1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Làm sao để bé nhớ mặt chữ? Cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc

Làm sao để bé nhớ mặt chữ? Cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc

Làm sao để bé nhớ mặt chữ? Cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc

Trungtamthuoc.com - Dạy con nhận biết bảng chữ cái là một kỹ năng cơ bản mà mọi bậc cha mẹ cần biết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không phải là giáo viên, mẹ thường không biết phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những cách dạy bé học chữ cái mà mẹ có thể áp dụng tại nhà

1 Bảng chữ cái tiếng Việt gồm những gì?

Bảng chữ cái tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái được phân thành 2 loại: chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường, bao gồm:

12 nguyên âm đơn

a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y

17 phụ âm đơn

b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

7 nguyên âm đôi

ia, yê, iê, ua, uô, ươ, ưa

9 phụ âm ghép

ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh

2 Có nên dạy trẻ biết chữ sớm?

Với tâm lý lo lắng con không theo kịp các bạn đồng trang lứa khi vào lớp 1, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên dạy cho con biết chữ sớm không. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp dạy dỗ của cha mẹ, khả năng học tập của con,...

Nếu biết phương pháp, việc cho trẻ tập làm quen với các chữ cái có một số lợi ích nhất định sau đây:

2.1 Phát triển tư duy

Giai đoạn đầu đời là thời điểm trẻ rất thích thú với mọi thứ xung quanh, bao gồm cả việc nhận biết các chữ trong bảng chữ cái.

Việc cho trẻ tiếp xúc với các chữ cái giúp não bộ của con được phát triển, linh hoạt, tăng khả năng quan sát, hoàn thiện tư duy một cách tối đa.

2.2 Hình thành được thói quen học tập tốt

Nếu cha mẹ thường xuyên dạy dỗ con, để con tiếp xúc với những phương pháp học hiệu quả, kết hợp học tập và thực hành, con sẽ hình thành được thói quen học tập trước khi đến trường. Đây sẽ là nền tảng rất tốt để con hình thành được thói quen tự giác, chủ động trong học tập.

2.3 Giúp trẻ tiếp thu kiến thức tự nhiên, không gò bó

Có nên dạy trẻ biết chữ sớm
Có nên dạy trẻ biết chữ sớm

Việc áp dụng phương pháp vừa chơi vừa học giúp con tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên nhất, không gò bó, không ép buộc khiến con khó chịu. Do đó, khiến trẻ nhớ được lâu hơn, khả năng tư duy logic hơn.

2.4 Bổ trợ một số kỹ năng khác

Thông qua việc học tập qua bằng bảng chữ cái, bé học được thêm các kỹ năng cầm bút, nhận biết màu sắc, kỹ năng sắp xếp đồ chơi, đồ dùng học tập và đúng nơi quy định, rèn luyện khả năng kiên trì cho con.

2.5 Tạo niềm hứng thú với học tập

Khi cho con học tập theo phương pháp thích hợp, con sẽ hình thành được sự hứng thú, đồng thời giúp con có một hành trang khi bước vào giai đoạn mới - giai đoạn cắp sách đến trường.

3 Giai đoạn phù hợp để dạy bé học chữ cái

Với sự tò mò, niềm đam mê khám phá những thứ mới mẻ xung quanh, trẻ từ 2 đến 3 tuổi đã có thể bắt đầu học tập và ghi nhớ những gì con đã được dạy.

Tuy nhiên, mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức và phương pháp dạy khác nhau, do đó, cha mẹ phải luôn đồng hành cùng con, tìm ra phương pháp học tập tối ưu để con học chữ cái một cách dễ dàng.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi còn khá nhỏ, do đó, mẹ nên lồng ghép việc chơi với học để con được thoải mái, giúp con làm quen với mặt chữ.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ cần kỷ luật hơn nhưng không nên tạo quá nhiều áp lực cho con.

4 Nguyên nhân con học mãi không thuộc bảng chữ cái

Khi hướng dẫn con học bảng chữ cái, cha mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng vào trẻ, ép buộc con tiếp thu một lượng lớn kiến thức trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân khiến trẻ không thuộc được bảng chữ cái có thể do phương pháp dạy học chưa thực sự phù hợp với trẻ. Nhiều cha mẹ áp dụng nhiều phương pháp cùng một lúc hoặc chỉ đơn giản đọc to chữ cái lên và bắt con đọc theo. Phương pháp giáo dục này có thể không đem lại nhiều hiệu quả như cha mẹ mong đợi.

