1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Lao hạch bạch huyết: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Lao hạch bạch huyết: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Lao hạch bạch huyết: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Lao hạch tiên phát là do trực khuẩn lao xâm nhập vào họng, Amydal rồi lan sang hạch từ một xăng sơ nhiễm ở đó. Như trực khuẩn lao gây một ổ lao tiên phát ở Amydal sau đó gây viêm hạch góc hàm, lúc này người ta gọi là lao hạch tiên phát. Lao hạch hậu tiên phát là tình trạng trực khuẩn lao lan đến hạch từ một ổ lao có từ giai đoạn tiên phát. 

1 Lao hạch bạch huyết là gì?

Lao hạch là một trong những tình trạng lao ngoài phổi gặp khá nhiều ở nước ta. Theo thống kê, lao hạch ở người lớn chiếm 20% số trường hợp lao ngoài phổi và 13% ở trẻ lao, ở trẻ em lao hạch chiếm 13% trong các thể lao.

Lao hạch có thể thấy ở hạch ngoại biên bao gồm hạch cổ, nách, bẹn và ở nội tạng như trung thất, mạc treo, nhưng lao hạch ngoại biên vẫn là thể gặp nhiều nhất.

Lao hạch bạch huyết ngoại vi gây ra tình trạng viêm mạn tính, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Lao hạch bạch huyết là gì?
Lao hạch bạch huyết là gì?

2 Cơ chế bệnh sinh

Lao hạch tiên phát là do trực khuẩn lao xâm nhập vào họng, Amydal rồ lan sang hạch từ một xăng sơ nhiễm ở đó. Như trực khuẩn lao gây một ổ lao tiên phát ở Amydal sau đó gây viêm hạch góc hàm, lúc này người ta gọi là lao hạch tiên phát.

Lao hạch hậu tiên phát là tình trạng trực khuẩn lao lan đến hạch từ một ổ lao có từ giai đoạn tiên phát. Chúng có thể lan theo 3 đường cơ bản là máu, bạch huyết, đường tiếp cận như từ lao ở đỉnh phổi, đến hạch thượng đòn. Bệnh xảy ra với cơ chế:

  • Tái hoạt động nội lai bởi tình trạng lan tràn sớm trong thời kỳ tiên phát, trực khuẩn lao ngủ ở các hạch bạch huyết ngoại vi  đã tái hoạt động trên những người có cơ địa suy giảm miễn dịch.
  • Tái nhiễm ngoại lai là tình trạng xảy ra sau khi lao tiên phát đã khỏi, tuy nhiên cơ thể lại bị nhiễm trực khuẩn nào lần nữa, chúng đi đến hạch và gây lao hạch.

3 Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh lao hạch

Người bệnh lao hạch có thể không có triệu chứng toàn thân, nhưng hầu hết đều sốt nhẹ ban chiều, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, tổn thương cơ quan khác...

Một số trường hợp lao hạch tiến triển sau một thời gian dài dùng Corticoids, cũng có thể thấy sưng hạch lặng lẽ, không có biểu hiện toàn thân.

Trong lao hạch ngoại biên, thường gặp nhất là hạch ở cổ, chiếm đến 70%, ngược lại hạch bẹn rất ít khi gặp. Trong nhóm hạch ở cổ, hạch dọc theo cơ ức đòn chũm là gặp nhiều nhất, rồi đến hạch thượng đòn, hạch dưới hàm. Theo nghiên cứu thấy rằng, lao hạch cổ bên phải gặp nhiều hơn 2 lần ở bên trái và lao hạch một bên cổ nhiều hơn gấp 4 lần hai bên cổ.

Các hạch này không lớn, đường kính chỉ 1 vài cm, rắn chắc, di động, hơi đau, có thể có viêm xung quanh hạch, đa phần là bị một chuỗi hạch. Những bệnh nhân bị lao hạch thể bã đâu thì hạch thường sưng to, vùng da ở đó có màu đỏ. Nếu không điều trị, các hạch này trở nên mềm nhũn rối nhuyễn hóa, phù nề da, da đỏ, tím, có mủ vỡ ra. Khi nặn những hạch này thấy những chất bã đậu ra lổn nhổn, có lỗ rò rỉ nước vàng thường xuyên và lâu lành. Khi lành có thể để lại sẹo xấu xí, nhăn nhúm, đôi khi có những đợt rỉ mủ. Bệnh có thể kéo dài, có những đợt sưng hạch, rò mủ rồi lại thuyên giảm.

Trường hợp lao hạch không điển hình, các hạch xuất hiện ở toàn thân và nội tạng, người bệnh thân nhiệt cao kéo dài, giảm cân nhanh. Nhiều người có thể bị nhầm lẫn với bệnh Hodgkin, hay hạch sưng toàn thể ở những người bệnh HIV/AIDS.

Nếu bị lao hạch giả u thì các hạch sưng to, rắn nhìn như những khối u, chẩn đoán căn cứ vào sinh thiết hay chọc hạch.[1]

Lao hạch bạch huyết có những triệu chứng như thế nào?
Lao hạch bạch huyết có những triệu chứng như thế nào?

Người bệnh lao hạch có thể tiến triển theo giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn đầu tiên, hạch sưng to, có những hạch có kích thước không đều, không dính vào nhau và da nên dễ dàng chuyển động.
  • Giai đoạn tiếp theo, các hạch dính vào nhau thành từng mảng, dính vào da và mô xung quanh nên sự di động trở nên khó khăn hơn.
  • Giai đoạn cuối cùng là các nhuyễn hoá, mềm dần, vùng da xung quanh nơi hạch đỏ nên không nóng và không đau.  Khi đã hoá mủ chúng trở nên dễ vỡ để lại những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò tím và hình thành sẹo rúm ró.

