1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh lao ở trẻ em: nguy cơ, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh lao ở trẻ em: nguy cơ, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh lao ở trẻ em: nguy cơ, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Lao ở trẻ em cũng có thể thấy ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, tuy nhiên lao phổi là chủ yếu, chiếm tới 70-80%, đa phần là lao sơ nhiễm.

1 Bệnh lao ở trẻ em là gì?

Lao là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến nhiễm trùng trên toàn thế giới. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh lao là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này, ngoài ra còn có thể do vi khuẩn M-bovis, M-africanum.

Lao ở trẻ em cũng có thể thấy ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, tuy nhiên lao phổi là chủ yếu, chiếm tới 70-80%, đa phần là lao sơ nhiễm.[1]

Lao ở trẻ em - nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến nhiễm trùng
Lao ở trẻ em - nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến nhiễm trùng

2 Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh lao

Trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh lao khi có triệu chứng lâm sàng tương tự, thuộc nhóm đối tượng sau:

  • Các bé đã từng tiếp xúc gần với người hay nguồn lây nhiễm lao.
  • Các bé dưới 5 tuổi, hệ thống miễn dịch yếu cũng dễ bị nhiễm lao.
  • Trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, ốm kéo dài sau khi mắc sởi cũng tăng nguy cơ nhiễm lao.

3 Các phương pháp chẩn đoán nhiễm lao ở trẻ nhỏ

3.1 Khai thác tiền sử của trẻ nghi ngờ nhiễm lao

Trẻ đã từng tiếp xúc với nguồn lây như sống cùng nhà với người bệnh lao 1 năm gần đây.

Trẻ đã hoặc đang có một số triệu chứng nghi ngờ gồm giảm cân, khó tăng cân, viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần và một số triệu chứng khác.

Nếu trẻ có lao hạch ngoại vi, thường thấy các hạch ở cổ, không đối xứng, không đau. Các hạch này ban đầu chắc, có thể chuyển động, phát triển chậm, sau đó mềm, dính, một số có thể rò rỉ.

Lao ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?
Lao ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Những trẻ có lao màng phổi, khi nghe sẽ có tiếng rì rào phế nang, có thể bị đau ngực.

Lao màng não ở trẻ em thường có biểu hiện đau đầu, khó chịu, quấy khóc, nôn, hôn mê, co giật, cổ cứng, thóp phồng… Trường hợp lao kê triệu chứng có thể rầm rộ bao gồm khó thở, sốt cao, tím tái, hôn mê, suy kiệt… Các tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhiễm lao..[2]

Những trẻ bị lao màng bụng có triệu chứng bụng to, cổ trướng, có các đám cứng trong ổ bụng.

Nếu trẻ bị lao cột sống sẽ thường thấy đau ở cột sống tổn thương, khi cử động đau nhiều hơn, một số trẻ có thể biến dạng cột sống, liệt chi... Tình trạng lao xương khớp thường gặp ở cuối xương dài, khớp biến dạng, vận động kém, ổ khớp có thể bị tràn dịch.

3.2 Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán lao ở trẻ em

Làm xét nghiệm với mẫu bệnh phẩm ở trẻ nghi ngờ nhiễm lao ở bất kỳ bộ phận nào, tìm AFB hoặc trực khuẩn lao. Thông thường, xét nghiệm Xpert MTB/RIF và nuôi cấy nhanh là hai loại xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất.

Nhiều khi xét nghiệm vi khuẩn lao ở trẻ nhỏ cho kết quả âm tính, do đó chẩn đoán có thể không nhất thiết dựa vào việc tìm vi khuẩn.

Ngoài ra, trẻ có thể làm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán lao như hút dịch dạ dày, hút đờm kích thích, sinh thiết tổ chức tổn thương. Hoặc có thể chụp CT, siêu âm, nội soi, chụp MRI, chọc hút kim tế nào để nuôi cấy ở trẻ nghi ngờ mắc lao.

Mọi trẻ em mắc lao đều phải làm xét nghiệm xem có nhiễm HIV không.

4 Điều trị và dự phòng lao ở trẻ em

Điều trị lao ở trẻ em cũng có nguyên tắc, thuốc dùng và phác đồ điều trị tương tự như lao ở người lớn. Tuy nhiên, thuốc điều trị lao dành cho trẻ cần được dùng với liều phù hợp, tính theo cân nặng của trẻ như hướng dẫn. Đồng thời, phác đồ điều trị lao ở trẻ em có sự khác so với người lớn một chút, thay thế phác đồ IA và IIIA ở người lớn bằng phác đồ IB và IIB như sau:

Phác đồ IB: 2 tháng đầu điều trị tấn công cũng dùng 4 thuốc RHZE tuy nhiên 4 tháng sau điều trị duy trì chỉ dùng R và H.

Phác đồ IIIB có thời gian điều trị và thuốc điều trị tấn công như phác đồ IIIA tuy nhiên, giai đoan 10 tháng duy trì chỉ dùng R và H.

Với trẻ em có lao tiềm ẩn, điều trị bằng Isoniazid với liều 10 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần, các ngày uống cùng 1 giờ, trong 6 tháng. Phương pháp này được dùng cho trẻ dưới 5 tuổi và trẻ từ 0 đến 2 tuổi có HIV sống cùng với bệnh nhân nhiễm lao.[3]

5 Theo dõi điều trị bệnh lao ở trẻ nhỏ

Trẻ nhiễm lao trong quá trình điều trị cần được theo dõi và kiểm soát việc dùng thuốc sao cho đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mỗi tháng đều phải điều chỉnh liều dùng thuốc căn cứ vào cân nặng của trẻ, đánh giá đáp ứng và tác dụng của thuốc. Theo phác đồ điều trị 6 tháng, trẻ cần được xét nghiệm đờm vào cuối các tháng 2, 5, 6 kể từ khi điều trị. Còn với phác đồ điều trị 8 tháng thì kiểm tra, làm xét nghiệm dịch đờm ở trẻ thời điểm cuối tháng 3,5,7 hoặc 8 từ khi bắt đầu điều trị.

Trẻ cần được tiêm phòng vacxin lao đầy đủ.
Trẻ cần được tiêm phòng vacxin lao đầy đủ.

6 Phương pháp phòng bệnh lao ở trẻ nhỏ

Cần vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nơi trẻ sống, không tiếp xúc với người nhiễm lao, và bệnh nhân lao phải được điều trị riêng biệt.

Mọi người xung quanh cần có thói quan đeo khẩu trang, che chắn khi nói chuyện với người khác, hay khi ho hoặc hắt hơi. Như vậy sẽ làm hạn chế và tránh để giọt bắn mang mần bệnh ra môi trường và đi vào đường hô hấp của người lành.

Cần cho trẻ tiêm chủng vacxin đầy đủ tạo miễn dịch đầy đủ, và vacxin HBG chống nhiễm lao theo khuyến cáo của bộ y tế.

Trên đây là các thông tin cơ bản về nhiễm lao ở trẻ em, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Tania A Thomas , MD (Ngày đăng: ngày 1 tháng 8 năm 2018). Tuberculosis in children, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Tania A Thomas , MD (Ngày đăng: ngày 22 tháng 11 năm 2021). Tuberculosis in Children and Teens, Healthy Children. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: chuyên gia y tế Cleveland Clinic (Ngày đăng: ngày 11 tháng 10 năm 2018). Tuberculosis (TB) in Children, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phát hiện bệnh lao ở trẻ như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lao ở trẻ em: nguy cơ, chẩn đoán và phương pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lao ở trẻ em: nguy cơ, chẩn đoán và phương pháp điều trị
    PA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633