1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Khói nhang có độc hơn khói thuốc lá? Hít khói nhang trong thời gian dài có thể gây ung thư phổi

Khói nhang có độc hơn khói thuốc lá? Hít khói nhang trong thời gian dài có thể gây ung thư phổi

Khói nhang có độc hơn khói thuốc lá? Hít khói nhang trong thời gian dài có thể gây ung thư phổi

Trungtamthuoc.com - Việc thắp hương là nghi lễ truyền thống không thể thiếu đối với đa số người dân châu Á. Tuy nhiên, việc hít phải khói hương lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ung thư phổi. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Thành phần của khói nhang

Thành phần của khói nhang
Thành phần của khói nhang

Thành phần phổ biến của nhang bao gồm bột thảo dược, gỗ, chất tạo mùi, bột kết dính.

Những người tiếp xúc với khói nhang sẽ hít phải toàn bộ hỗn hợp bao gồm cả những hóa chất độc hại đối với cơ thể. Một số hóa chất có thể kể đến bao gồm:

1.1 Carbon monoxide (CO)

Cacbon monoxit (CO) là dạng khí không màu, không mùi, không vị nhưng độc với cơ thể. Cacbon monoxit thường được hình thành trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như đốt nhanh, thuốc lá, gỗ,.... Khi hít phải, CO dễ dàng liên kết với hemoglobin trong máu từ đó làm giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Hít phải CO ở nồng độ thấp có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược, việc hít phải Cacbon monoxit nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.

1.2 Lưu huỳnh dioxide (SO2) và nitơ dioxide (NO2)

Việc hít phải Lưu Huỳnh dioxide (SO2) và nitơ dioxide (NO2) có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp, làm giảm chức năng của phổi.

Oxit nitric (NO) và Nitơ dioxide (NO2) là chất kích thích ít tan trong nước do đó, không gây kích thích niêm mạc đường hô hấp nhưng việc tiếp xúc lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới do khởi phát muộn. Các triệu chứng cấp tính nghiêm trọng được biết đến là khó thở, ho hoặc có các triệu chứng như suy hô hấp cấp tính.

SO2 không chỉ gây kích thích đường hô hấp và co thắt phế quản mà còn gây nên các tình trạng liên quan đến tim mạch, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tăng nguy cơ tử vong liên quan đến các vấn đề về tim phổi.

1.3 Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Chất tạo mùi thơm trong nhang thường có nguồn gốc từ chiết xuất thực vật. Nhiều loại gỗ thơm, Nhựa cây, thảo dược, tinh dầu có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo mùi thơm cho sản phẩm nhang, tạo ra khói thơm khi đốt nhang. Vì thành phần chính này bao gồm các chất hữu cơ nên hương thường bị bay hơi trong quá trình đốt cháy.

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là các hóa chất có nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi ngay cả khi ở nhiệt độ phòng. Các hợp chất dễ bay hơi phổ biến bao gồm benzen, toluene, xylene và isoprene.

Các triệu chứng cấp tính sau khi tiếp xúc là chảy nước mắt, kích ứng niêm mạc mũi, kích ứng niêm mạc họng, buồn nôn, nôn,...

Các triệu chứng mạn tính sau khi tiếp xúc là ung thư phổi, tổn thương hệ thần kinh trung ương,...

1.4 Aldehyde

Hầu hết khói hương đều chứa aldehyde trong quá trình đốt cháy. Aldehyde là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc. Ngoài ra, việc hít phải Aldehyde có thể gây ảnh hưởng đến màng nhầy của niêm mạc mũi và miệng, gây ho và khó thở.

1.5 Hydrocacbon thơm đa vòng

Khói hương sau khi đốt chứa một lượng lớn Hydrocacbon thơm đa vòng. Khi tiếp xúc, các hợp chất này sẽ liên kết với bề mặt của đường hô hấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm ho, khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp,...

2 Khói nhang có độc không?

Giống như việc hít phải khói thuốc lá, các hóa chất hình thành trong quá trình đốt nhang cũng có thể gây trực tiếp đến sức khỏe của con người.

2.1 Rối loạn chức năng hô hấp

Khói bất kể do đâu đều gây những tác động xấu cho đường hô hấp khi hít phải. Các hợp chất hữu cơ hình thành trong quá trình đốt nhang sau khi tiếp xúc sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt của đường hô hấp, phá hủy các tổ chức từ đó dẫn đến tình trạng biến đổi gen. Điển hình nhất là tình trạng ho mãn tính, nguy hiểm hơn có thể gây ung thư phổi.

2.2 Dị ứng da

Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiếp xúc với khói nhang làm tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, khói nhang là yếu tố nguy cơ làm tăng nồng độ IgE trong máu, đây được coi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc. [1]

2.3 Tim mạch

Khói nhang có độc không?
Khói nhang có độc không?

