1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Khí huyết kém lưu thông và các bệnh thường gặp

Khí huyết kém lưu thông và các bệnh thường gặp

Khí huyết kém lưu thông và các bệnh thường gặp

Trungtamthuoc.com - Khí huyết có vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi khí huyết không lưu thông, gây tình trạng ứ trệ hay còn gọi là chứng huyết ứ, gây ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, dẫn đến hàng loạt chứng bệnh.

1 Khí huyết kém lưu thông gây những bệnh gì?

Trong Đông y, khí huyết có vai trò quan trọng trong cơ thể. Huyết là vật chất đỏ, trong huyết có các chất dinh dưỡng, vận hành trong mạch đi nuôi toàn thân. Sự hoạt động của ngũ quan, cửu khiếu, lục phủ ngũ tạng… đều do huyết cung cấp dưỡng chất. Nếu sự cung cấp đó suy giảm sẽ dẫn đến sự tê mỏi các bộ phận, sự ngưng tắc của huyết dẫn đến sự tê liệt mọi hoạt động.[1]

Khí huyết kém lưu thông
Khí huyết kém lưu thông

Khi khí huyết không lưu thông, gây tình trạng ứ trệ hay còn gọi là chứng huyết ứ, gây ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, dẫn đến hàng loạt chứng bệnh. Hậu quả của huyết ứ gây nên các tình trạng bệnh như sau:

  • Ứ nghẽn ở tim, nhẹ thì làm thiểu năng tuần hoàn máu đến ngoại vi, môi miệng tím tái, nặng thì làm cho đau vùng ngực, ngực khó chịu, lâu dần dẫn đến suy tim.
  • Ứ nghẽn ở não, nhẹ thì thiểu năng tuần hoàn não, gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nặng thì gây tắc mạch máu não, xuất huyết não.
  • Ứ nghẽn tại dạ dày gây tiêu hóa kém, nặng thì xuất huyết dẫn đến nôn ra máu, đại tiện ra máu.
  • Ứ nghẽn tại gan thì gây đau bụng vùng gan, thải độc kém nên gây mụn nhọt, tiêu hóa kém gây suy nhược cơ thể.
  • Khí huyết ứ ở ngoại vi gây ra tình trạng tê bì chân tay.[2]
Khi khí huyết không lưu thông gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
Khi khí huyết không lưu thông gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu

Theo y học hiện đại, máu là chất dịch lỏng, màu đỏ, máu bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Hồng cầu mang oxy đi tới các cơ quan để cung cấp cho tế bào hoạt động và đào thải khí cacbonic. Bạch cầu có vai trò quan trong trong miễn dịch, bảo vệ cơ thể, còn tiểu cầu tham gia vào quá trình cầm máu, hình thành cục máu đông. Huyết tương chứa nước và protein, yếu tố đông máu, hormon, chất điện giải.

Vì vậy khi máu lưu thông tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động nhịp nhàng. Nhưng khi lưu thông máu kém, dẫn tới một loạt các chứng bệnh:

  • Đầu tiên phải kể đến não, não là đầu tàu mọi hoạt động, là cơ quan chỉ huy các hoạt động trong cơ thể. Khi thiếu máu não, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, sẽ gây ra các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, ngủ không ngon giấc, nặng hơn có thể gây suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, trí tuệ suy giảm.
Hình ảnh tuần hoàn máu não
Hình ảnh tuần hoàn máu não
  • Cơ bắp không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy sẽ nnhanh chóng bị mỏi khi hoạt động, máu ngưng trệ do tư thế sai dẫn đến tê, bì. Nếu mạch máu nuôi dưỡng bị tắc, bộ phận được nuôi dưỡng sẽ bị teo, và hoại tử. Khi các cơ thiếu máu, sẽ dẫn đến vận động khó khăn, đau đớn.
  • Bộ phận tiêu hóa thiếu máu sẽ dẫn đến suy giảm tiêu hóa, hấp thu kém. Cơ thể suy nhược do thiếu chất.
  • Ngoài ra khi máu lưu thông kém còn dẫn tới nguy cơ xơ vữa động mạch do các chất như cholesterol dễ dàng lắng đọng và bám vào thành động mạch.
  • Thiếu máu cơ tim sẽ làm giảm chức năng co bóp cơ tim, gây thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp tính với các biểu hiện như đau nhói ngực, đau như thắt chặt vùng ngực.

2 Phòng ngừa thiếu máu não, tăng cường lưu thông máu

Lưu thông máu kém gây rất nhiều hệ lụy, vậy làm thể nào để có thể phòng ngừa, giúp tăng cường lưu thông máu? Để phòng ngừa cần chú ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đặc biệt là tập luyện cũng như vận động một cách hợp lý.

Ngoài ra có thể sử dụng các sản phẩm giúp bổ huyết, hoạt huyết chứa các thành phần như giúp tăng sinh huyết cũng như hoạt huyết tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận. Một số thành phần thảo dược có tác dụng cho việc hoạt huyết có thể kể đến như:

  • Đương quy: vị ngọt cay, tính ấm có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, giảm đau, làm ấm ruột. Chỉ định và phối hợp trong các trường hợp thiếu máu, loạn kinh, vô kinh, đau do ứ trệ,nhọt, hậu bối, ứ trệ phong thấp.
Đương quy giúp tăng sinh huyết
Đương quy giúp tăng sinh huyết
  • Ích mẫu: tác dụng hoạt huyết khứ ứ, lợi niệu tiêu phù, thanh nhiệt giải độc, chủ trị kinh nguyệt không đều, đau bụng sau sinh, đau do chấn thương. Ngoài ra còn có tác dụng tăng lưu lượng máu động mạch vành, cái thiện tuần hoàn bị rối loạn.
  • Ngưu tất vị đắng, chua và tính ôn quy kinh can thận, giúp hoạt huyết trừ ứ, điều kinh. Bổ gan thận, khỏe cơ gân, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu và chống loạn tiểu tiện. Cùng với đó nó còn có tác dụng tăng cường tưới máu cho phần dưới của cơ thể.
  • Thục địa: bổ huyết, tăng tân dịch. Đây là vị thuốc được kết hợp trong nhiều bài thuốc với tác dụng điều trị thiếu máu.
  • Xuyên khung: Bổ huyết, làm tăng lưu lượng máu ở não, giảm phù não do đó tác dụng phòng thiếu máu não và chứng đau nửa đầu, phòng ngừa hình thành cục máu đông.
  • Xích thược: vị chua đắng, tính hơi hàn, tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giải độc, tiêu ung chỉ thống, ngoài ra còn có tác dụng giãn động mạch vành, chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành huyết khối, chống thiếu máu cơ tim.

Bài thuốc kết hợp 6 vị thuốc trên được công ty Trường Phúc sản xuất dưới dạng viên nén tiện dùng, đã được cấp số đăng ký là thuốc với tên Hoạt Huyết Trường Phúc. Hoạt Huyết Trường Phúc có công dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân đang bị thiểu năng tuần hoàn não như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, suy giảm trí nhớ,... Đồng thời, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị triệu chứng cho người gặp tình trạng thiểu năng tuần hoàn ngoại vi như tê bì tay chân, đau nhức mỏi cơ, đau mỏi vai gáy…

Hình ảnh sản phẩm hoạt huyết Trường Phúc
Hình ảnh sản phẩm hoạt huyết Trường Phúc

 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Kimberly Holland (Ngày đăng: ngày 27 tháng 1 năm 2020). Symptoms and Causes of Poor Circulation, Healthline. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Lana Barhum (Ngày đăng: ngày 17 tháng 1 năm 2020). What to know about poor circulation, Medical News Today. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633