1. Trang chủ
  2. Tạo Hình Thẩm Mỹ
  3. Kiến thức về phong bế thần kinh vùng mặt trong phẫu thuật thẩm mỹ

Kiến thức về phong bế thần kinh vùng mặt trong phẫu thuật thẩm mỹ

Kiến thức về phong bế thần kinh vùng mặt trong phẫu thuật thẩm mỹ

Dịch: Bác sĩ Trương Tấn Minh Vũ

TẢI BẢN PDF TẠI ĐÂY

1 Giới thiệu

Phong bế thần kinh bao gồm việc tiêm Dung dịch gây tê vào thân chính của dây thần kinh hoặc xung quanh để giảm đau ở vùng phân bố cảm giác của nó. Một trong những ưu điểm của cách này là một mũi tiêm được định vị chính xác, có thể làm giảm nhạy cảm diện tích lớn mà không làm biến dạng mô tại vị trí tiêm. Vì nhiều dây thần kinh đi kèm với các tĩnh mạch và động mạch tương ứng nên việc test áp lực âm trước là cần thiết để giảm nguy cơ tiêm vào mạch máu 2

2 Cấu trúc giải phẫu các lỗ ra trên mặt

Việc phong bế thần kinh thành công phụ thuộc phần lớn vào kiến thức của người tiêm về vị trí của các lỗ ra thần kinh. Người tiêm tận dụng sự thẳng hàng của các lỗ ra chính trên khuôn mặt, phân bổ dọc theo đường giữa đồng tử, khi mắt ở vị trí bình thường và nhìn về phía trước một cách tự nhiên (Hình 5.1 và 5.2).

Hình 5.1 Bên phải của khuôn mặt với đường thẳng đứng tưởng tượng giữa đồng tử. Các chấm đỏ chỉ vị trí, từ trên xuống dưới, của lỗ ra trên ổ mắt, dưới ở mắt và lỗ cắm. Chấm đỗ bên phải đường thẳng đứng đại diện lỗ ra trên ròng rọc (STF).
Hình 5.2 Bên phải khuôn mặt với chấm đỏ phía trên lông mày đại diện cho lỗ ra trên ròng rọc (STF). Đường tưởng tượng giữa đồng tử được đánh dấu bằng các chấm đỏ, chỉ vị trí của lỗ ra trên ổ mắt, lỗ ra dưới ổ mắt và lỗ cằm. Bên trái khuôn mặt được mổ xẻ để hiển thị lỗ ra trên rộng rọc, lỗ ra trên ổ mắt, lỗ ra dưới ổ mắt
và lỗ cằm, được đánh dấu bằng các vòng tròn màu trắng.

3 Thần kinh trên ổ mắt

Dây thần kinh trên ổ mắt đi ra khỏi lỗ ra ở gờ trên của ổ mắt, cách đường giữa của vùng gian mày khoảng 27 mm về phía ngoài. Lỗ ra này có thể dễ dàng sờ thấy ở phần lớn bệnh nhẫn. Sau khi đi ra khỏi lỗ ra, dây thần kinh đi qua các cơ cau mày và chia thành phần trong và phần ngoài (Hình 5.3–5.6).1,3

Hình 5.3 Chấm đỏ ở bên phải khuôn mặt, cách đường giữa khuôn mặt khoảng 27 mm, biểu thị lỗ ra trên ổ mắt (SOF). Thần kinh trên ổ mắt (SON) được thấy đi ra khỏi lỗ tương ứng ở bên trái khuôn mặt.
Hình 5.4 Bên trái khuôn mặt của xác tươi với da, lớp mỡ và cơ trán được loại bỏ để lộ lỗ ra trên ổ mắt (SOF); với bỏ mạch thần kinh-mạch máu: thần kinh, động mạch và tĩnh mạch trên ổ mắt. SOA: động mạch trên ổ mắt; SON: thần kinh trên ổ mắt; SOV: tĩnh mạch trên ổ mắt.
Hình 5.5 A. Bên phải khuôn mặt của xác tươi với phần ba trên được kéo lên, cho thấy các cấu trúc mạch máu sau: nhánh trấn của động mạch thái dương nông (FBSTA) và tĩnh mạch trên ổ mắt (SOV). B. Cơ trán gặp lại cho thấy lỗ ra trên ổ mắt (SOF) và tĩnh mạch trên ổ mắt (SOV).
Hình 5.6 Phong bế thần kinh xuyên da vào ổ mắt

4 Thần kinh trên ròng rọc

Dây thần kinh trên ròng rọc đi ra từ một rãnh hoặc lỗ ra, cách đường giữa của vùng gian mày khoảng 17 mm và chi phối phần trong của trán. Dây thần kinh dưới ròng rọc đi ra từ lỗ dưới ròng rọc và chi phối mí mắt trên trong, góc mắt trong, da sống mũi, kết mạc và túi lệ. Khi tiêm vào khu vực này, người tiêm phải luôn sử dụng tay không tiêm để sờ nắn viền ổ mắt, đảm bảo rằng đầu kim nằm phía trên gò xương của ổ mắt. Dây thần kinh dưới ròng rọc được phong bế bằng cách tiêm thuốc gây tê vào điểm nối giữa ổ mắt và xương mũi (Hình 5.7–5.9).