Nhiều nghiên cứu dịch tế học và y sinh học đã chỉ ra rằng, khói hương có thể gây nên các bệnh lý tim mạch khác nhau đặc biệt là tử vong do bệnh tim mạch đã được báo cáo.

Các thử nghiệm trên động vật cũng quan sát thấy rằng, sau khi cho chuột tiếp xúc với khói hương đã nhận thấy những thay đổi rõ rệt về các siêu cấu trúc trong mô cơ tim, tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý tim mạch.

2.4 Ung thư

Khói nhang chứa các chất được chứng minh là có khả năng gây đột biến. Thực tế cho thấy rằng, việc đốt nhang thải ra một lượng lớn các chất độc, nhiều chất độc trong số đó đã được công nhận hoặc nghi ngờ là chất gây ung thư đối với con người, đặc biệt là có liên quan đến ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy, việc hít phải khói nhang thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và ung thư.

2.5 Rối loạn tâm thần kinh

Khói nhang chứa nhiều hợp chất N-nitroso khác nhau, được chứng minh là chất gây ung thư hệ thần kinh mạnh và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc hít phải khói nhang cũng có liên quan đến tình trạng xuất biện bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu, các bệnh liên quan đến chức năng thần kinh. [2]

3 Khói nhang và mối liên quan với ung thư phổi

Khói nhang và mối liên quan với ung thư phổi
Khói nhang và mối liên quan với ung thư phổi

Như đã đề cập, khói nhang chứa nhiều hóa chất độc hại đối với cơ thể. Khi hít phải, khói nhang có thể gây ra những thay đổi về hình thái của tế bào phổi phế nang và sự xâm nhập của bạch cầu trung tính vào lòng phế nang. Việc kích hoạt các tế bào viêm dẫn đến hình thành nhiều hóa chất trung gian có thể gây viêm đường thở.

Theo EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ) cho rằng, việc tiếp xúc với các hạt vật chất và khí thải trong khói hương có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi. Bên cạnh đó, hàm lượng carbon monoxide, formaldehyde và oxit nitơ có trong khói nhang có thể gây viêm tế bào phổi và các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. Trẻ em và phụ nữ có thai rất dễ bị ảnh hưởng bởi carbon monoxide và các chất ô nhiễm vì sức đề kháng của trẻ còn non nớt.

Nghiên cứu mới cho thấy, việc hít phải khói nhang lâu ngày có thể gây ra những tác động bất lợi cho đường hô hấp, làm tăng nguy cơ ung thư mũi và xuất hiện các khối u ác tính khác ở đường hô hấp. Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA) đã liệt kê hương là yếu tố nguy cơ gây ra các rối loạn về hô hấp do khói hương có chứa các chất gây ung thư đã biết như hydrocarbon đa thơm (PAHs), carbonyl và benzen.

4 Khói nhang có độc hơn khói thuốc lá không?

Khói nhang và khói thuốc lá đều chứa những thành phần được nghi ngờ hoặc chứng minh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiếp xúc. Do đó, việc cần thiết là nên hạn chế tiếp xúc với khói nhang và khói thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

5 Cần làm gì để tránh tổn thương sức khỏe do khói nhang?

Đốt hương hay đốt nhang là tục lệ đã có từ lâu đời, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số điểm sau:

Sử dụng các loại hương có nguồn gốc từ thiên nhiên, sử dụng các vật liệu có mùi thơm tự nhiên, ít gây độc hại với sức khỏe.

Không nên sử dụng các loại nhang có mùi ngào ngạt hoặc nhiều màu sắc.

Không nên đốt quá nhiều hương.

Không nên cắm hương trực tiếp vào thức ăn vì phẩm màu nhuộm chân nhang có thể dính vào đồ ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với những người đang có bệnh lý ung thư, người già, trẻ em, phụ nữ đang có thai hạn chế tiếp xúc với khói hương.

Không nên thắp hương trong phòng kín. Mở cửa để tạo không khí thông thoáng trong quá trình đốt hương.

Khuyến cáo các nhà sản xuất sử dụng vật liệu an toàn, tối ưu hóa nguyên liệu thô cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

6 Kết luận

Thắp hương là một phần trong tín ngưỡng văn hóa dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là đối với người dân Châu Á. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với khói nhang được coi là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người. Do đó, để đảm bảo an toàn, cần hạn chế tiếp xúc với khói nhang và áp dụng những lưu ý để bảo vệ sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Lee CW và cộng sự (Ngày đăng 5 tháng 8 năm 2021). The Adverse Impact of Incense Smoke on Human Health: From Mechanisms to Implications, Dovepress. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024
  2. ^ Tác giả Thamir M. Al-khlaiwi và cộng sự (Ngày đăng tháng 9 năm 2022). Incense Burning Indoor Pollution: Impact on the prevalence of prediabetes and Type-2 Diabetes Mellitus, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633