1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Khuyến cáo về Bệnh cơ tim của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2023

Khuyến cáo về Bệnh cơ tim của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2023

Khuyến cáo về Bệnh cơ tim của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2023

Trungtamthuoc.com - Ngày 25 tháng 8 năm 2023, Hội tim mạch Châu Âu (ESC) đã đưa ra khuyến cáo bệnh cơ tim, bao gồm khuyến cáo chung về chẩn đoán, điều trị bệnh cơ tim, cho bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim thể giãn, bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh cơ tim Amylodosis.

Hướng dẫn ESC 2023 về quản lý bệnh cơ tim (xem bản gốc tại đây

BS Nguyễn Văn Hinh - Khoa nội tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108
BSNT. Hoàng Phú Quý - Đại học Vinuni
Ths. Mạc Thanh Tùng - Khoa nội tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108
PGS. TS. Phạm Trường Sơn - Khoa nội tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108

1 Các từ viết tắt

HCM: hypertrophy cardiomyopathy - bệnh cơ tim phì đại

ARVC: arthymogenic right ventricular cardiomyopathy - bệnh

cơ tim loạn sản thất phải

DCM: dilated cardiomyopathy - Bệnh cơ tim giãn

RCM: restricted cardiomyopathy - Bệnh cơ tim hạn chế

NDLVC: bệnh cơ tim thất trái không giãn nở

CMR: cộng hưởng từ

SCD: sudden cardiac death tử do tim

LV: thất trái

AF: rung nhĩ

VT: nhanh thất

VF: rung thất

2 Khuyến cáo chung về chẩn đoán bệnh cơ tim

Những khía cạnh chính để đánh giá và quản lý điều trị bệnh cơ tim
Những khía cạnh chính để đánh giá và quản lý điều trị bệnh cơ tim
Quy trình chẩn đoán lâm sàng bệnh cơ tim
Quy trình chẩn đoán lâm sàng bệnh cơ tim

Khuyến cáo đánh giá siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim

Recommendation

Class

Level

Ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim cần đánh giá toàn diện trên siêu âm tim bao gồm: kích

thước và chức năng tâm thu thất trái, thất phải (toàn bộ và theo vùng), chức năng tâm

trương thất trái trong lần thăm khám ban đầu và trong suốt quá trình theo dõi

I

B

Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bệnh cơ tim cần được đánh giá ban đầu và trong quá trình theo dõi:

  • Siêu âm tim toàn diện: đánh giá thất trái và thất phải/ tâm thu, tâm trương.
  • Chụp cộng hưởng từ tim.

Các khuyến cáo về chụp cộng hưởng từ tim cho bệnh cơ tim

Các khuyến cáo

Class

Level

CMR (cộng hưởng từ tim) với chất đối quang từ được khuyến cáo ở những bệnh nhân mắc

bệnh cơ tim khi thăm khám ban đầu.

I

B

CMR với chất đối quang từ nên được xem xét ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim trong

quá trình theo dõi để - đánh giá sự tiến triển của bệnh, hỗ trợ phân tầng và quản lý nguy cơ.

IIa

C

CMR với chất đối quang từ nên được xem xét để theo dõi liên tục và đánh giá đáp ứng

điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh amyloidosis tim, bệnh Anderson Fabry, sarcoidosis, bệnh

viêm cơ tim và bệnh tan máu bẩm sinh có liên quan đến tim

IIa

C

Gia đình có bệnh nhân mắc bệnh cơ tim được xác định có đột biến gen dương tính: đối với

các thành viên có kiểu hình âm tính/kiểu gen dương tính thì nên thực hiện MRI tim với chất

đối quang từ để chẩn đoán bệnh.

IIa

B

Đối với bệnh cơ tim gia đình mà không có chẩn đoán di truyền: MRI với chất đối quang từ có

thể xem xét ở các thành viên có kiểu hình âm tính để hỗ trợ chẩn đoán và phát hiện sớm

bệnh.

IIb

C

Các khuyến cáo về chụp cộng hưởng từ tim cho bệnh cơ tim

Các khuyến cáo

Class

Level

CMR (cộng hưởng từ tim) với chất đối quang từ được khuyến cáo ở những bệnh nhân mắc

bệnh cơ tim khi thăm khám ban đầu.

I

B

CMR với chất đối quang từ nên được xem xét ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim trong

quá trình theo dõi để - đánh giá sự tiến triển của bệnh, hỗ trợ phân tầng và quản lý nguy cơ.

IIa

C

CMR với chất đối quang từ nên được xem xét để theo dõi liên tục và đánh giá đáp ứng

điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh amyloidosis tim, bệnh Anderson Fabry, sarcoidosis, bệnh

viêm cơ tim và bệnh tan máu bẩm sinh có liên quan đến tim

IIa

C

  • Tất cả BN bệnh cơ tim: đều cần chụp MRI có đối quang khi chẩn đoán và trong quá trình theo dõi.