Bên cạnh đó, đây là khoảng thời gian bé vẫn còn ham chơi, chưa thực sự tập trung vào học tập một điều gì đó bài bản, do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn dạy con mỗi ngày, để con có niềm đam mê với học tập mà không cần sự thúc ép của cha mẹ.

5 Cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc

Làm sao để con nhớ mặt chữ? là câu hỏi mà nhiều cha mẹ thắc mắc. Quá trình học của trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, do đó mẹ cần tìm được phương pháp phù hợp, tạo môi trường tối ưu cho con tiếp xúc với mặt chữ từ đó giúp con nhớ nhanh hơn. Dưới đây là một số cách dạy trẻ học mẫu giáo chữ cái mẹ có thể tham khảo:

5.1 Cách dạy bảng chữ cái cho bé 5 tuổi bằng việc đọc sách

Cách dạy bảng chữ cái cho bé 5 tuổi bằng việc đọc sách
Cách dạy bảng chữ cái cho bé 5 tuổi bằng việc đọc sách

Đọc sách bảng chữ cái là một phương pháp tốt giúp trẻ làm quen với mặt chữ (bao gồm cả chữ hoa và chữ thường).

Mẹ nên tìm những cuốn sách có hình ảnh bắt mắt, các chữ cái được in bằng phông chữ lớn, màu đậm để con ghi nhớ được một cách dễ dàng nhất.

Mẹ nên lựa chọn từng chữ cái liên kết với một bức tranh cụ thể ví dụ hình ảnh con mèo thì bắt đầu bằng chữ M, lúc này trẻ sẽ tập trung vào việc học tập hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể đọc sách cho con nghe mỗi tối để mở rộng vốn từ vựng của con, tạo thói quen đọc sách cho con.

5.2 Học bằng Flashcard

Flashcard là phương pháp học bằng hình ảnh giúp con hứng thú nhưng có nhược điểm là con học theo phương pháp thụ động. Mẹ chuẩn bị các chữ cái, đọc to chữ cái đó lên và yêu cầu con nhắc lại.

5.3 Để con tiếp xúc với mặt chữ một cách tự nhiên nhất

Trẻ em từ 2 tuổi đã có thể nghe và nhận biết tên của mình cũng như của các thành viên khác trong gia đình do đó, mẹ có thể dạy con tập đọc và tập viết những chữ cái có trong tên của con và của các thành viên khác. Đây là phương pháp kích thích trí tò mò của con và để con tiếp xúc với mặt chữ một cách tự nhiên.

5.4 Kết hợp chơi và học

Kết hợp chơi và học
Kết hợp chơi và học

5.4.1 Chơi trốn tìm với chữ cái

Mẹ sử dụng bộ chữ cái bằng gỗ, dạy cho trẻ học thuộc một chữ cái, sau đó giấu chữ cái đó đi và để con đi tìm. Sau khi bé tìm được, mẹ hãy để con đọc to chữ cái đó lên, đừng quen khen ngợi con khi con đọc đúng. Nếu con chưa đọc đúng, mẹ nên hướng dẫn bé và động viên con ở lần chơi tiếp theo.

Khi con đã làm quen và gần thuộc hết bảng chữ cái, mẹ đọc to một chữ cái bất kỳ và để con đi tìm hoặc để cho bé giấu chữ cái và mẹ đi tìm.

5.4.2 Học chữ bằng việc biểu lộ tình cảm

Mẹ có thể áp dụng phương pháp này trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ví dụ, mẹ dạy bé biết chữ C sau đó giải thích cho con chữ C đứng đầu của các từ như cười, cay, con cá,... Sau đó, khi ăn, mẹ nói cay khi ăn phải miếng ớt và hỏi bé từ đó bắt đầu bằng chữ gì. Phương pháp này giúp trẻ học nhanh mặt chữ đồng thời học được thêm cả cách ghép từ.

