1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Lao màng bụng: nguyên nhân, chẩn đoán và liệu pháp điều trị

Lao màng bụng: nguyên nhân, chẩn đoán và liệu pháp điều trị

Lao màng bụng: nguyên nhân, chẩn đoán và liệu pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Lao màng bụng xảy ra do bệnh nhân nhiễm phải vi khuẩn lao bao gồm Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium bovis, Mycobacterium atypique.

1 Lao màng bụng là gì?

Lao màng bụng là bệnh do nhiễm Mycobacterium tuberculosis biểu hiện trên màng bụng, bệnh có thể thứ phát sau khi đã từng mắc lao trước đó.

Lao màng bụng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường thấy nhiều ở phụ nữ, khó phát hiện khi mới bắt đầu.

Lao màng bụng là gì?
Lao màng bụng là gì?

2 Nguyên nhân gây lao màng bụng

Lao màng bụng xảy ra do bệnh nhân nhiễm phải vi khuẩn lao bao gồm Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium bovis, Mycobacterium atypique.

Bệnh xuất phát từ ổ lao nguyên phát lây qua đường bạch huyết và máu đến hạch mạc treo gây hoại tử và giải phóng khuẩn lao vào màng bụng.

Nguy cơ nhiễm lao màng bụng nhiều hơn ở người xơ gan, nhiễm HIV, tiểu đường, người thẩm phân phúc mạc (CAPD), hoặc điều trị TNF...[1]

3 Lao màng bụng có các thể lâm sàng như thế nào?

Lao màng bụng được chia thành 3 thể lâm sàng bao gồm:

  • Lao màng bụng thể báng là người bệnh xuất hiện triệu chứng báng đơn giản cùng các triệu chứng nhiễm lao toàn cơ thể.
  • Lao màng bụng thể dầy dính, có thể gây tắc ruột một phần, sờ bụng có cảm giác xơ cứng tương tự “mảng cơm cháy”.
  • Lao màng bụng thể viêm phúc mạc cấp đa phần chỉ tìm căn nguyên lao dựa vào phẫu thuật.

4 Chẩn đoán lao màng bụng

Để chẩn đoán lao màng bụng, người bệnh từng có tiền sử bị lao hoặc gia đình có người mắc lao, hoặc tiếp xúc nhiều với nguyên nhân gây bệnh.

4.1 Biểu hiện lâm sàng của lao màng bụng

Bệnh nhân lao màng bụng có biểu hiện nhiễm lao chung bao gồm:

Hội chứng nhiễm trùng với biểu hiện thân nhiệt tăng nhẹ, thường xuất hiện về chiều và tối và kéo dài, ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện ra mồ hôi trộm...

Bệnh nhân lao màng bụng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, gầy, sụt cân, da tái...

Một số bệnh nhân lao màng bụng còn có thể có biểu hiện của nhiễm lao ở bộ phận khác trên cơ thể.

Lao màng bụng có biểu hiện trên hệ thống tiêu hóa bao gồm đau bụng, báng bụng, ít khi buồn nôn và nôn, rối loạn đại tiện, một số có tắc ruột.

Ngoài ra, lao màng bụng có thể có các triệu chứng lao khác kèm theo như lao phổi-màng phổi, lao ruột hay lao hạch.

Biểu hiện lâm sàng của lao màng bụng
Biểu hiện lâm sàng của lao màng bụng

4.2 Xét nghiệm cận lâm sàng

Người bệnh nghi ngờ lao màng bụng cần làm xét nghiệm như công thức máu, X- quang ngực, bụng, siêu âm ổ bụng.

Bệnh nhân lao màng bụng có phản ứng lao tố trong da chủ yếu là dương tính và dương tính mạnh.

Khi làm xét nghiệm dịch báng, nếu bị lao màng bụng người bệnh có thể thấy protein > 30g/l, tế bào lympho chiếm ưu thế. Khi đem dịch màng bụng nhuộm soi và nuôi cấy có thể tìm thấy khuẩn loa ở đó.

Ngoài ra, ở người bệnh lao màng bụng khi làm PCR, sinh thiết màng bụng, ADA cho dương tính.

Một số trường hợp người bệnh có thể cần làm CT scan bụng để loại trừ các bệnh lý ác tính và các bệnh lý khác.

4.3 Chẩn đoán phân biệt

Lao màng bụng thể báng được chẩn đoán phân biệt với những trường hợp xơ gan, ung thư di căn ổ bung, u nang buồng trứng.

Lao màng bụng thể dày dính được phân biệt với tình trạng tắc ruột cấp do dính sau mỗ hay do khối u, bán tắc do khối u hay do lao ruột.

Trường hợp lao màng bụng thể viêm phúc mạc cấp phải phân biệt với viêm phúc mạc nguyên phát hoặc thứ phát.[2]

5 Phương pháp điều trị lao màng bụng

Người bệnh lao màng bụng cần điều trị hết vi khuẩn lao vết tổn thương để khỏi bệnh và phòng ngừa tái phát và giảm biến chứng, tử vong.

Do đó, để điều trị lao màng bụng bệnh nhân được kết hợp các thuốc kháng lao, đúng liều, đều đặn và đủ thời gian theo hướng dẫn của bộ y tế.

Lao màng bụng được điều trị như thế nào?
Lao màng bụng được điều trị như thế nào?

5.1 Phác đồ điều trị lao màng bụng

Bệnh nhân lao màng bụng được điều trị theo phác đồ I bao gồm 2 tháng tấn công dùng R, H, E, Z và 4 tháng điều trị duy trì với R, H, E. Phác đồ điều trị này dành cho những người bệnh lao mắc mới, chưa điều trị bao giờ hoặc đã điều trị với thời gian chưa đến 1 tháng.

Với những trường hợp lao màng bụng tái phát, điều trị lại hoặc lao đa kháng thì điều trị theo phác đồ II theo hướng dẫn của bộ y tế.

5.2 Điều trị hỗ trợ cho người bệnh lao màng bụng

Người bệnh lao màng bụng cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý đảm bảo tăng sức đề kháng.

Nếu người bệnh lao màng bụng có biến chứng viêm phúc mạc mủ hay tắc ruột cần điều trị ngoại khoa...

Mọi trường hợp báng bụng nghi lao phải được nhập viện điều trị và chẩn đoán xác định, điều trị và theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc biết hiểu rõ hơn về lao màng bụng để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Paola Di Carlo (Ngày đăng: ngày 11 tháng 1 năm 2018). A Case Report of Peritoneal Tuberculosis: A Challenging Diagnosis, Hindawi. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: David C. Wu, Leon D. Averbukh và George Y. Wu (Ngày đăng: ngày 13 tháng 5 năm 2019). Diagnostic and Therapeutic Strategies for Peritoneal Tuberculosis: A Review, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cần kiêng ăn gì khi sử dụng phác đồ điều trị lao màng bụng?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lao màng bụng: nguyên nhân, chẩn đoán và liệu pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lao màng bụng: nguyên nhân, chẩn đoán và liệu pháp điều trị
    XA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633