Khuyến nghị chụp cắt lớp vi tính và hình ảnh hạt nhân

Khuyến cáo

Class

Level

Ở những bệnh nhân nghi ngờ bệnh cơ tim, cân nhắc chụp MSCT động mạch vành để

loại trừ bệnh ĐMV bẩm sinh hoặc mắc phải là nguyên nhân gây ra bất thường cơ tim

IIa

C

Cân nhắc chụp PET với 18F-FDG để xét nghiệm chẩn đoán ở bệnh nhân nghi ngờ

sarcoidosis tim

IIa

C

Chụp PET khi có nghi ngờ bệnh Sarcoidosis, Chụp CT để loại trừ bệnh ĐMV

Khuyến cáo sinh thiết cơ tim ở bệnh cơ tim

Khuyến nghị

Class

Level

Cân nhắc sinh thiết cơ tim để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ở bệnh nhân nghi ngờ mắc

bệnh cơ tim khi các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác không rõ ràng

IIa

C

Cân nhắc sinh thiết cơ tim khi các PP chẩn đoán hình ảnh khác không rõ ràng

Khuyến cáo tư vấn và xét nghiệm di truyền trong bệnh lý cơ tim (1)

Khuyến nghị

Class

Level

Tư vấn di truyền

Tư vấn di truyền bởi một đội ngũ chuyên gia giáo dục di truyền, hỗ trợ tâm lý xã hội

được khuyến cáo cho các gia đình có bệnh cơ tim di truyền hoặc có xét nghiệm gen

nghi ngờ

I

B

Tư vấn di truyền bởi một đội ngũ chuyên gia giáo dục di truyền, hỗ trợ tâm lý xã hội

được khuyến cáo cho các gia đình có bệnh cơ tim di truyền hoặc có xét nghiệm gen

nghi ngờ

I

B

Tư vấn di truyền trước và sau xét nghiệm gen cần được thực hiện cho tất cả bệnh

nhân

I

B

Cần có tư vấn di truyền và hỗ trợ tâm lý xã hội cho gia đình người bệnh cơ tim.

Khuyến nghị tư vấn và xét nghiệm di truyền trong bệnh lý cơ tim (2)

Khuyến nghị

Class

Level

Tư vấn di truyền (Tiếp theo)

Nếu thực hiện xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, khuyến cáo nên được thực hiện sớm

trong thai kỳ để đưa ra các quyết định tiếp tục hay đình chỉ thai nghén

I

C

Nên cân nhắc thảo luận về việc lựa chọn xét nghiệm di truyền sinh sản với chuyên gia

chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo cho tất cả các gia đình được chẩn đoán di truyền.

IIa

C

Bệnh nhân

Xét nghiệm di truyền được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh cơ tim để

giúp chẩn đoán, tiên lượng, phân tầng nguy cơ, điều trị hoặc quản lý thai sản

I

B

Xét nghiệm di truyền cho tất cả BN mắc bệnh cơ tim để: chẩn đoán, tiên lượng, phân tầng nguy cơ, điều trị.

Khuyến nghị tư vấn và xét nghiệm di truyền trong bệnh lý cơ tim (2)

Khuyến nghị

Class

Level

Bệnh nhân tiếp theo

Xét nghiệm gen trên bệnh nhân đã mất vì bệnh cơ tim để có chẩn đoán di truyền phù

hợp tạo điều kiện thuận lợi để quản lý bệnh tật của những người thân còn sống

I

C

Xét nghiệm gen cũng có thể được xem xét ở những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn

đoán bệnh cơ tim khi nó mang lại lợi ích cho người bệnh ngay cả khi nó không cho

phép chẩn đoán, phân tầng hoặc sang lọc người thân của họ

IIb

C

Xét nghiệm gen có thể xem xét ở bệnh nhân có kiểu hình không đáp ứng tiêu chuẩn

chẩn đoán một bệnh cơ tIm sau khi đã được tư vấn bởi một nhóm chuyên gia

IIb

C

Khuyến nghị tư vấn và xét nghiệm di truyền trong bệnh lý cơ tim (2)

Khuyến nghị

Class

Level

Thành viên gia đình

Khuyến cáo xét nghiệm gen theo tầng: với tư vấn trước và sau xét nghiệm, cho những - -

người thân độ tuổi trưởng thành có nguy cơ nếu có một cá thể trong gia đình được xác

định bị bệnh cơ tim với chẩn đoán di truyền đáng tin cậy (tức là biến thể P/LP): bắt đầu

bằng họ hàng cấp 1 nếu có và xếp tầng theo thứ tự).

I

B

Xét nghiệm gen theo tầng với tư vấn trước và sau xét nghiệm nên được xem xét ở

những người thân có nguy cơ nếu chẩn đoán di truyền đáng tin cậy (tức là biến thể

P/LP) đã được thiết lập ở một cá nhân mắc bệnh cơ tim trong gia đình (bắt đầu từ

người thân thế hệ thứ nhất, nếu có sẵn và sắp xếp theo thứ tự), xem xét bệnh cơ tim

tiềm ẩn, độ tuổi khởi phát dự kiến, biểu hiện trong gia đình và hậu quả lâm sàng/pháp

lý.