5.4.3 Học chữ qua đồ chơi

Gần như đứa trẻ nào cũng thích được mua đồ chơi, mẹ có thể kết hợp việc học chữ qua các trò chơi.

Mẹ có thể lựa chọn các bộ đồ chơi có kết hợp bảng chữ cái để cho trẻ vừa chơi vừa học, phương pháp này giúp con học lâu hơn và nhớ nhanh hơn.

Đối với bé trai, mẹ có thể dán các chữ cái lên xe ô tô đồ chơi và gọi to ‘xe tải B’, ‘xe buýt A’,... để con làm quen.

Đối với bé gái, chúng thường đặt tên cho các búp bê của mình, mẹ cũng có thể dán các chữ cái lên từng con búp bê để giúp con nhận biết và ghi nhớ.

5.4.4 Học chữ qua đồ ăn

Khi bé ăn cơm, các loại bánh kẹo, hoa quả, mẹ có thể dạy bé các từ tương ứng như ngọt, chua, đắng, cay, lạnh, mặn, nóng,...

Hoặc mẹ có thể dạy cho con những chữ cái tương ứng với đồ ăn mà con thích, như vậy mỗi khi ăn lại món ăn đó, bé sẽ nhớ lâu hơn.

5.4.5 Dạy chữ cái qua các bài hát

Có rất nhiều bài hát tiếng Việt đơn giản giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ, các bài hát này mang tính vui nhộn và rất giàu hình tượng như ‘o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu’,...hoặc bài hát ‘29 chữ cái tiếng Việt em học thuộc, em nhớ lâu’.

Mẹ có thể dạy con hát khi đang tắm, khi com đang chơi hoặc khi con đang mặc quần áo,... Mẹ nên kiên trì lặp đi lặp lại nhiều lần, con sẽ dần thuộc những bài hát này và hiểu được những chữ cái trong lời bài hát.

5.5 Cách dạy bảng chữ cái cho bé 4 tuổi bằng cách sử dụng các phần mềm học tiếng Việt

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giúp trẻ học tập một cách dễ dàng nhưng cũng có nhiều hạn chế như trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều có thể gây giảm thị lực, giảm khả năng tập trung, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài,... do đó, cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn phương pháp học tập tối ưu cho trẻ.

5.6 Học chữ cái thông qua các giác quan

Trẻ em nên được làm quen với việc học bảng chữ cái bằng cách sử dụng giác quan của mình. Khi trẻ sử dụng các giác quan khác nhau để làm quen với một chữ cái, hình dạng của nó, trẻ sẽ có xu hướng ghi nhớ lâu hơn.

6 Một số lưu ý để con học chữ cái dễ dàng hơn

Một số lưu ý
Một số lưu ý

6.1 Cha mẹ cần kiên trì

Kiên trì, nhẫn nại, hướng dẫn con học từng chút một trong thời gian dài để con ghi nhớ dễ dàng hơn.

6.2 Tạo thói quen học tập cho con

Bên cạnh thời gian ở trường, sau khi về nhà, mẹ cũng có thể dành thời gian chơi với con và dạy con học. Điều này giúp con hình thành được thói quen, khả năng tư duy, sự nhạy bén đồng thời cũng giúp trẻ củng cố được kiến thức sau khi học, giúp con nhớ lâu hơn.

6.3 Cho con học chữ thường trước, chữ hoa sau

Mặc dù trẻ cần nhận biết được cả chữ hoa và chữ thường trước khi biết đọc và biết viết nhưng cha mẹ nên dạy cho con nhận biết chữ thường trước vì chúng dễ phân biệt và dễ nhớ hơn.

Bên cạnh đó, tần suất trẻ gặp chữ viết thường lớn hơn rất nhiều so với việc gặp chữ viết hoa trong các văn bản, sách vở, do đó dạy con học được các chữ thường giúp con nhanh biết đọc chữ hơn.

Điều này đã được áp dụng rộng rãi và cũng được chứng minh giúp mang lại hiệu quả cao.

6.4 Không nên kết hợp quá nhiều phương pháp

Cha mẹ không nên kết hợp quá nhiều phương pháp cùng một lúc vì có thể khiến trẻ dễ bị phân tâm và nhầm lẫn, gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Ví dụ, vào buổi sáng mẹ có thể dạy con học thông qua việc chơi trò chơi, buổi tối trước khi đi ngủ mẹ có thể dành thời gian đọc sách cho con nghe,...

