1. Trang chủ
  2. Tạo Hình Thẩm Mỹ
  3. Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má và rãnh mi-má

Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má và rãnh mi-má

Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má và rãnh mi-má

Dịch: Bác sĩ Trương Tấn Minh Vũ

Tải PDF bản dịch TẠI ĐÂY

1 Giới thiệu

Rãnh mũi-gò má (nasojugal groove, NJG) kéo dài từ góc mắt trong đến đường giữa đồng tử. Ở một số bệnh nhân, rãnh mi-má (palpebromalar groove, PMG) có thể nhìn thấy được ở phía ngoài từ điểm này. Đôi khi, NJG và PMG hợp lại cùng với sự lão hoá, tạo thành một rãnh đơn liên tục, dấu hiệu rõ sự nhô ra của mỡ ổ mắt và vùng má bên ngoài, thường đã bị teo.

Theo phân loại của Hirmand, có ba loại NJG: Ở loại 1, bệnh nhân chỉ bị mất thể tích ở NJG. Ở loại 2, có sự mất thể tích ở vùng ổ mắt trong và ngoài, đồng thời sự phẳng đi của vùng má trước, trong khi ở loại 3, các rãnh ngoài và rãnh trong đã bị lõm xuống toàn bộ, và có sự mất thể tích tiến triển ở vùng má trước và vùng gò má.

Tiêm chất làm đầy
Hình 11.21. Ba dạng mất thể tích quanh ổ mắt được Haideh Hirmand phân loại như sau: loại 1 (chỉ mất thể tích ở rãnh mũi-gò má [NJG]); loại 2 (mất thể tích từ NJG ở vùng ổ mắt trong và rãnh mi-má [PMG], về phía bên, cũng như phẳng vùng má trước); và loại 3 (sự lõm hoàn toàn của các rãnh trong và ngoài với sự mất thể tích tiến triển ở vùng má).

Những rãnh này làm khuôn mặt trông mệt mỏi, già nua và/hoặc buồn bã. Vùng này được coi là một trong những vùng khó điều trị nhất trên khuôn mặt vì việc chỉnh sửa quá mức, tiêm quá nông hoặc sử dụng chất liệu không phù hợp có thể dẫn đến kết quả thẩm mỹ không thể chấp nhận được.

2 Giải phẫu

Ổ mắt là nền tảng của phức hợp quanh ổ mắt và được hình thành bởi bảy xương: xương gò má, xương trán, xương hàm trên, xương sàng, xương bướm, xương lệ và xương vòm miệng. Nó có cấu trúc hình nón giữ nhãn cầu, cơ nội nhãn và mỡ ổ mắt. Chức năng chính của mỡ ổ mắt là làm trơn và mô đệm cho nhãn cầu và cơ nội nhãn. Mỡ ổ mắt dưới được chia thành ba khối, là mũi, trung tâm và ngoài, được bao phủ bởi vách ngăn ổ mắt.

Phần mi mắt của cơ vòng mắt (OM) bao phủ vách ngăn ổ mắt và chèn vào phần xa viền dưới ổ mắt. Phần này được thấy bên dưới da, vì thường không có mô dưới da ở vùng này. Tuy nhiên, phần ổ mắt của cơ này bắt nguồn từ dưới phần mi mắt, thấp hơn viền dưới ổ mắt 0,5 đến 1 cm. Các khối mỡ vùng mũi môi và mỡ nông vùng giữa má nằm phía trên phần ổ mắt; bên dưới nó có thể nhìn thấy lớp mỡ dưới cơ vòng mắt (suborbicularis oculi fat, SOOF), còn được gọi là mỡ trước gò má. Phần mi mắt và ổ mắt được “gắn” vào viền dưới ổ mắt ở phía trong bằng dây chằng tear trough và ở bên ngoài bằng dây chằng giữ cơ vòng mắt (ORL).

