1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Nhóm kháng sinh macrolid: những điều cần biết từ A - Z

Nhóm kháng sinh macrolid: những điều cần biết từ A - Z

Nhóm kháng sinh macrolid: những điều cần biết từ A - Z

Trungtamthuoc.com - Thuốc kháng sinh Macrolide là một trong những loại thuốc kháng sinh được kê đơn phổ biến nhất trên toàn thế giới và được sử dụng cho một loạt các bệnh nhiễm trùng cấp và mạn tính. 

1 Giới thiệu chung về nhóm kháng sinh Macrolide

1.1 Tác dụng và cơ chế tác dụng của các kháng sinh nhóm Macrolide

Macrolide là một nhóm thuốc kháng sinh có nguồn gốc từ Saccharopolyspora erythraea (ban đầu được gọi là Streptomyces erythreus ), một loại vi khuẩn sống trong đất. Cấu trúc cơ bản của các Macrolide là đều có vòng Macrocyclolacton. Các Macrolide khác nhau chỉ khác nhau về nhóm chức và số lượng nguyên tử carbon ở vòng lacton.

Cấu trúc vòng lacton

Macrolid ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn bằng cách liên kết thuận nghịch với vị trí P của đơn vị 50S của ribosome. Macrolid chủ yếu ảnh hưởng đến cầu khuẩn gram dương và các mầm bệnh nội bào như mycoplasma, chlamydia và legionella. Erythromycin là macrolide đầu tiên được phát hiện; các macrolid khác bao gồm azithromycin, clarithromycin và roxithromycin.

Tác dụng của chúng chủ yếu là kìm khuẩn nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao, hoặc tùy thuộc vào loại vi sinh vật. [1] 

Erythromycin là kháng sinh đầu tiên thuộc nhóm macrolid, được phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces Erythreus. Đây là một kháng sinh macrolid có phổ hoạt tính lớn, liên kết với tiểu đơn vị 50S ribosom của vi khuẩn, có tác dụng ức chế tổng hợp protein. Dựa vào cấu trúc của Erythromycin, người ta bán tổng hợp tạo ra các kháng sinh khác có nhiều ưu điểm hơn so với Erythromycin. Sulfisoxazole mở rộng phạm vi bao phủ của erythromycin để bao gồm vi khuẩn gram âm và ức chế vi khuẩn tổng hợp axit dihydrofolic bằng cách cạnh tranh với axit para-aminobenzoic (PABA). [2]

ClarithromycinAzithromycin hoạt động mạnh hơn Erythromycin đối với một số vi khuẩn gram âm cũng như Mycoplasma pneumonia, Helicobacter pylori, Toxoplasma gondii, Cryptosporidia và một số vi khuẩn Mycobacteria không điển hình. Fidaxomicin không được hấp thu qua đường uống và được sử dụng trong các liệu trình uống 10 ngày để điều trị tiêu chảy do Clostridium difficile. [3]

1.2 Phân loại kháng sinh Macrolid

Căn cứ cấu trúc của phân tử thuốc, kháng sinh nhóm Macrolid được chia thành 3 nhóm chủ yếu sau:

Cấu trúc 14 nguyên tử carbon: Erythromycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Clarithromycin, Dirithromycin.

Cấu trúc 15 nguyên tử carbon: Azithromycin.

Cấu trúc 16 nguyên tử carbon: spiramycin, Josamycin.

1.3 Cơ chế tác dụng

Các kháng sinh nhóm Macrolid gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosom, ngăn cản sự chuyển vị peptidy - ARNt, từ đó làm ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn, dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn.

Cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm Macrolid

1.4 Phổ tác dụng

Phổ tác dụng trung bình, chủ yếu thể hiện tác dụng trên các vi khuẩn gram(+) và một số vi khuẩn không điển hình.

Macrolid có hoạt tính trên cầu khuẩn Gram (+) (liên cầu, tụ cầu), trực khuẩn Gram - dương (Clostridium perfringens, Corynebacterium diphtheriae, Listeria monocytogenes).