6.5 Cho con thực hành để giúp con ghi nhớ

Việc dạy học cho trẻ không phải là một điều dễ dàng, cần sự kiên trì của tất cả các thành viên trong gia đình. Trẻ em không thể ghi nhớ được toàn bộ bảng chữ cái tiếng Việt chỉ trong một thời gian ngắn, do đó, cha mẹ cần để con thực hành mọi lúc, mọi nơi khi có thể.

Ở giai đoạn này, quá trình học tập của trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sách vở, cha mẹ có thể dạy con thông qua tranh ảnh, con vật, đồ dùng trong nhà. Áp dụng phương pháp này thường xuyên trong thời gian dài giúp con ghi nhớ được các mặt chữ cũng như quan sát được nhiều thứ xung quanh.

Việc kết hợp dạy học và thực hành không phải là phương pháp mới nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao.

Chẳng hạn, khi nhìn thấy bất kỳ chữ cái nào trên áo, trên đồ ăn,...mẹ có thể hỏi bé để con phát âm, điều này giúp con ghi nhớ tốt hơn, có phản xạ nhanh hơn.

6.6 Không nên tạo quá nhiều áp lực cho con

Cha mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng vào trẻ, mong cho con biết chữ sớm để đi học theo kịp với các bạn cùng trang lứa. Điều này vô tình tạo cho trẻ nhiều áp lực, khiến con không còn hứng thú.

Hơn nữa, cha mẹ cũng không nên ép con tập viết chữ quá sớm vì việc rèn luyện cơ tay và cầm bút đúng cách không phải điều đơn giản, mẹ chỉ nên dạy cho trẻ cách nhận biết mặt chữ thành thạo, tạo môi trường để con được thực hành ghi nhớ, không nên tạo quá nhiều áp lực cho trẻ.

6.7 Đừng quá ép trẻ phải phát âm chuẩn

Dạy con bảng chữ cái tuy không khó nhưng cần nhiều thời gian, đòi hỏi cha mẹ phải đồng hành cùng con. Độ tuổi này, trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên việc phát âm sai là điều rất bình thường, cha mẹ cũng không nên ép buộc con phải phát âm chuẩn vì có thể khiến con sợ và mất dần hứng thú trong việc học tập.

Để trẻ phát âm chuẩn, trước hết cha mẹ cần phát âm chuẩn để con học theo. Quá trình phát âm của con cần được điều chỉnh từ từ, tạo môi trường giao tiếp thường xuyên để con hoàn thiện khả năng phát âm của mình.

6.8 Khích lệ con

Cha mẹ nên khích lệ, động viên trẻ thường xuyên để con có hứng thú khi học tập, giúp con có được tâm lý thoải mái, tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên.

6.9 Theo dõi sự phát triển của con

Sau mỗi tuần hoặc sau mỗi buổi học, mẹ cần quan sát xem con học được bao nhiêu từ, nhớ được bao nhiêu từ và đánh giá xem phương pháp hiện tại có thực sự phù hợp với con hay không để đưa ra những thay đổi cho phù hợp.

Mỗi trẻ có thể sẽ thích thú với một phương pháp học tập khác nhau, do đó cha mẹ cần lựa chọn để vừa tạo sự hứng thú cho con cũng như con học tập được một cách hiệu quả hơn.

7 Cách dạy bé học viết chữ cái tiếng Việt

Trẻ tập viết chữ
Trẻ tập viết chữ

Sau khi trẻ đã nhận biết được các chữ trong bảng chữ cái, mẹ có thể cho con học viết khi con được khoảng 4-5 tuổi.

7.1 Hướng dẫn con ngồi đúng tư thế

Điều đầu tiên của quá trình học viết là phải hướng dẫn cho trẻ ngồi đúng tư thế để không ảnh hưởng đến cột sống cũng như thị lực của con.

Để con ngồi thẳng lưng, song song với bàn học, vuông góc với mặt ghế.

2 chân để thoải mái.

Đầu hơi nghiêng, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm.

Tay phải cầm bút, tay trái giữ mép vở để tránh bị xô lệch.

