1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Hội tim mạch Châu Âu (ESC) đưa ra khuyến cáo về suy tim năm 2023

Hội tim mạch Châu Âu (ESC) đưa ra khuyến cáo về suy tim năm 2023

Hội tim mạch Châu Âu (ESC) đưa ra khuyến cáo về suy tim năm 2023

Trungtamthuoc.com - Trong năm 2021, Hội tim mạch châu Âu (ESC) đã đưa ra khuyến cáo quản lý và điều trị suy tim mạn tính và cấp tính. Sau 2 năm, rất nhiều các nghiên cứu, thử nghiệm đã diễn ra, các chuyên gia đã xem xét và đánh giá kĩ lưỡng và quyết định đưa ra cập nhật, cũng như thay thế một số phần trong khuyến cáo quản lý và điều trị Suy tim năm 2021. 

Bs. Nguyễn Công Phong: Học viện Quân y

Bs. Lê Đại Phong: Khoa nội tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108 

TS.  Nguyễn Thị Kiều Ly: Khoa nội tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108 PGS.TS. Phạm Trường Sơn : Khoa nội tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108

Khuyến cáo quản lý và điều trị suy tim năm 2023 (bản gốc tại đây)

1 Giới thiệu

Trong năm 2021, Hội tim mạch châu Âu (ESC) đã đưa ra khuyến cáo quản lý và điều trị suy tim mạn tính và cấp tính. Sau 2 năm, rất nhiều các nghiên cứu, thử nghiệm đã diễn ra, các chuyên gia đã xem xét và đánh giá kĩ lưỡng và quyết định đưa ra cập nhật, cũng như thay thế một số phần trong khuyến cáo quản lý và điều trị Suy tim năm 2021, cụ thể những vấn đề sau:

  • Suy tim mạn tính: Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF), và suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF).
  • Suy tim cấp tính.
  • Bệnh đồng mắc và cách phòng ngừa suy tim .

2 5 khuyến cáo cập nhật mới

  • Khuyến cáo điều trị bệnh nhân suy tim có triệu chứng với phân suất tống máu giảm nhẹ.
  • Khuyến cáo điều trị bệnh nhân suy tim có triệu chứng với phân suất tống máu bảo tồn.
  • Khuyến cáo theo dõi trước và sau xuất viện sớm đối với bệnh nhân suy tim cấp nhập viện.
  • Khuyến cáo về phòng ngừa suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và bệnh thận mãn tính.
  • Khuyến cáo về quản lý tình trạng thiếu Sắt ở bệnh nhân suy tim.

3 Suy tim mạn tính

Trong khuyến cáo điều trị suy tim 2021, với suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF) (phân xuất tống máu thất trái EF từ 41% đến 49%) các thuốc trụ cột chính chỉ dừng lại ở khuyến cáo mức độ thấp (khuyến cáo mức IIb, bằng chứng C) thay vì mức độ khuyến cáo cao cho suy tim phân xuất tống máu giảm (EF < 40%). Bởi vì những khuyến cáo này dựa trên các phân nhánh nhỏ của các thử nghiệm lâm sàng không được thiết kế phù với bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF), bao gồm các nghiên cứu cho kết quả không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng không đưa ra các khuyến cáo đối với việc sử dụng thuốc ức chế kênh đồng vận Natri-Glucose 2 (SGLT2i).

Với suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF), nhóm chuyên gia không đưa ra các khuyến cáo về việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh giống với suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF). Đồng thời, không có các thử nghiệm về việc cân nhắc sử dụng thuốc ức chế kênh đồng vận NatriGlucose 2 (SGLT2i).

Tới nay, đã có 02 thử nghiệm lâm sàng với thuốc ức chế SGLT2i là Empagliflozin và Dapaliflozin trên bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu thất trái EF > 40% đạt kết quả tốt. Dựa vào đó ESC chỉnh sửa lại Khuyến cáo năm 2023, đồng thời đưa ra những khuyến cáo mới về Suy tim phân suất tống máu giảm và Suy tim phân suất tống máu bảo tồn.