IIa

B

Nên xét nghiệm gen với tư vấn trước và sau xét nghiệm, cho những người thân họ hàng cấp 1 độ tuổi trưởng thành: nếu có một cá thể trong gia đình được xác định bị bệnh cơ tim.

Khuyến nghị tư vấn và xét nghiệm di truyền trong bệnh lý cơ tim (5)

Khuyến nghị

Class

Level

Thành viên gia đình (Tiếp theo)

Xét nghiệm gen để tim sự đột biến gen gia đình chưa rõ: nhất là khi cha mẹ hoặc

người thân bị ảnh hưởng, để xác định xem đột biến đó có khác so với kiểu hình bệnh

cơ tim không

IIa

C

Xét nghiệm gen chẩn đoán không được khuyến cáo ở họ hàng của bệnh nhân có - kiểu

hình âm tính mà cũng không có chẩn đoán di truyền chắc chắn (tức là biến thể P/LP)

trong gia đình.

III

C

Khuyến cáo ghép tim ở bệnh nhân có bệnh cơ tim

Khuyến nghị

Class

Level

Ghép tim được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh cơ tim bị suy tim tiến triển (NYHA

độ III IV) hoặc rối loạn nhịp thất không đáp ứng với liệu pháp nội khoa/xâm lấn/thiết bị

mà không có chống chỉ định tuyệt đối.

I

C

 

3 Khuyến cáo chung về điều trị bệnh cơ tim

Khuyến cáo về liệu pháp thiết bị hỗ trợ thất trái ở bệnh nhân với bệnh cơ tim

Khuyến nghị

Class

Level

Liệu pháp hỗ trợ tuần hoàn cơ học nên được xem xét ở một số bệnh nhân mắc bệnh

cơ tim bị suy tim tiến triển (NYHA độ III-IV) mặc dù đã điều trị bằng thuốc tối ưu, để

cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ nhập viện vì suy tim và tử vong trong khi chờ

ghép tạng

IIa

B

Liệu pháp hỗ trợ tuần hoàn cơ học nên được xem xét ở những bệnh nhân mắc bệnh

cơ tim bị suy tim tiến triển (NYHA độ III-IV) mặc dù đã điều trị bằng thuốc tối ưu,

những người không đủ điều kiện để ghép tim hoặc các lựa chọn phẫu thuật khác và

không có rối loạn chức năng thất phải nghiêm trọng: để giảm nguy cơ tử vong và cải

thiện triệu chứng.

IIa

B

Gánh nặng rung nhĩ và quản lý trong bệnh cơ tim (1)

Bệnh lý

Rung nhĩ

Quản lý rung nhĩ

 

Phổ biến

Tỷ lệ mắc hàng năm

Chống đông

Kiểm soát tần số lâu dài

Kiểm soát nhịp lâu dài

Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn

17-39%

2,8-4,8%

Luôn luôn (nếu

Không có chống

chỉ định)

Beta- blockers

ưu tiên hơn)

Verapamil or

diltazem (chỉ khi

Chức năng thất

trái bảo tồn

- Digoxin

- Cắt bỏ nút nhĩ thất

CRT hoặc

tạo nhịp đường dẫn truyền

 

Kiểm soát nhịp là lựa chọn

ưu tiên hơn

Amiodarone,

dofetlide

sotalol,

dronedarone

Cắt đốt

Luôn dùng thuốc chống đông ở BN bệnh cơ tim phì đại có rung nhĩ: bất kể tahng điểm CHAD2 VAS2c.

Ưu tiên kiểm soát nhịp hơn là tần số.

Gánh nặng rung nhĩ và quản lý trong bệnh cơ tim (2)

Bệnh lý

Rung nhĩ

Quản lý rung nhĩ

 

Phổ biến

Tỷ lệ mắc hàng năm

Chống đông

Kiểm soát tần số lâu dài

Kiểm soát nhịp lâu dài

Bệnh cơ tim giãn

25-49% LMNA-related

3,8-5,5%

Đánh giá nguy cơ

Huyết khối tim

mạch

(luôn sử dụng

nếu có suy tim

hoặc giảm

chức năng

thất trái

Beta- blockers

ưu tiên hơn)

- Digoxin

- Cắt bỏ nút nhĩ thất

CRT hoặc

tạo nhịp đường dẫn truyền

Ưu tiên kiểm soát nhịp

trong trường hợp có triệu

chứng hoặc/và suy tim hoặc

Rối loạn chức năng thất trái

Amiodarone, sotalol

Cắt đốt

Gánh nặng rung nhĩ và quản lý trong bệnh cơ tim (3)

Bệnh lý

Dịch tễ học rung nhĩ

Quản lý rung nhĩ

 