7.2 Hướng dẫn con cầm bút đúng cách

Để con cầm bút bằng 3 ngón tay bao gồm ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

Khi cầm bút, cần chú ý độ nghiêng của bút, khi viết không nên ấn quá mạnh vào giấy.

Dạy trẻ cầm bút một cách nhẹ nhàng, không nên quá lỏng hoặc quá chặt sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình viết.

Khi viết, đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

7.3 Thực hành viết chữ từ đơn giản đến phức tạp

Trước khi cho con tập viết chữ cái, mẹ nên cho bé làm quen với những nét cơ bản, để con luyện cơ tay và cách cầm bút sao cho đúng. Một số nét cơ bản mẹ có thể dạy cho con viết bao gồm: nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết, nét hất và nét ghi dấu phụ.

Sau khi con đã thành thạo, mẹ tiến hành tập cho trẻ viết các chữ cái đơn giản (chữ thường và chữ hóa), không nhất thiết phải viết theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.

7.4 Dạy bé tập tô

Trước khi dạy trẻ viết, mẹ có thể cho con tập tô để con làm quen với việc cầm bút, di chuyển cổ tay và rèn luyện cơ tay.

Mẹ có thể mua các quyển vở tập tô có bán trên thị trường, lựa chọn các quyển vở sao cho phù hợp với độ tuổi của con.

7.5 Dạy bé viết chữ cái trên bảng đen hoặc trên cát

Nếu cho trẻ viết trên giấy theo khuôn mẫu hàng ngày sẽ khiến trẻ nhàm chán. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho con viết lên các chất liệu khác như bảng đen, chán, kết hợp việc sử dụng câu đó, vừa vẽ vừa viết,...để tạo sự hứng thú cho con.

7.6 Một số lưu ý khi dạy trẻ viết chữ

Quá trình dạy trẻ học chữ hay viết chữ đều cần rất nhiều thời gian để thực hành và luyện tập. Nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tăng hiệu quả khi học tập, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Thiết lập thời gian biểu hàng ngày cho con, mỗi ngày, cha mẹ nên dành từ 30 phút đến 1 tiếng để dạy con cách cầm bút, viết chữ sao cho thành thạo, đúng hàng lối. Không nên viết quá nhiều thời gian trong một ngày.
  • Khuyến khích, động viên trẻ, có thể sử dụng những món quà tinh thần hoặc vật chất để khích lệ con.
  • Tạo cho con không gian và môi trường học tập đầy năng lượng và hứng khởi. Thiết kế khu học tập yên tĩnh, kết hợp thêm tranh ảnh kèm bảng chữ cái để con cảm thấy thích thú.
  • Sử dụng những đồ dùng học tập nhiều màu sắc, đáng yêu nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho con.

8 Một số câu hỏi thường gặp

8.1 Con vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái có sao không?

Việc trẻ chưa thuộc bảng chữ cái khi mới vào lớp 1 là một điều hết sức bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. Sau những buổi học với giáo viên trên trường học, mẹ có thể dành thời gian để thực hành ở nhà với trẻ, giúp con thuộc bảng chữ cái nhanh hơn.

8.2 Nên cho con học chữ cái mấy tiếng một ngày?

Khoảng thời gian cho con học thường không cố định, nếu mẹ dạy bé viết chữ thì nên dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Trường hợp dạy con nhận biết mặt chữ thì mẹ có thể kết hợp dạy bất kỳ lúc nào như khi con chơi, khi con ăn uống,...

9 Kết luận

Việc dạy trẻ học chữ cái là một quá trình cần nhiều thời gian và công sức. Do đó, cha mẹ cần kiên trì, tạo môi trường học tập tối ưu để con phát huy khả năng của mình, hình thành được niềm hứng thú với học tập ngay từ những năm đầu đời.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Giai đoạn nào là phù hợp để dạy bé học chữ cái ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào chị, thông thường trẻ từ 2 đến 3 tuổi đã có thể bắt đầu học tập và ghi nhớ những gì con đã được dạy, bố mẹ nên lồng ghép việc chơi với học để con được thoải mái, giúp con làm quen với mặt chữ và nhớ nhanh hơn chị nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633