1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Lao thanh quản: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Lao thanh quản: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Lao thanh quản: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Trong số các bệnh lao ngoài phổi, tỷ lệ người mắc lao thanh quản được xếp ở vị trí thứ 4-5. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, để lại di chứng ảnh hưởng tới giọng nói, khả năng nuốt và thở.

1 Lao thanh quản là bệnh gì?

Bệnh lao thanh quản là gì? Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát do hệ hô hấp bị vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập và và phát triển thành bệnh. [1]

Lao thanh quản khiến người bệnh ho nhiều
Lao thanh quản khiến người bệnh ho nhiều

Bệnh này có mối liên quan mật thiết với lao phổi, các vết tích của bệnh khu trú tại thanh quản. 

Trong số các bệnh lao ngoài phổi, tỷ lệ người mắc lao thanh quản được xếp ở vị trí thứ 4-5. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, để lại di chứng ảnh hưởng tới giọng nói, khả năng nuốt và thở.

2 Nguyên nhân gây bệnh lao thanh quản

Nguyên nhân khiến con người bị mắc viêm lao thanh quản là do một loại vi khuẩn lao có tên M.tuberculosis gây ra. [2] Đặc điểm của M.tuberculosis là: 

Có khả năng kháng cồn, kháng toan.

Ái khí hoàn toàn.

Sinh sản sau 20-24 giờ một lần.

Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu. Ngoài ra cũng có thể là theo đường bạch mạch hoặc đường máu để tiếp cận các bộ phận khác hình thành nên bệnh lý.

Nguyên nhân gây bệnh lao thanh quản
Nguyên nhân gây bệnh lao thanh quản

3 Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có một số yếu tố khiến chúng ta dễ mắc lao nói chung và lao thanh quản noi riêng hơn người bình thường như sau:

Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao mà không tiêm được tiêm vaccin phòng lao.

Môi trường sinh sống và làm việc bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, có nhiều khói bụi, chất độc hại thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tồn tại.

Những người có bệnh mạn tính như bệnh gan thận nặng, đái tháo đường, các bệnh về máu,... 

Người mắc bệnh cấp tính như cúm, sởi, quai bị,... khiến sức đề kháng giảm sút.

Người có thể trạng kém, bị suy dinh dưỡng.

Người bệnh đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia khiến hệ hô hấp yếu đi.

Hút thuốc lá khiến hệ hô hấp yếu dễ mắc bệnh hơn
Hút thuốc lá khiến hệ hô hấp yếu dễ mắc bệnh hơn

4 Các triệu chứng để nhận biết và chẩn đoán bệnh

4.1 Triệu chứng toàn thân

Khi mới hình thành bệnh, người bệnh thường có biểu hiện là hay sốt về chiều và sụt cân. Những triệu chức này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ gây thương tổn do bệnh gây ra.

4.2 Triệu chứng cơ năng

Những triệu chứng cơ năng hay gặp là: 

Khàn tiếng: triệu chứng này xuất hiện rất sớm, ban đầu là khàn nhẹ, dần dần sẽ mất hẳn tiếng do dây thanh quản bị phá hủy hoàn toàn.

Nuốt vướng, đau: triệu chứng này còn phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương. Nếu người bệnh bị tổn thương sụn phễu và mép sau thì sẽ có biểu hiện này. Các cơn đau sẽ tăng lên khi họ ăn, ho hoặc nói.

Khó thở: triệu chứng này thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh, khi phổi và thanh quản đã bị tổn thương nặng nề.

Ho: thường là do bệnh tích ở phổi. Bệnh nhân thường ho nhiều, ho khan và ho theo từng cơn.

Khó thở là một trong các triệu chứng của lao thanh quản

Bệnh lao thanh quản rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác có cùng biểu hiện như cúm, ung thư thanh quản, lao phế quản,... Do đó, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chấn đoán cụ thể bệnh.

4.3 Triệu chứng thực thể

Khi bác sĩ tiến hành soi thanh quản sẽ thấy các triệu chứng sau:

4.3.1 Giai đoạn đầu

Niêm mạc thanh quản có màu đỏ hồng, viêm sung huyết giống viêm thanh quản thông thường. Vài ngày sau, một bên thanh quản gần như khôi phục trạng thái bình thường, bên còn lại vẫn bị viêm, sung huyết nhẹ do đó bệnh nhân vẫn khàn tiếng.

4.3.2 Giai đoạn thứ hai

Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ nặng hơn với 3 biểu hiện chính là phù nề, lở loét và có các nốt sùi đan xen nhau. Phân tích dịch đờm thấy có rất nhiều vi khuẩn lao.

Phù nề: lớp niêm mạc dày, sưng và nó một vài điểm màu xám nhạt  xuất hiện.Nếu toàn bộ mới thanh quản đều phù nề về sẽ gây biến dạng thanh quản.

Loét: lớp niêm mạc bị phù nề thấy các vết loét, xung quanh vết loét mọng nước và nhiều chấm sáng. Các chấm sáng này là nang lao đang phát triển. Khi nang lao vỡ sẽ khiến các vết loét loang rộng hơn và hình thành nên những khối u nhỏ, mềm đỏ như polyp.

Sùi: xuất hiện ở méo sau và dọc bờ vết loét. Hình dạng giống như súp lơ.

4.3.3 Giai đoạn thứ ba

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, các vi khuẩn lao đã tấn công sâu vào màng sụn và gây hoại tử.

4.4 Xét nghiệm cận lâm sàng 

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định bệnh lao là:

4.4.1 Chẩn đoán mô bệnh học bằng sinh thiết tổn thương thanh quản

Bệnh phẩm cần lấy đúng và chính xác vùng tổn thương.