Phổ biến

Tỷ lệ mắc hàng năm

Chống đông

Kiểm soát tần số lâu dài

Kiểm soát nhịp lâu dài

Bệnh cơ tim thất trái không giãn nở

39,2-43,1%

4,4-12%

Đánh giá nguy cơ Huyết khối tim

mạch (luôn sử dụng

nếu có suy tim

hoặc giảm

chức năng

thất trái

Beta- blockers

(ưu tiên hơn)

Digoxin

Verapamil or

diltazem (chỉ khi

LVEF > 40%)

Cắt bỏ nút nhĩ thất

CRT or

Tạo nhịp đường dẫn truyền

Ưu tiên kiểm soát nhịp trong trường hợp có triệu chứng hoặc/và suy tim hoặc

Rối loạn chức năng thất trái

Flecainide

Amiodarone, sotalol

Cắt đốt

Gánh nặng rung nhĩ và quản lý trong bệnh cơ tim (4)

Bệnh lý

Dịch tễ học AF

Quản lý AF

 

Tỷ lệ

Tỷ lệ mắc hàng năm

Chống đông

Kiểm soát tần số lâu dài

Kiểm soát nhịp lâu dài

Loạn sản

Thất phải

Gây loạn

nhịp

9-30%

2,1-2,8%

Đánh giá nguy cơ Huyết khối tim

mạch (luôn sử dụng

nếu có suy tim

hoặc giảm

chức năng

thất trái

Beta- blockers

(ưu tiên hơn)

Digoxin

Verapamil or

diltazem (chỉ khi

LVEF > 40%)

Cắt bỏ nút nhĩ thất

CRT or

Tạo nhịp đường dẫn truyền

Ưu tiên kiểm soát nhịp

trong trường hợp có triệu chứng hoặc/và suy tim hoặc Rối loạn chức năng thất trái

Flecainide (Liên quan với chẹn beta)

Amiodarone, sotalol

Cắt đốt

Gánh nặng rung nhĩ và quản lý trong bệnh cơ tim (5)

Điều kiện

Dịch tễ học AF

Quản lý AF

 

Phổ biến

Tỷ lệ mắc hàng năm

Chống đông

Kiểm soát tần số lâu dài

Kiểm soát nhịp lâu dài

Bệnh cơ tim hạn chế

45-51%

4,5-10,3%

Luôn luôn (trừ

Khi có chống chỉ

định)

Beta- blockers

(ưu tiên hơn)

Digoxin

Verapamil or

diltazem (chỉ khi

LVEF > 40%)

Cắt bỏ nút nhĩ AV

CRT or

Tạo nhịp sinh lý

Kiểm soát nhịp ưu tiên hơn

Amiodarone

Không có dữ liệu

Khuyến cáo điều trị rung nhĩ và cuồng nhĩ ở bệnh nhân bệnh cơ tim (1)

Khuyến cáo

Class

Level

Chống đông

Thuốc chống đông đường uống để giảm nguy cơ đột quỵ và các biến cố huyết khối tắc

mạch được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại hoặc

amyloidosis có rung nhĩ

I

B

Thuốc chống đông đường uống để giảm nguy cơ đột quỵ và các biến cố huyết khối là

khuyến cáo ở những bệnh nhân bị NDLVC hoặc ARVC có rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ với

Điểm CHA DSVASc là >= 2 ở nam hoặc >= 3 ở nữ.

I

B

Thuốc chống đông đường uống để giảm nguy cơ đột quỵ và các biến cố huyết khối tắc

mạch nên được cân nhắc ở bệnh nhân bệnh cơ tim hạn chế có rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ

IIa

C

Thuốc chống đông đường uống để giảm nguy cơ đột quỵ và các biến cố huyết khối tắc mạch

nên được cân nhắc ở những bệnh nhân bị NDLVC hoặc ARVC có rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ vớ

CHA2DS2-VASc là 1 với nam và 2 với nữ.

IIa

B

Thuốc chống đông đường uống dùng thường quy với bệnh cơ tim phì đại hoặc cơ tim hạn chế.

Với bệnh cơ tim thể giãn, loạn sản thất phải thì phải tính thang điểm CHADS VASc.

Khuyến cáo điều trị rung nhĩ và cuồng nhĩ ở bệnh nhân bệnh cơ tim (2)

Khuyến nghị

Class

Level

Kiểm soát các triệu chứng và suy tim

Triệt đốt rung nhĩ được khuyến cáo để kiểm soát nhịp nếu thuốc chống loạn nhịp nhóm I

hoặc III không dung nạp hoặc thất bại: nhằm cải thiện các triệu chứng hay tái phát AF ở

bệnh nhân bệnh cơ tim có AF kịch phát hoặc dai dẳng.