Những người bệnh mắc HIV/AIDS, nếu mắc lao hạch thì hạch thường sưng to toàn thân cùng với một số triệu chứng như tiêu chảy hơn 1 tháng, bị nấm Candida miệng, zona...

Ở những bệnh nhân lao hạch có phản ứng Mantoux dương tính, một số trường hợp người bệnh suy kiệt có phản ứng Mantoux âm tính. Để chẩn đoán lao hạch cần sinh thiết hạch, cấy trực khuẩn lao, chọc hạch làm hạch đồ để tìm vi khuẩn và tế bào viêm.

Một số trường hợp người bệnh lao hạch có tổn thương lao phổi đi kèm.

Cần phân biệt lao hạch với các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn vùng tai - mũi họng, viêm hạch do tạp khuẩn, virus... Ngoài ra, cũng cần phân biệt lao hạch với ung thư hạch, hạch di căn, hạch to trong bệnh Hodgkin...

4 Phương pháp điều trị lao hạch

Bệnh nhân lao hạch đa phần được điều trị nội khoa, và việc điều trị bệnh cũng cần phải theo các nguyên tắc của điều trị lao nói chung gồm: Phối hợp các thuốc chống lao, tối thiểu là 3, giai đoạn tấn công nên kết hợp 3 đến 4 thuốc chống lao, còn giai đoạn duy trì phối hợp 2 loại.

Với các đối tượng lao hạch là người lớn cần điều trị theo phác đồ chống lao của Bộ Y tế là phác đồ IA, II. Hoặc điều trị bằng phác đồ IB đối với trẻ em.

Thời gian điều trị lao hạch thường kéo dài 9 - 12 tháng vì chúng dễ tái phát, nhưng do tổn thương tại hạch thuốc khó hấp thu nên điều trị lâu hơn.

Với những người bệnh bị HIV/AIDS mắc lao hạch thì nên kết hợp 4 thuốc chống lao RHZE điều trị tấn công, rồi dùng 2 thuốc chống lao điều trị củng cố. Thời gian sử dụng thuốc ở giai đoạn tấn công của những bệnh nhân này kéo dài 2 - 3 tháng trong toàn thời gian điều trị là 9 - 12 tháng do dễ tái phát.

Lao hạch bạch huyết được điều trị như thế nào?
Lao hạch bạch huyết được điều trị như thế nào?

4.1 Điều trị tại chỗ

Người bệnh lao hạch thể bã đậu nếu chưa bị vỡ mủ có thể chọc hút mủ bằng kim vô khuẩn đi vào từ vùng da lành, rồi tiêm thuốc:

Streptomycin cho người bệnh lao hạch bã đậu với liều 0,5g.

Isoniazid với liều mỗi ngày 1 ống 0,1, nếu các hạch vỡ mủ thì cần nặn chúng ra hàng hàng và sử dụng gạc có Isoniazid và Streptomycin băng vào.

4.2 ​Điều trị ngoại khoa

Người bệnh lao hạch ngoại biên cần điều trị ngoại khoa khi:

Hạch sưng đỏ, nhuyễn hoá, có mủ và nguy cơ bị vỡ mủ. Người bệnh cần được trích dẫn lưu mủ để hạn chế để lại vết sẹo xấu. Đồng thời, sau đó người bệnh cần được rắc bột Isoniazid hoặc dung dịch Rifampicin 1% mỗi ngày đến khi vết thương khô và liền sẹo. Nếu hạch đã rò mủ chưa ra hết, có thể rạch để lỗ rò rộng hơn và nạo vét hết mủ kết hợp điều trị thuốc chống lao như trên.

Hạch quá to gây chèn ép lên mạch máu, thần kinh thì phải mổ bóc hạch nhưng không được làm tổn thương đến mạch máu và thần kinh.[2]

4.3 Vai trò của Corticoid trong điều trị lao hạch

Không phải tất cả trường hợp lao hạch đều dùng Corticoid, chỉ dùng với người bệnh lao nhiều hạch, để làm cho hạch nhỏ lại. Ngoài ra, những bệnh nhân có hạch to, áp xe có nguy cơ bi rò mủ, cần dùng Corticoid để tránh rò mủ và làm áp xe nhỏ lại.

Trẻ bị lao hạch cần dùng Corticoid thì dùng với liều liều 1mg/kg/ngày và 0,6 - 0,8mg/kg/ngày với người lớn trong 7-10 ngày, rồi giảm liều dần.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh lao hạch và điều trị bệnh, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Sharie Keanne C. Ganchua, Alexander G. White, Edwin C. Klein và JoAnne L. Flynn (Ngày đăng: ngày 13 tháng 8 năm 2020). Lymph nodes—The neglected battlefield in tuberculosis, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Amine Benjelloun, Youssef Darouassi, Yasser Zakaria, Rachid Bouchentouf (Ngày đăng: ngày 23 tháng 1 năm 2015). Lymph nodes tuberculosis: a retrospective study on clinical and therapeutic features, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Sử dụng corticoid điều trị lao hạch bao lâu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lao hạch bạch huyết: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lao hạch bạch huyết: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
    HG
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633