1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Lao tiết niệu - sinh dục: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lao tiết niệu - sinh dục: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lao tiết niệu - sinh dục: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Người bệnh lao tiết niệu - sinh dục nặng gặp hội chứng bàng quang, rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, buốt, tiểu nhiều lần có khi đến 15 - 20 lần/ngày. Một số trường hợp có tình trạng nóng rát vùng hạ vị, nước tiểu có khi đục, rối loạn tiểu tiện tái phát nhiều lần.

1 Lao tiết niệu - sinh dục là gì?

Lao tiết niệu sinh dục thường gặp nhất do Mycobacterium tuberculosis gây ra (chiếm 80–95% các trường hợp) [1] Nhiễm trùng thường liên quan đến sự lây lan theo đường máu của nhiễm trùng phổi mãn tính tiềm ẩn đến thận, mào tinh hoàn hoặc ống dẫn trứng. [2] Chẩn đoán bệnh rất khó và bị trì hoãn do các triệu chứng thường bị che lấp bởi một bệnh khác, bao gồm cả nhiễm trùng đường tiết niệu. [3]

Lao hệ tiết niệu - sinh dục là gì?

Lao tiết niệu sinh dục xảy ra ở 2 -20% số người bị lao phổi. [4] Lao tiết niêu - sinh dục thường gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 55:45, đa số gặp ở độ tuổi từ 20 đến 50, người già thường gặp ít hơn. Bệnh có thể xảy ra ở toàn bộ hệ thống đường tiết niệu hoặc một cơ quan tiết niệu - sinh dục nào đó. Và thận là cơ quan dễ bị lao nhiều nhất, sau đó là đường niệu, bàng quang rồi cơ quan sinh dục. Trên cùng bộ phân, lao có thể gặp cả thể tổn thương mới và cả tổn thương đã bị xơ hóa.

2 Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của lao tiết niệu - sinh dục

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh lao tiết niệu - sinh dục thường có triệu chứng không điển hình như rối loạn tiểu tiện, tiểu rắt và buốt. Có một số biểu hiện gợi ý lao niệu như sau:

Ban đầu, người bệnh có những triệu chứng mờ nhạt bao gồm mệt mỏi, sốt nhẹ, giảm cân, tiểu tiện nhiều và đau nếu bàng quang bị ảnh hưởng.

Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau hông lưng, đái ra máu với 50% người bệnh có máu vi thể trong nước tiểu và đa phần có bạch cầu. Tuy nhiên, triệu chứng này thường gặp ở những người bệnh lao khi nhu mô thận đã bị phá huỷ, niệu quản chít hẹp.

Nam giới mắc lao có thể ảnh hưởng đến bộ phân sinh dục nam, có thể gặp tình trạng mào tinh và ống phóng tinh dày, cứng.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh gặp hội chứng bàng quang, rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, buốt, tiểu nhiều lần có khi đến 15 - 20 lần/ngày. Một số trường hợp có tình trạng nóng rát vùng hạ vị, nước tiểu có khi đục, rối loạn tiểu tiện tái phát nhiều lần. Người bệnh có thể tiểu ra máu, thậm chí toàn bộ nước tiểu có máu, hoặc khi cuối hoặc lúc đầu. Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp nhưng người bệnh lao niệu có thể bị huyết áp cao, vô sinh.

Để chẩn đoán lao niệu, cần xác định xem người đó có từng bị lao thể khác không, xét nhiệm nước tiểu có mủ cùng biểu hiện viêm bàng quang trên.

2.2 Biểu hiện cận lâm sàng

Khi xét nghiệm máu ở những bệnh nhân này thấy tốc độ máu lắng, kháng nguyên cao, người bệnh có Hexagon TB và phản ứng Mantoux dương tính.

Người bệnh lao tiết niệu - sinh dục chó thấy vi khuẩn lao khi xét nghiệm nước tiểu bằng cách soi, nhuộm Zeihl Neelsen, cấy nước tiểu trong môi trường Loewenstein, Duybos...

Trong giai đoạn sớm của lao thận, siêu âm cho thấy hình thể thận bình thường dù chức năng thận đã có biến đổi. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các u lao lan toả làm giãn đài thận, bể thận co rút nên hình bể thận không còn rõ nữa. Có những trường hợp người bệnh có thận to ứ mủ, hoại tử hết nhu mô thận hình thành khối áp xe.

Chụp X-quang hệ niệu để xác định vị trí tổn thương, chức năng thận, sự tắc nghẽn hay xơ hoá đường bài tiết nước tiểu.

Lao tiết niệu - sinh dục có thể được chẩn đoán theo phương pháp soi bàng quang, sinh thiế...