I

B

Triệt đốt rung nhĩ được khuyến cáo để đảo ngược rối loạn chức năng thất trái do nhip

nhanh ở bệnh nhân bệnh cơ tim có AF: kể cả không có triệu chứng

I

B

Duy trì nhịp xoang thay vì kiểm soát tần số nên được xem xét ở giai đoạn đầu đối với bệnh

nhân bệnh cơ tim và rung nhĩ: mà không có yếu tố nguy cơ tái phát chính, bất kể triệu chứng

IIa

C

Triệt đốt rung nhĩ nên được coi là liệu pháp kiểm soát nhịp đầu tay: để cải thiện triệu

chứng ở những bệnh nhân có bệnh cơ tim kèm rung nhĩ kịch phát hoặc dai dẳng mà

không có yếu tố nguy cơ chính tái phát: như một phương pháp thay thế cho thuốc chống

loại nhịp loại I hoặc III, xem xét lựa chọn bệnh nhân dựa trên lợi ích và rủi ro

IIa

C

Nên chuyển nhịp và duy trì nhịp xoang thay vì kiểm soát tần số: ở giai đoạn đầu đối với bệnh nhân bệnh cơ tim và rung nhĩ, kể cả không triệu chứng.

Khuyến cáo điều trị rung nhĩ và rung nhĩ ở bệnh nhân bệnh cơ tim (3)

Khuyến nghị

Class

Level

Kiểm soát các triệu chứng và suy tim (Tiếp theo)

Triệt đốt rung nhĩ nên được xem xét ở những bệnh nhân có bệnh cơ tim kèm rung nhĩ,

suy tim và/hoặc giảm chức năng tâm thu thất trái để ngăn ngừa rung nhĩ tái phát và cải

thiện chất lượng sống, chức năng thất trái, khả năng sống sót và giảm nhập viện do suy

tim.

IIa

B

Bệnh đồng mắc và quản lý các yếu tố nguy cơ liên quan

Khuyến cáo sửa đổi lối sống không lành mạnh và điều trị các bệnh lý kèm theo để giảm

gánh nặng rung nhĩ và mức độ triệu chứng ở bệnh nhân bệnh cơ tim.

I

B

Khuyến cáo về máy khử rung tim cấy ghép ở bệnh nhân với bệnh cơ tim (1)

Khuyến nghị

Class

Level

Khuyến nghị chung

Cấy máy phá rung tự động chỉ được khuyến cáo ở những bệnh nhân có kỳ vọng sống

trên 1 năm

I

C

Khuyến cáo việc cấy ICD nên được thảo luận để có đồng thuận: -

dựa trên bằng chứng -

Xem xét cá thể hóa bệnh nhân

Đảm bảo rằng người đó hiểu được lợi ích, tác hại và có thể có các lựa chọn khác

I

C

Khuyến cáo trước khi cấy ICD bệnh nhân cần được tư vấn về nguy cơ của nhưng cú

sốc không thích hợp, biến chứng cấy máy và ảnh hưởng khi lái xe cũng như trong công

việc

I

C

Không nên cấy ICD ở bệnh nhân bị rối loạn nhịp thất liên tục cho đến khi rối loạn nhịp

thất được kiểm soát.

III

C

Khuyến cáo về máy khử rung tim cấy ghép ở bệnh nhân với bệnh cơ tim (2)

Khuyến nghị

Class

Level

Phòng ngừa thứ phát

Chỉ đinh cấy máy ICD ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn, bệnh

cơ tim thất phải: sống sót sau ngưng tim do nhanh thất, rung thất hay rối loạn nhịp

thất kéo dài gây ngất hoặc rối loạn huyết động

I

B

Chỉ đinh cấy máy ICD ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim hạn chế, bệnh cơ tim thất trái

không giãn nở sống sót sau ngưng tim do nhanh thất, rung thất hay rối loạn nhịp

thất kéo dài gây ngất hoặc rối loạn huyết động

I

C

Cấy ICD nên được xem xét ở những bệnh nhân có bệnh cơ tim biểu hiện nhanh thất

huyết động ổn định, trong trường hợp không có nguyên nhân có thể đảo ngược

IIa

C

Cấy ICD cho bệnh nhân có bệnh cơ tim: sống sót sau ngưng tim do nhanh thất, rung thất hay nhanh thất bền bỉ.

Khuyến cáo về máy khử rung tim cấy ghép ở bệnh nhân với bệnh cơ tim (3)

Khuyến cáo

Class

Level

Phòng ngừa nguyên phát

Khuyến cáo phân tầng nguy cơ đột tử do tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim bị ngưng tim

được cứu sống trước đó do rối loạn nhịp thất: tại thời điểm ban đầu và sau mỗi 1-2

năm hoặc bất kỳ thời điểm nào có biểu hiện lâm sàng

I

C

Sử dụng các thuật toán / bảng điểm đột tử do tim để hỗ trợ cho việc ra quyết định cấy ICD trong

trường hợp

Ở bệnh nhân HCM

I

B

Cân nhắc ở bệnh nhân, NDLVC và ARVC.

IIa

B

Nếu bệnh nhân bị bệnh cơ tim cần cấy máy tạo nhịp tim, cần xem xét phân tầng nguy cơ SCD toàn diện để đánh giá nhu cầu cấy ICD.