Rãnh nước mắt (tear trough) là một cấu trúc giải phẫu phát sinh từ sự tách biệt giữa phần mi mắt (sọ) và phần ổ mắt (đuôi) của OM tại điểm xuất phát của nó ở hàm trên. NJG là biểu hiện lâm sàng phát sinh từ tổng hợp các yếu tố giải phẫu sau

Tiêm chất làm đầy
Hình 11.15 A và B. Mặt trước và mặt bên của ranh giới của rãnh nước mắt sau khi cắt bỏ da, giữa phần mi mắt của cơ vòng mắt (OM) (mũi tên trắng) và lớp mỡ nông má (SCFP) ( mũi tên xanh). C và D. Ranh giới rãnh nước mắt trong mẫu xác tươi.
  • Da và mô dưới da: Vùng mi mắt có làn da cực kỳ mỏng, có rất ít hoặc không có mô dưới da; tuy nhiên, ở vùng má, da dày hơn và có nhiều mô dưới da.
  • Mặt phẳng cơ: Sự tách biệt rõ rệt giữa phần mi mắt (sọ) và phần ổ mắt (đuôi) của cơ vòng mắt tại nguyên uỷ của nó ở hàm trên (rãnh nước mắt) tạo ra một chỗ lõm ở vị trí của NJG.
  • Mặt phẳng xương: Sự thoái triển của xương hàm trên hoặc sự tái cấu trúc xương hàm trên trong quá trình lão hóa (xem Chương 4) làm cho vùng mí mắt sâu hơn.
  • Dây chằng xương da: Dây chằng tear trough kéo da dưới ổ mắt trong về phía hàm trên. Hiệu ứng tương tự cũng xảy ra với vùng da dưới ổ mắt ngoài, được kéo bởi ORL.
  • Sa mỡ dưới ổ mắt: Lão hóa gây thoát vị mỡ dưới ổ mắt và teo mỡ vùng má khiến NJG lộ rõ hơn. 

Do đó, có thể kết luận rằng NJG là kết quả của “sự không đồng đều”, có thể được nhìn thấy trung gian giữa vùng mi mắt và vùng mũi môi. PMG nằm giữa mỡ dưới ổ mắt và ORL, phía trên điểm nối giữa phần mi mắt (sọ) và phần ổ mắt (đuôi) của OM.

Tiêm chất làm đầy
Hình 11.1 A. Mặt trước vùng rãnh mũi- gò má (NJG) và rãnh mi-má (PMG). B. Sau khi loại bỏ da. C. Sau khi loại bỏ da và các lớp mỡ nông (SFP). D. Sau khi loại bỏ da, SFP, phần ổ mắt của cơ vòng mắt (OM) và cơ gò má.
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.2 A. Mặt trước vùng rãnh mũi- gò má (NJG) và vùng mi mắt sau khi loại bỏ da, lớp mỡ nông (SFP), phần mi mắt và ổ mắt của cơ vòng mắt (OM) và cơ gò má. B. Sau khi loại bỏ da, SFP, phần mi mắt và ổ mắt của OM, khối mỡ dưới cơ mắt trong và ngoài (SOOF), cơ nâng môi trên, cơ gò má lớn và bé. C. Sau khi cắt bỏ cơ nâng môi trên và cánh mũi và cơ nâng góc miệng. D. Cấu trúc xương của vùng NJG và vùng PMG.
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.5 A. Bên phải khuôn mặt. B. Sau khi loại bỏ da, cho thấy các lớp mỡ nông (SFP). C. Sau khi loại bỏ da và SFP. Các phần mi mắt và ổ mắt của cơ vòng mắt (OM) có thể được nhìn thấy trên các khối mỡ dưới cơ vòng mắt trong và ngoài (SOOF). Cơ nâng môi trên và cánh mũi, cơ nâng môi trên, cơ gò má chính và bé nằm phía trên các khối mỡ sâu (DFP). D. Sau khi loại bỏ phần ổ mắt của OM, các khối mỡ SOOF ở trong và ngoài, SFP và DFP. Một phần của khối mỡ má (mỡ Bichat) có thể được nhìn thấy phía trên cơ mút. E. Cấu trúc xương vùng rãnh mũi - gò má (NJG) và rãnh mi- má (PMG).
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.7 A. và B. Mặt trước của ranh giới rãnh mũi-gò má (NJG). C và D. Cận cảnh A và B.
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.13 Mẫu xác tươi cho thấy rãnh nước mắt (mũi tên màu vàng), phần mi mắt của cơ vòng mắt (OM) (mũi tên trắng) và phần ổ mắt (mũi tên màu xanh) của cùng một cơ.