3.1 Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ

Quản lý bệnh nhân phân suất tống máu giảm nhẹ
20212023
Thuốc lợi tiểuICThuốc lợi tiểuIC
   Dapagliflozin/EmpagflozinIC
ACEi/ARNI/ARBIIbCACEi/ARNI/ARBIIbC
MRAIIbCMRAIIbC
Chẹn BetaIIbCChẹn BetaIIbC
Khuyến cáo của ESC về suy tim 2023
 Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ

Khuyến cáo 1: Điều trị bệnh nhân suy tim có triệu chứng với phân suất tống máu giảm nhẹ

Khuyến cáo mới (2023)Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Thuốc ức chế SGLT2 (Dapagliflozin và Empagliflozin) được khuyến cáo ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ để làm giảm nguy cơ nhập viện do suy tim hoặc tử vong do biến cố tim mạchIA

3.2 Suy tim phân suất tống máu bảo tồn

Khuyến cáo 2: Khuyến cáo điều trị bệnh nhân suy tim có triệu chứng với phân suất tống máu bảo tồn

Quản lý bệnh nhân phân suất tống máu bảo tồn
20212023
Thuốc lợi tiểuICThuốc lợi tiểuIC
   Dapagliflozin/EmpagflozinIA
Điều trị nguyên nhân: Có hoặc không đồng mắc bệnh lý tim mạchICACEi/ARNI/ARBIIbC
Suy tim phân suất tống máu bảo tồn
Khuyến cáo của ESC về suy tim 2023

CV, tim mạch; HFpEF, suy tim có phân suất tống máu bảo tồn.

4 Suy tim cấp tính

Năm 2021, ESC đã đưa ra khuyến cáo về quản lí và điều trị về suy tim cấp tính. Tới nay, nhiều thử nghiệm lâm sàng về thuốc lợi tiểu đã được thực hiện, đặc biệt trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân suy tim cấp tính. Kết quả được tóm lược dưới đây.

Khuyến cáo 3: Khuyến cáo theo dõi trước và sau xuất viện ở bệnh nhân suy tim cấp tính.

Khuyến cáoMức độMức độ bằng chứng
Khuyến cáo cần có chiến lược tích cực ngay từ khi bắt đầu và tăng dần nhanh chóng dựa trên các bằng chứng về điều trị vào thời điểm trước khi xuất viện và trong các lần tái khám định kỳ, đối với những bệnh nhân nhập viện do suy tim, cần chú ý trong thời gian 6 tuần đầu sau khi nhập viện để giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do suy tim.IB

5 Bệnh đồng mắc

Khuyến cáo 4: Khuyến cáo dự phòng suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và bệnh thận mạn tính

Dự phòng suy tim ở BN ĐTĐ2 và suy thận mạn tính
20212023
Khuyến cáoMứcBCKhuyến cáoMứcBC
Trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và bệnh thận mạn tính, Thuốc ức chế SGLT2 (Dapagliflozin và Empagliflozin) được khuyến cáo để làm giảm nguy cơ nhập viện do suy tim hoặc tử vong do biến cố tim mạch, thận giai đoạn cuốiIATrên bệnh nhân ĐTĐ typ II có bệnh thận mạn tính, thuốc ức chế SGLT2 (dapagliflozin hoặc empagliflozin) được khuyến cáo để làm giảm nguy cơ suy tim tái nhập viện hoặc tử vong do tim mạchIA
   Trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh thận mạn tính, finerenone được khuyến cáo để làm giảm nguy cơ nhập viện do suy timIA

Bạn đọc có thể xem thêm tác động của suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường và vai trò của SGLT2i ở bệnh nhân suy tim:

Khuyến cáo 5: Điều trị thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim

Điều trị thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim
20212023
Khuyến cáo tất cả BN suy tim được tầm soát thiếu máu và thiếu sắt bằng tổng phân tích máu ngoại vi, định lượng sắt huyết thanh và TSATICKhuyến cáo bổ sung sắt đường tĩnh mạch những BN suy tim phân suất tống máu giảm và giảm nhẹ có thiếu sắt để giảm triệu chứng suy tim và nâng cao chất lượng cuộc sốngIC
Tiêm TM sắt bằng Sắt Cacboxymaltose nên được cân nhắc ở BN có triệu chứng và suy tim EF <45% và thiếu sắt <100ng/ml hoặc sắt từ 100-299ng/ml kèm TSAT <20% để giảm triệu chứng, tăng khả năng gắng sức và chất lượng cuộc sốngIIaANên cân nhắc bổ sung sắt đường tĩnh mạch với ferric carboxymaltose hoặc ferric derisomaltose ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm và giảm nhẹ có triệu chứng kèm thiếu sắt để làm giảm nguy cơ nhập viện do suy timIIaA
Tiêm TM sắt bằng Sắt Cacboxymaltose nên được cân nhắc ở BN có triệu chứng đã nhập viện vì suy tim có phân xuất tống máu EF <50% và thiếu sắt <100ng/ml hoặc sắt từ 100-299ng/ml kèm TSAT <20% để giảm nguy cơ tái nhập việnIIbB   

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633