IIa

C

Tính nguy cơ đột tử do tim để ra quyết định cấy ICD.

Khuyến cáo về máy khử rung tim cấy ghép ở bệnh nhân với bệnh cơ tim (4)

Khuyến cáo (tiếp theo)

Class

Level

Lựa chọn ICD

Trước khi đưa ra chỉ định cấy ICD, bệnh nhân cần được đánh giá xem có hưởng lợi từ

cấy máy tái động cơ tim hay không để đưa ra lựa chọn phù hợp

I

A

Máy khử rung dưới da nên được xem xét là giải pháp thay thế cho máy khử rung tim

qua đường tính mạch ở những bệnh nhân có chỉ định cấy ICD: khi điều trị tạo nhịp cho

nhịp tim chậm, tái đồng bộ tim hoặc tạo nhịp điều trị tim nhanh thất

IIa

B

Máy khử rung tim đeo theo người:nên được xem xét cho bệnh nhân trưởng thành có

chỉ định ICD phòng ngừa thứ phát mà tạm thời chưa có chỉ định cấy ICD

IIa

C

Khuyến cáo theo dõi thường xuyên bệnh nhân - có bệnh cơ tim

Khuyến nghị

Class

Level

Khuyến cáo tất cả các bệnh nhân mắc bệnh cơ tim ổn định về lâm sang: cần được theo

dõi bằng ECG và siêu âm mỗi 1 đến 2 năm

I

C

Khuyến cáo thăm khám lâm sàng cùng với điện tim và chẩn đoán hình ảnh ở bệnh

nhân có bệnh cơ tim khi có bất kỳ sự thay đổi về triệu chứng

I

C

4 Khuyến cáo cho bệnh cơ tim phì đại

Đánh giá hình ảnh trong bệnh cơ tim phì đại (1)

Đánh giá

Phương thức hình ảnh

Giải thích

Độ dày thành thất trái

Siêu âm/cộng hưởng từ tim

Tất cả các phân đoạn thất trái từ đáy đến đỉnh được kiểm tra ở cuối tâm trương, tốt nhất là ở chế độ xem trục ngắn 2D: đảm bảo độ dày thành tim được ghi nhận ở đáy, giữa thất trái và mỏm.

CMR vượt trội hơn trong việc phát hiện phì đại mỏm và phía trước bên thất trái, phình mỏm hay huyết khối và nhạy hơn trong phát hiện các dấu hiệu tinh tế ở bệnh nhân có các biến thể gen protein sarcomeric (ví dụ: tế bào cơ tim, cơ nhú bất thường).

Chức năng tâm thu (toàn thể và vùng)

Siêu âm/cộng hưởng từ

Phân suất tống máu là thước đo tối ưu về hiệu suất tâm thu thất trái khi có phì đại

Các thông số về vận tốc và độ biến dạng cơ tim (sức căng và tốc độ biến dạng) thường giảm ở vị trí phì đại mặc dù EF bình thường và có thể bất thường xảy ra trước khi độ dày thành tim tăng lên ở những bệnh nhân có liên quan về mặt di truyền.

Đánh giá hình ảnh trong bệnh cơ tim phì đại (2)

Đánh giá

Phương thức hình ảnh

Nội dung

Chức năng tâm trương

Siêu âm

Khám định kỳ bao gồm: đánh giá dòng chảy qua van hai lá, Doppler mô, vận tốc dòng chảy tĩnh mạch phổi, áp lực động mạch phổi tâm thu và kích thước/thể tch nhĩ trái (LA)

Mitral valve

Siêu âm

Đánh giá sự hiện diện và mức độ hở van hai lá và (vận động lá trước thì tâm thu: SAM). Sự xuất hiện hở van hai lá ở trung tâm hoặc hướng ra phía trước là dấu hiệu nghi ngờ có bất thường nội tại/ nguyên phát của van hai lá và cần đánh giá thêm.

Đường ra thất trái

Siêu âm

Xem hình 12 trong hướng dẫn

Kích thước nhĩ trái

Siêu âm/cộng hưởng từ

Cung cấp thông tin tiên lượng quan trọng.

Cơ chế giãn nhĩ trái phổ biến nhất là do: hở hai lá gây ra do SAM và

giãn thất trái tăng áp lực đổ đấy

Đánh giá hình ảnh trong bệnh cơ tim phì đại (3)

Đánh giá

Hình ảnh chỉnh sửa

Ý kiến

Xơ hoá cơ tim/ ngấm
Thuốc muộn
LGE

Cộng hưởng từ

Sự phân bố và mức độ nghiêm trọng của việc mở rộng mô kẽ có thể
gợi ý chẩn đoán bệnh cơ tim
  • Bệnh Anderson- Fabry được đặc trưng bởi sự giảm tín hiệu T1 không cản quang và sự hiện diện của LGE sau bên.
  • Amyloidosis ở tim: thường có LGE toàn bộ, dưới nội tâm mạc hoặc từng đoạn và động học gadolinium của cơ tim và mạch máu gây ra bởi các tín hiệu T1 của cơ tim và máu tương tự nhau.
Lưu đồ đánh giá bệnh cơ tim phì đại
Lưu đồ đánh giá bệnh cơ tim phì đại
Lưu đồ điều trị suy tim trong bệnh cơ tim phì đại
Lưu đồ điều trị suy tim trong bệnh cơ tim phì đại