3 Sự phân bố mạch máu

NJG được cấp máu bởi động mạch góc và động mạch dưới ổ mắt, với các nhánh và chỗ nối tương ứng của chúng. Ví dụ, sau khi đi ngang và nông gân góc trong mắt, động mạch góc nối với nhánh sau mũi của động mạch mắt, là một nhánh của động mạch cảnh trong. Còn PMG được cung cấp máu bởi động mạch gò má-ổ mắt và động mạch ngang mặt, là các nhánh của động mạch mặt

Tiêm chất làm đầy
Hình 11.3 Mặt trước bên trái khuôn mặt mô hình kỹ thuật số 3D (A) và các mạch máu, động mạch và dây thần kinh của vùng NJG và vùng PMG (B)..
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.4 A. Mặt trước với rãnh mũi- gò má (NJG) và rãnh mi- má (PMG). A. Phân bố động mạch. B. Phân bố tĩnh mạch. C. Phân bố thần kinh.
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.16 A. Bên trái của mẫu xác tươi. B. Tiêm sản phẩm ở mặt phẳng dưới cơ. C. Phần mi mắt của cơ vòng mắt (OM) được gấp lại để lộ sản phẩm (màu đỏ). Sản phẩm cũng có thể được tiêm ở mặt phẳng trên màng xương bằng cách đưa cannula sâu hơn một chút.

4 Kỹ thuật tiêm

Điều trị NJG bao gồm việc làm bằng phẳng điểm nối giữa mí mắt dưới và vùng mũi môi. Một lượng nhỏ (0,1 đến 0,5 ml) được sử dụng cho mỗi bên và mặt phẳng trên màng xương hoặc trong cơ được sử dụng. Nên tránh tiêm quá nông vì có nguy cơ xảy ra hiệu ứng Tyndall và có thể nhìn thấy các nốt sần. Các nốt sần, bất thường và đổi màu có thể dễ dàng nhìn thấy do da mỏng. Vì sản phẩm có tính ưa nước và do xu hướng giữ nước của khu vực này, 80% NJG có thể được điều chỉnh và nếu cần, 20% còn lại có thể được làm đầy sau 2 tuần.

Chỉ định cho điều trị là một yếu tố quan trọng. Nó nên được thực hiện thận trọng ở những bệnh nhân có phần mi mắt lỏng lẻo từ trung bình đến nặng và mỡ nhô ra quá mức, thường có kết quả tốt hơn với điều trị bằng phẫu thuật. Vùng này nên được đánh giá cùng với vùng má và khi cần thiết, vùng này có thể được làm đầy trước, sau đó là NJG. Nếu sử dụng cannula, dùng thuốc gây tê tại chỗ hoặc gây tê dưới da (Hình 11.22–11.25).

Tiêm chất làm đầy
Hình 11.25 Bệnh nhân bị mất thể tích quanh ổ mắt độ 2 trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào vùng má và rãnh mũi- gò má (NJG).

4.1 Rãnh mũi-gò má

Kỹ thuật tiêm với cannula dưới cơ: Hình 14/11 và 16/11.

Kỹ thuật tiêm với cannula trên màng xương: Hình 16/11 và 19/11.

Kỹ thuật tiêm với kim trên màng xương: Hình 11.17–11.19.