Việc chẩn đoán mô bệnh học giúp xác định hình thái nang lao. Nang có hình tròn hoặc bầu dục. Ở giữa là vùng hoại tử bã đậu bắt màu eosin bao quanh bởi tế bào bán liên (xuất phát từ mô bào, đại thực bào) và tế bào khổng lồ Langhans (do sự phân chia của tế bào bán liên và mô bào). 

Thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy 1 nang lao đầy đủ các thành phần này. Bởi vậy, chỉ cần tìm thấy các tổ chức hoại tử bã đậu, tế bào khổng lồ và tế bào bán liên riêng lẽ cũng có thể kết luận.

4.4.2 Các phương pháp phát hiện và chẩn đoán lao 

X quang phổi: Vị trí tổn thương thường gặp ở phân thùy đỉnh và phân thùy sau của thùy trên. Có thể là ở 1 bên phổi hoặc cả hai phổi. Các hình ảnh thường thấy là nốt, cục u, hang, thâm nhiễm, dải xơ,... Tổn thương xen kẽ nhau, tồn tại lâu, xơ hóa không mất đi sau khi điều trị.

Phương pháp soi đờm trực tiếp tìm AFB: Bệnh phẩm được lấy bệnh phẩm và nhuộm Ziehl-Neelsen ít nhất 3 lần vào 3 buổi sáng liên tục. Kết quả đánh giá theo quy định.

Điều kiện để kết luận bệnh là có ít nhất 2 trong 3 mẫu đờm cho kết quả dương tính hoặc 1 mẫu cho kết quả dương tính + Xquang cho thấy tổn thương.

Phản ứng Mantoux: Tiêm 0,1ml dung dịch Tuberculin PPD vào trong da, (vị trí là 1/3 trên mặt trước ngoài cẳng tay trái). Sau 48-72 giờ, đọc kết quả để đánh giá: Đường kính cục u dưới 5mm là âm tính, 5-9mm là nghi ngờ cần làm thêm xét nghiệm khác, từ 10mm trở lên là dương tính.

Phương pháp MGIT: giúp phát hiện và phân lập vi khuẩn lao từ những bệnh phẩm (trừ máu). Sau khi nuôi cấy, đọc kết quả từ ngày thứ 2. Dương tính nếu có ánh sáng huỳnh quang màu da cam hoặc môi trường nuôi cấy có độ đục không đồng nhất hoặc có những hạt nhỏ. Âm tính nếu không có ánh sáng huỳnh quang hoặc có nhưng yếu.

Áp dụng kĩ thuật PCR: có thể phát hiện nhanh vi khuẩn lao ở mức 3-10 vi khuẩn/1ml bệnh phẩm trong 48 giờ. Có thể xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh và đột biến ADN của vi khuẩn lao.

4.4.3 Các xét nghiệm khác

Cần làm thêm các xét nghiệm như: công thức máu, tốc độ máu lắng, đo đường máu, xét nghiệm HIV,...

4.5 Chẩn đoán lao thanh quản

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau để đưa ra kết luận chính xác:

  • Viêm thanh quản xuất tiết hoặc viêm thanh quản mạn tính.
  • Nấm thanh quản.
  • Bạch sản thanh quản
  • Ung thư thanh quản.

5 Phác đồ điều trị lao thanh quản

5.1 Điều trị đặc hiệu

Áp dụng phác đồ điều trị lao ngoài phổi, lao mới:

Điều trị 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công trong 2-3 tháng và giai đoạn duy trì trong 4-6 tháng tiếp theo.

Điều trị có kiểm soát theo phương pháp DOTS.

Khám và điều trị lao thanh quản đúng phác đồ
Khám và điều trị lao thanh quản đúng phác đồ

5.2 Điều trị không đặc hiệu

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị cần để bệnh nhân nghỉ ngơi, tâm trạng thoải mái, tránh chịu kích động, tránh nói nhiều. Không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.

Trường hợp tổn thương do lao gây u sùi và xẹp đường thở khiến bệnh nhân khó thở bác sĩ sẽ tiến hành mở khí quản để bệnh nhân hô hấp dễ hơn.

5.3 Tiên lượng

Nếu bệnh nhân chỉ mắc lao thanh quản đơn thuần, tiên lượng tốt thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Nếu vi khuẩn lao kháng thuốc việc điều trị sẽ khó khăn hơn, cần phối hợp điều trị bằng nhiều nhóm thuốc. Đặc biệt, nếu điều trị bằng nhóm quinolon có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với người bệnh

6 Các biện pháp phòng bệnh lao thanh quản

Lao thanh quản là bệnh do vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh do sức đề kháng của chúng ta yếu đi. Do đó, biện pháp tốt nhất là tự nâng cao sức đề kháng của bản thân bằng cách ăn uống đủ chất, chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe.

Nâng cao miễn dịch giúp phòng chống lao thanh quản
Nâng cao miễn dịch giúp phòng chống lao thanh quản

Có các biện pháp cách ly nguồn lây bệnh và điều trị tốt những trường hợp mắc bệnh. 

Người bệnh nên tránh ho khạc nhổ đờm lung tung, nếu điều trị tại nhà thì nên ở phòng riêng sạch sẽ, thoáng khí. 

Những người xung quanh cũng không nên dùng vật dụng cá nhân chung với người bệnh, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu có thì nên đeo khẩu trang cho cả hai.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021
  2. ^ Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Lao thanh quản là bệnh gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lao thanh quản: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lao thanh quản: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    VA
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, thuốc chất lượng, giá cả hợp lý, tôi sẽ tiếp tục đến đây mua thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633