Khuyến cáo chung cho điều trị hẹp đường ra thất trái

Khuyến cáo

Class

Level

Tránh dùng Digoxin hoặc các thuốc giãn mach như nitrate và nhóm ức chế

phosphodiesterase ở bệnh nhân có hẹp đường ra thất trái

IIa

C

Chuyển nhịp hoặc kiểm soát tần số nên được xem xét trước khi can thiệp ở

Bệnh nhân hẹp đường ra thất trái có rung nhĩ mới khởi phát hoặc khó kiểm soát tần số

IIa

C

Bệnh nhân hẹp đường ra thất trái có rung nhĩ mới khởi phát hoặc khó kiểm soát tần số: Cần chuyển nhịp hoặc kiểm soát tần số trước khi xét can thiệp.

Lưu đồ điều trị hẹp đường ra thất trái
Lưu đồ điều trị hẹp đường ra thất trái

Điều trị làm mỏng vách liên thất

Recommendations

Class

Level

Khuyến cáo làm mỏng vách liên thất được tiến hành ở trung tâm có nhiều kinh nghiệm

với sự phối hợp của nhiều chuyên gia

I

C

Làm mỏng vách liên thất được chỉ định cho bệnh nhân có chênh áp đường ra thất trái ≥

50 mmHg, NYHA III-IV đù đã điều trị nội khoa tối ưu

I

B

Phẫu thuật cắt mỏng vách liên thất được ưu tiên hơn là đốt cồn ở trẻ em hoặc người lớn có

chỉ định làm mỏng vách liên thất và có các tổn thương khác cần phẫu thuật (ví dụ bất

thường van hai lá,..)

I

C

Làm mỏng vách liên thất được khuyến cáo cho bệnh nhân ngất khi gắng sức tái phát, chênh

áp qua đường ra ≥ 50 mmHg, dù đã điều trị nội khoa tối ưu

IIa

C

Sửa/ thay van hai lá được cân nhắc ở BN có chênh áp đường ra ≥ 50 mmHg và có hở mức

độ vừa-nặng van hai lá không thể sửa được bằng làm mỏng vách đơn thuần.

IIa

C

Làm mỏng vách liên thất khi:

  • Có chênh áp đường ra thất trái ≥ 50 mmHg: NYHA III-IV đù đã điều trị nội khoa tối ưu.
  • Chệnh áp qua đường ra ≥ 50 mmHg: Ngất khi gắng sức tái phát, dù đã điều trị nội khoa tối ưu.

Điều trị làm mỏng vách liên thất

Recommendations

Class

Level

Sửa van hai lá có thể xem xét ở bệnh nhân có chênh áp đường ra ≥ 50 mmHg và có hở vừa

-nặng van hai lá sau phẫu thuật cắt mỏng vách liên thất đơn thuần

IIa

C

Điều trị làm mỏng vách liên thất có thể được tiến hành ở trung tâm giàu kinh nghiệm (tỷ l

biến chứng thấp) ở bệnh nhân có triệu chứng nhẹ NYHA II, kháng với điều trị nội khoa,

chênh áp LVOT ≥ 50 mmHg lúc nghỉ hoặc khi gắng sức (hoặc NP Valsava) kèm theo:

  • Hở vừa – nặng van hai lá (liên quan đến vận động lá trước thì tâm thu – SAM) hoặc,
  • Rung nhĩ; hoặc
  • Giãn nhĩ trái vừa – nặng

IIb

C

Thay van hai lá có thể xem xét ở bệnh nhân có chênh áp đường ra ≥ 50 mmHg và có hở vừa

-nặng van hai lá sau phẫu thuật cắt mỏng vách liên thất đơn thuần

IIb

C

Đốt rung nhĩ trong phẫu thuật và/hoặc bít tiểu nhĩ có thể được tiến hành cùng với phẫu

thuật cắt mỏng vách liên thất ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại kèm rung nhĩ có triệu chứng

IIb

C

Chỉ định tạo nhịp ở bệnh nhân hẹp đường ra thất trái

Recommendations

Class

Level

Tạo nhịp nhĩ thất với tối ưu khoảng thời gian từ nhĩ xuống thất để làm giảm chênh áp

qua đường ra hoặc để phối hợp với chẹn beta và/hoặc verapamil: có thể được xem xét