Tiêm chất làm đầy
Hình 11.14 Minh hoạ kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má (NJG) bằng cannula ở mặt phẳng dưới cơ.
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.17 Minh hoạ kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi-gò má (NJG) bằng kim ở mặt phẳng trênmàng xương.
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.18 A. Bên trái khuôn mặt mẫu xác tươi cho thấy phần mi mắt của cơ vòng mắt (OM) và lớp mỡ nông ở má (SCFP). B. Sau khi loại bỏ SCFP và để lộ phần ổ mắt của OM. C. Phần ổ mắt của OM được gấp lại, để lộ viền dưới ổ mắt và nơi đặt sản phẩm (vòng tròn màu xanh) trong mặt phẳng trên màng xương. Khối mỡ dưới cơ vòng mắt (SOOF) (mũi tên màu xanh) nằm dưới viền dưới ổ mắt và bên dưới phần ổ mắt của OM.
Tiêm chất làm đầy
Hình 11.19 A. Minh họa cho thấy vị trí trên màng xương nơi nên tiêm sản phẩm. B. Mẫu xác tươi với cùng mặt phẳng. Sản phẩm nên được tiêm vào mặt phẳng này bằng kim hoặc cannula.

4.2 Rãnh mí- má

Có thể tiêm bolus nhỏ trên màng xương bằng kim. Da cần được kéo căng trước để kiểm tra sự hiện diện của mạch máu, sau đó có thể thực hiện hút và tiêm chậm hoặc tiêm rút ngược bằng cannula ở mặt phẳng trên màng xương và/hoặc trong cơ (Hình 11.20).

Kỹ thuật tiêm với cannula trên màng xương: Hình 11.20.

Tiêm chất làm đầy
Hình 11.20 Trình diễn kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào rãnh mi- mắt (PMG) bằng cannula ở mặt phẳng trên màng xương.

5 Các trường hợp lâm sàng

Tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má
Hình 22. Bệnh nhân bị mất thể tích quanh ổ mắt độ 1 trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má (NJG).
Tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má
Hình 11.11 A. Hình minh họa và mẫu xác tươi cho thấy phần mi mắt của cơ vòng mắt (OM) (mũi tên trắng) sau khi cắt bỏ da và lớp mỡ nông ở má (SCFP). B. Hình minh họa và mẫu xáctươi cho thấy phần mi mắt của OM (mũi tên trắng) và phần ổ mắt (mũi tên xanh) sau khi loại bỏ da và SCFP. C. Hình minh họa và mẫu xác tươi cho thấy phần mi mắt của OM (mũi tên trắng), phần ổ mắt (mũi tên xanh) và giữa hai cấu trúc là rãnh mũi-gò má (NJG).
Tiêm chất làm đầy vào rãnh mũi- gò má
Hình 27. Bệnh nhân bị mất thể tích quanh ổ mắt độ 3 trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má, rãnh mũi- gò má (NJG) và rãnh mi- má (PMG).

6 Biến chứng

Tác dụng phụ thường gặp nhất là phù nề và tụ máu, mặc dù cũng có thể xảy ra những bất thường và chỉnh sửa quá mức thấy rõ. Những điều này có thể được khắc phục bằng cách tiêm Hyaluronidase. Một biến chứng khác, hiệu ứng Tyndall, là hiện tượng xảy ra do ánh sáng bị khúc xạ trong trường hợp gel axit hyaluronic (HA) được tiêm rất nông vào lớp bì. Khi ánh sáng chiếu vào phần này, nó sẽ bị khúc xạ thành nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu có tần số khác nhau. Màu xanh lam có bước sóng ngắn khúc xạ nhiều nhất; do đó, màu này có thể được nhìn thấy, tạo ra màu xanh lam cho mô có chứa chất làm đầy. Màu đỏ có bước sóng dài nên nó hầu như bị hấp thụ.

7 Tài liệu tham khảo

1. Hirmand H. Anatomy and nonsurgical correction of the tear trough deformity. Plast Reconstr Surg 2010;125(2):699–708

2. Braz AV, Aquino BO. Preenchimento do sulco nasojugal e da depressão infraorbital lateral com microcânula 30 G. Surgical & Cosmetic Dermatology 2012;4(2):178–181

3. Wong CH, Hsieh MK, Mendelson B. The nasojugal groove ligament: anatomical basis for the nasojugal groove deformity. Plast Reconstr Surg 2012;129(6):1392–1402

4. Haddock NT, Saadeh PB, Boutros S, Thorne CH. The tear trough and lid/cheek junction: anatomy and implications for surgical correction. Plast Reconstr Surg 2009;123(4):1332–1340, dis- cussion 1341–1342


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633