Hình 5.7 Chấm đỏ ở bên phải khuôn mặt, cách đường giữa khuôn mặt khoảng 17 mm, đại diện lỗ ra trên ròng rọc (STF). Thần kinh trên ròng rọc (STN) được thấy đi ra từ lỗ tương ứng ở bên trái khuôn mặt.
Hình 5.8 Bên phải khuôn mặt của xác tươi cho thấy lỗ ra trên rộng rọc (STF).
Hình 5.9 Phong bế thần kinh xuyên da vào lỗ ra trên ròng rọc (STF)

5 Thần kinh dưới ổ mắt

Dây thần kinh dưới ổ mắt đi ra từ lỗ dưới ổ mắt (IOF) khoảng 5 đến 10 mm dưới viền dưới ổ mắt, theo một đường tưởng tượng từ giữa đồng tử. Các vùng được gây tê bao gồm một bên mũi, mí mắt dưới và bờ trên của mỗi được tiêm. Dây thần kinh này có thể được phong bế từ bên trong hoặc bên ngoài. Phương pháp tiêm trong miệng bao gồm bôi gel gây tê lên niêm mạc miệng dọc theo rãnh trước, sau đó ở dưới hố răng nanh (giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ nhất) và đợi trong vài phút. Sau đó, môi trên được nâng lên và kim được đưa vào rãnh, hướng lên phía IOF. Dây thần kinh dưới ổ mắt cũng có thể dễ dàng được phong bế bằng phương pháp xuyên qua da mặt, đây có thể là con đường in thích đối với những bệnh nhân mắc chứng “ám ảnh răng". Kim được đưa vào da theo hướng lỗ ra, nhưng phải cẩn thận để tránh các mạch máu nông có thể gây bầm (Hình 5.10-5.14).

Hình 5.10 Bên phải của khuôn mặt với đường tưởng tượng giữa đồng tử chỉ vị trí của lỗ ra dưới ổ mắt (IOF), cách cung viền ổ mắt từ 5 đến 8 mm. Thần kinh dưới ổ mắt (ION) được thấy đi ra từ lỗ tương ứng ở phía bên trái của khuôn mặt
Hình 5.11 A. Bên trái của khuôn mặt xác tươi cho thấy lỗ ra dưới ổ mắt (IOF) và bó thần kinh-mạch máu dưới ổ mắt (IONB). Mắt trái (LE), cơ gò má lớn (ZMM) và cơ cắn (MM) có thể nhìn thấy. B. Cận cảnh A. cho thấy IOF và IONB. Mắt trái (LE) và ZMM cũng có thể nhìn thấy..
Hình 5.12 Bên phải khuôn mặt của xác tươi cho thấy lỗ ra dưới ổ mắt (IOF).
Hình 5.13 Phong bế thần kinh xuyên da vào lỗ ra dưới ổ mắt (IOF).
Hình 5.14 Phong bế thần kinh bằng cách đưa thuốc tê qua hố răng nanh vào lỗ ra dưới ổ mắt (IOF).

6 Thần kinh cằm

Dây thần kinh cằm (MN) đi ra từ lỗ cắm (MF) ở chân răng hàm nhỏ thứ hai (nhiều bệnh nhân có thể không còn răng hàm nhỏ do nhổ răng chỉnh nha). Trung bình, MF nằm cách đường viền nướu 11 mm. Ngoài ra, MN có thể được phong bế qua da mặt bằng cách nhắm kim vào cùng điểm. Vùng được gây tê là một bên môi dưới lên đến đường giữa và phần bên đến rãnh cằm môi (Hình 5.15– 5.19).

Hình 5.15 Chấm đỏ ở đường giữa đồng tử, bên phải khuôn mặt, cách răng hàm thứ hai của cung răng hàm dưới khoảng 11 mm, đại diện lỗ cằm (MF). Thần kinh cằm (MN) được thấy đi ra từ lỗ tương ứng ở bên trái khuôn mặt
Hình 5.16 A. Vị trí của lỗ cằm (MF). B. Bên trái khuôn mặt của xác tươi với da, lớp mỡ và cơ hạ góc miệng (DMAM) gập lại và cho thấy MF, dây thần kinh cằm (MN), xương hàm dưới (MAND) và cơ cắn (MM).
Hình 5.17 Bên phải khuôn mặt của xác tươi cho thấy các cấu trúc mạch máu sau: động mạch môi trên (SLA), động mạch môi dưới (ILA), động mạch và thần kinh cằm (MAN) và động mạch dưới cằm (SMA)
Hình 5.18 Phong bế thần kinh xuyên da vào lỗ cằm (MF).
Hình 5.19. Phong bế thần kinh tại lỗ cằm (MF) giữa niêm mạc miệng và nướu.

7 Tài liệu tham khảo

1. Carruthers J, Carruthers A. Técnicas de preenchimento. 2nd ed. São Paulo: Elsevier, 2008

2. Niamtu J III. Simple technique for lip and nasolabial fold anesthesia for injectable fillers. Dermatol Surg 2005;31(10):1330-1332

3. Goss CM. Gray anatomia. 29nd ed. Rio de Janeiro: Guanabara Koogan; 1988

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633