pháp B của phương trình Arrhenius, đòi hỏi phải có đủ thời gian. Spot size 8 mm và mật độ năng lượng 7 J/cm² thường được sử dụng. Sau khi laser được sử dụng nhiều lần, công suất của laser dường như đã giảm xuống, mật độ năng lượng nên được tăng lên từng chút một. Tay cầm nên được đặt cách da 1-2 cm, và vì cần nhiều thời gian để bắn laser toàn bộ khuôn mặt nên bắn 2500-2800 tia để giảm diện tích và chỉ thực hiện trên các bộ phận quan trọng như mũi, vùng má và má trong khoảng 4-5 phút. Tôi không nghĩ có điểm kết thúc lâm sàng cho NAR. Đúng hơn, tôi coi cảm giác nóng chủ quan của bệnh nhân là điểm cuối cảnh báo. Để giảm nguy cơ bỏng, tay cầm phải được di chuyển nhanh hơn hoặc nên giảm mật độ năng lượng để nhiệt độ tăng dần và có thể đạt được 2500- 2800 tia nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, nếu cảm giác nóng chủ quan của bệnh nhân vẫn tiếp tục thì nên dừng kỹ thuật genesis.

Là phương pháp A của phương trình Arrhenius, có một phương pháp được gọi là “kỹ thuật 50/50" (50 J/cm², 50 ms, spot size 10 mm), đây là quy trình đại diện cho laser Nd:YAG xung dài [16]. Tuy nhiên, tôi không thực hiện thường xuyên vì nguy cơ gây đau và tác dụng phụ. Nếu bạn muốn thử phương pháp A, hãy giảm thời gian xung xuống 30 ms để giảm đau, hạ nhiệt độ làm mát xuống mức thấp nhất và thử với mật độ năng lượng 35 J/cm². Điều cần thiết là phải kiểm tra xem hệ thống làm mát tiếp xúc có hoạt động tốt hay không trước khi thực hiện thủ thuật và cần quan sát chặt chẽ để kiểm tra xem có dấu hiệu Nikolsky ngay sau khi thực hiện thủ thuật hay không. Tôi hiếm khi sử dụng phương pháp này vì tôi nghĩ rằng chỉ riêng kỹ thuật Genesis đã có đủ tác dụng tái tạo da.

Bởi vì cả mụn viêm và ban đỏ do mụn đều được tạo thành từ các mạch máu không nhìn thấy được nên laser Nd: YAG xung dài không thể có tác dụng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu NAR cung cấp đủ nhiệt, tuyến bã nhờn có thể bị tổn thương và tôi nghĩ nó sẽ giúp giảm viêm. Vì vậy, đối với mụn trứng cá viêm (sần, mụn mủ, cục, nang) và ban đỏ do mụn trứng cá, sử dụng phương pháp A theo công thức Arrhenius, chỉ chiếu laser một lần với spot size 5 mm ở bước sóng 1064 nm và 80-100 J/cm² với thời gian xung 10-15 ms.

7 Tài liệu tham khảo

1. Raulin C, Karsai S. Laser and IPL technology in dermatology and aesthetic Heidelberg: New York; 2011. medicine.

2. Niemz MH. Laser-tissue interactions. New York: Springer; 2007.

3. Lee W. Principles of IPL and its uses (Korean). Seoul: MDworld; 2008.

4. Hammes S, Kaiser K, Pohl L, Metelmann HR, Enk A, Raulin C. Pyogenic granuloma: treatment withthe 1,064-nm long-pulsed neodymium-doped yttrium aluminum garnet laser in 20 patients. Dermatol Surg. 2012;38(6):918-23.

5. Bekhor PS. Long-pulsed Nd:YAG laser treatment of venous lakes: report of a series of 34 cases. Dermatol Surg. 2006;32(9):1151-4.

6. Han TY, Lee JH, Lee CK, Ahn JY, Seo SJ, Hong CK. Long-pulsed Nd:YAG laser treatment of warts: report on a series of 369 cases. J Korean Med Sci. 2009;24(5):889-93.

7. Berlien H-P. Applied laser medicine. Springer Science & Business Media, 2003.

8. Calderhead RG, Vasily DB. Low level light therapy with light-emitting diodes for the aging face. Clin Plast Surg. 2016;43(3):541-50.

9. Goldman MP. Cutaneous and cosmetic laser surgery. Philadelphia: Mosby Elsevier; 2006.

10. Alexiades-Armenakas M, Newman J, Willey A, Kilmer S, Goldberg D, Garden J, et al. Prospective multicenter clinical trial of a minimally invasive temperature-controlled bipolar fractional radiofrequency system for rhytid and laxity treatment. Dermatol Surg. 2013;39(2):263-73.

11. Park SH, Yeo WC, Koh WS, Park JW, Noh NK, Yoon CS. Laser dermatology plastic surgery 2nd ed (Korean). Seoul: Koonja; 2014.

12. Wanner M, Sakamoto FH, Avram MM, Chan HH, Alam M, Tannous 7, et al. Immediate skin responses to laser and light treatments: therapeutic endpoints: how to obtain efficacy. J Am Acad Dermatol. 2016;74(5):821-33. quiz 34, 33

13. Woodley DT. Distinct fibroblasts in the papillary and reticular dermis: implications for wound healing. Dermatol Clin. 2017;35(1):95- 100.

14. Lee Y. Scars and scarring: causes, types and treatment options. Nova Science Publishers, Inc.; 2013.

15. Christiansen K, Drosner M, Bjerring P. Optimized settings for Nd:YAG laser treatments of leg telangiec- tasias. J Cosmet Laser Ther. 2015;17(2):69-76.

16. Taylor MB, Prokopenko I. Split-face comparison of radiofrequency versus long- pulse Nd-YAG treatment of facial laxity. J Cosmet Laser Ther. 2006;8(1):17-22.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      0985.729.595