Lao tiết niệu - sinh dục được chấn đoán như thế nào?

3 Phương pháp điều trị lao tiết niệu sinh dục

Lao tiết niệu - sinh dục nếu không điều trị cũng có một số rất ít trường hợp tự khỏi được nhưng chúng thường tiến triển nặng hơn rồi phá hủy thận.

Hầu hết những bệnh nhân này đều được điều trị nội khoa đơn thuần đến khi không còn triệu chứng bàng quang, hết khuẩn lao. Lành tổn thương tự khỏi nhưng rất hãn hữu, thường diễn biến từng đợt nặng lên dần và tổn thương lan rộng phá huỷ thận.

Người bệnh có thể được điều trị kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa khi cần thiết trong lao tiết niệu - sinh dục.

3.1 Nội khoa trong lao tiết niệu - sinh dục

Các thuốc diệt khuẩn lao trong trong lao tiết niệu - sinh dục bao gồm:

  • Kháng sinh diệt khuẩn nội bào là pyrafinamide dùng cùng với kháng sinh diệt khuẩn ngoại bào chính là streptomycine.  Ngoài ra, hiện nay Rifamycin có khả năng diệt khuẩn cả khuẩn nội bào, ngoại bào.
  • Dùng đồng thời kháng sinh diệt khuẩn sinh sản mạnh là Rifamycin và diệt khuẩn sinh sản chậm như pyrafinamide.

Người bệnh cần được điều trị tấn công mạnh trong tháng điều trị đầu tiên, sau đó điều trị duy trì và củng cố, và điều trị lao kết hợp như lao phổi, lao hạch...

Một số phác đồ điều trị nội khoa:

  • Với những bệnh nhân lao tiết niệu - sinh dục nhẹ, cần điều trị trong 9 tháng, với giai đoạn tấn công gồm các thuốc RPM, INH, EMB, PZA trong 3 tháng. Sau đó điều trị duy trì trong 6 tháng, 3 ngày mỗi tuần với thuốc RPM và INH hoặc EMB, PZA.
  • Hoặc điều trị bằng phác đồ kéo dài 16 tháng với người bệnh lao tiết niệu - sinh dục nặng hơn gồm có: Điều trị tấn công trong 3 tháng đầu với streptomyxin, INH, EMB,còn điều trị củng cố trong 13 tháng sau, 3 ngày/tuần với INH, EMB và PZA.
  • Nếu người bệnh lao niệu có hẹp niệu quản đài thận, thì kết hợp corticoids liều 20-30mg/ngày và thuốc chống lao. Nếu sau 1-2 tháng người bện không còn hẹp niệu quản nữa thì ngừng corticoid, ngược lại không thuyên giảm thì phải điều trị phẫu thuật.
  • Ngoài ra, có thể cho bệnh nhân nhiễm lao dùng thêm Vitamin B1, B6 để tránh các tai biến thần kinh có thể xảy ra.
Điều trị lao tiết niệu - sinh dục như thế nào?

3.2 Can thiệp ngoại khoa trong lao tiết niệu - sinh dục

Bệnh nhân lao thận và niệu quản cần cắt toàn bộ thận và niệu quản nếu mất chức năng thận, có hiện tượng ứ mủ, nước tiểu, thận đối diện vẫn tốt.

Hoặc có thể cắt một phần thận nếu tổn thương lao chỉ xảy ra ở một cực thận mà điều trị nội khoa không cải thiện. Những bệnh nhân sau khi được nạo sạch hang lao cần đắp miếng gạc có kháng sinh vào hang lao.

Hoặc bệnh lao tiết niệu - sinh dục có thể làm phẫu thuật tạm thời để dẫn niệu quản ra ngoài da.

Ngoài ra một số bệnh nhân lao sinh dục cần phẫu thuật cắt mào tinh hoàn, loại bỏ tinh hoàn nếu bị nhọt mủ, loại bỏ nang lao ống tinh, tiền liệt tuyến...

Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc để nhận biết, điều trị lao tiết niệu - sinh dục hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Ekaterina Kulchavenya, Urogenital tuberculosis: definition and classification, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Klaus-Dieter Lessnau, Tuberculosis of the Genitourinary System, Medscape. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Suman K. Jha ; Deepa P. Budh, Genitourinary Tuberculosis, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: R Kasi Visweswaran, MD, DM, FRCP (Edin)Vernon M Pais, Jr, MD, MSJodie Dionne-Odom, MD, Urogenital tuberculosis, Uptodate. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Biến chứng của bệnh lao tiết niệu - sinh dục là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lao tiết niệu - sinh dục: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lao tiết niệu - sinh dục: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
    HA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633