ở nhóm bệnh nhân có chênh áp qua đường ra ≥ 50 mmHg, nhịp xoang và kháng trị

với thuốc, nhưng chống chỉ định với làm mỏng vách liên thất hoặc nguy cơ

cao tiến triển thành block nhĩ thất khi làm mỏng vách

IIb

C

Ở bệnh nhân có chênh áp qua đường ra ≥ 50 mmHg, nhịp xoang và kháng trị với thuốc,

nếu có chỉ định cấy ICD: nên cấy máy ICD 2 buồng để làm giảm chênh áp qua đường ra

hoặc để phối hợp với chẹn beta và/hoặc verapamil

IIb

C

Khuyến cáp điều trị đau ngực khi gắng sức ở bệnh nhân không có hẹp đường ra thất trái

Recommendations

Class

Level

Chẹn beta và chẹn Canxi (verapamil hoặc diltazem) có thể được dùng để điều trị đau

ngực dạng cơn đau thắt ngực dù bệnh nhân không có hẹp đường ra hay hẹp mạch vành

IIa

C

Nitrates dạng uống có thể được xem xét để cải thiện triệu chứng cơn

đau thắt ngực dù bệnh nhân không có hẹp đường ra hay hẹp mạch vành

IIb

C

Ranolazine có thể được xem xét để cải thiện triệu chứng đau ngực dạng cơn

đau thắt ngực dù bệnh nhân không có hẹp đường ra hay hẹp mạch vành

IIb

C

Chẹn beta cà chẹn Canxi (Verapamil hoặc Diltiazem): Cho bệnh nhân đau ngực dạng cơn đau thắt ngực

Lưu đồ chỉ định cấy ICD ở bệnh cơ tim phì đại
Lưu đồ chỉ định cấy ICD ở bệnh cơ tim phì đại

5 Khuyến cáo cho bệnh cơ tim thể giãn

Cấy ICD ở bệnh cơ tim giãn/không giãn
Cấy ICD ở bệnh cơ tim giãn/không giãn

6 Khuyến cáo cho bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp

Điều trị loạn nhịp ở bệnh nhân bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp

Recommendations

Class

Level

Chẹn beta được khuyến cáo để điều trị ngoại tâm thu thất, nhanh thất

I

C

Cân nhắc dùng Amiodarone khi chẹn beta không kiểm soát được triệu chứng

IIa

C

Flecainide có thể được kết hợp với chẹn beta khi mình chẹn beta không kiểm soát được

Triệu chứng

IIa

C

Triệt đốt ở ngoại mạc với sử dụng hệ thống lập bản đồ điện học 3D được chỉ định ở

bệnh nhân nhanh thất kháng trị hoặc ICD sốc thường xuyên dù đã điều trị bằng chẹn

beta

IIa

C

Điều trị loạn nhịp thất: Chẹn beta được khuyến cáo đầu tay, tiếp theo có thể phối hợp Aminodarone, Flecanide

Chỉ định cấy ICD trong bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (ARVC)
Chỉ định cấy ICD trong bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (ARVC)

7 Khuyến cáo cho bệnh cơ tim hạn chế

Khuyến cáo cho bệnh cơ tim hạn chế

Khuyến cáo

Class

Level

Khuyến cáo sử dụng nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh để phân biệt bệnh cơ tim
hạn chế với bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim giãn

I

C

Khuyến cáo khảo sát tại tim và ngoài tim để đánh giá hệ thần kinh cơ và các hội chứng
liên quan

I

C

Thông tim được khuyến cáo ở tất cả trẻ em có bệnh cơ tim hạn chế để đánh giá áp lực
động mạch phổi và trở kháng phổi khi chẩn đoán và định kỳ sau 6-12 tháng

I

B

Cấy ICD được khuyến cáo để làm giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh
nhân bệnh cơ tim hạn chế sau ngừng tim hoặc có loạn nhịp thất gây rối loạn huyết
động

I

C

Sinh thiết cơ tim có thể được xem xét ở bệnh cơ tim hạn chế để loại trừ các chẩn đoán
đặc hiệu khác (như ứ Sắt, bệnh lý ứ động, bệnh ty thể, bệnh cơ tim đa nhân) và chẩn
đoán bện cơ tim hạn chế do biến thể desmin
IIaC
Cấy ICD có thể được xem xét ở trẻ em có bệnh cơ tim hạn chế và có bằng chứng của
thiếu máu cơ tim hoặc có ngất
IIbC
Kiểu hình bệnh cơ tim hạn chế
Kiểu hình bệnh cơ tim hạn chế

8 Khuyến cáo cho bệnh cơ tim Amylodosis

Sàng lọc bệnh cơ tim Amyloid
Sàng lọc bệnh cơ tim Amyloid
Chẩn đoán bệnh cơ tim Amyloidosis
Chẩn đoán bệnh cơ tim Amyloidosis

9 Hội thảo Thực hành lâm sàng Khuyến cáo của ESC 2023

Dưới đây là một buổi Hội thảo thảo luận các ca lâm sàng về bệnh cơ tim và áp dụng, thực hành Khuyến cáo về Bệnh cơ tim của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2023.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633