Thuốc chỉ có tác dụng trên một số vi khuẩn Gram (-) như H. influenzae và N. meningitidis, tuy nhiên chúng lại có tác dụng khá tốt trên các chủng N. gonorrhoeae.

Hoạt lực kháng khuẩn cao trên các vi khuẩn nội bào như Campylobacter jejuni, M. pneumoniae, Legionella pneumophila, C. trachomatis, Mycobacteria (bao gồm M. scrofulaceum, M. kansasii, M. avium-intracellulare. Tuy nhiên kháng sinh nhóm này không tác dụng trên M. fortuitum.

Có tác dụng với các xoắn khuẩn như Treponema pallidum, Borrelia burgdorferi.

Có tác dụng trên cả vi khuẩn cơ hội Mycobacterium kansasii.

1.5 Tương tác thuốc

Kháng sinh nhóm macrolide gây ức chế hệ enzym gan cytochrome P450, do đó chúng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa nhiều thuốc khác. Chúng có thể làm giảm chuyển hóa của các thuốc, dẫn đến tăng nống độ của các thuốc đó trong cơ thể, từ đó làm tăng độc tính của thuốc. Ví dụ các thuốc hạ lipid máu, thuốc chống đông.

Không phối hợp với các statin để tránh hội chứng tiêu cơ vân cấp.

Các thuốc Macrolid - thuốc chẹn kênh Calci: hạ huyết áp quá mức, gây nguy hiểm tính mạng.

Macrolid - Cisaprid: kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, nguy cơ xoắn đỉnh, rung thất.

1.6 Tác dụng không mong muốn

ADR thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy (gặp khi dùng đường uống).

Viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch).

Thuốc bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật.

Có thể gây điếc, loạn nhịp tim nhưng với tỷ lệ thấp.

Một số tác dụng ngoại ý khác như ban da, ngứa hoặc sốc quá mẫn.

1.7 Cơ chế kháng thuốc của nhóm kháng sinh Macrolid

Các kháng sinh nhóm Macrolid cơ khả năng kháng thuốc theo các cách thức sau đây:

  • Thay đổi cấu trúc đích tác dụng

Đột biến điểm: methyl hóa các Adenine trong tiểu đơn vị nhỏ 23S rRNA của tiểu đơn vị lớn 50S (nucleotid thứ 2058 trong E.Coli).

Methyl hóa ribosom.

  • Tạo bơm tống thuốc do gen mef (A) quy định.

Enzym biến đổi hóa học làm thuốc bị mất hoạt tính.

2 Một số thuốc điển hình trong nhóm

Một số thuốc điển hình trong nhóm có thể kể đến như: Erythromycin, Spiramycin, Clarithromycin, Azithromycin.

2.1 Erythromycin

Hình ảnh thuốc Erythromycin 500mg Mekophar

Dược động học

Erythromycin tồn tại ở dạng base dễ bị dịch vị phá hủy và đắng, tức là Erythromycin bị mất hoạt tính bởi acid dịch vị. Do đó thường được bào chế dưới dạng ester, muối hoặc viên bao tan trong ruột để tránh tác động của acid dịch vị.

Thuốc thải trừ qua phân, thời gian bán thải 1,6 giờ. Mỗi ngày dùng 4 lần.

Phổ tác dụng: chủ yếu trên vi khuẩn gram dương tương tự như penicillin. Do đó thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, dự phòng thấp khớp (thay penicillin). Ưu điểm của thuốc này là có tác dụng trên vi khuẩn nội bào, xoắn khuẩn và vi khuẩn cơ hội.

2.1.1 Tác dụng không mong muốn

Do gây tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa nên thuốc thường được sử dụng sau khi ăn.

Tác dụng không mong muốn khác như gây viêm da, vàng da, loạn nhịp, điếc có hồi phục.

Sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Erythromycin đi qua nhau thai, tăng nguy cơ độc với gan có hồi phục ở khoảng 10% phụ nữ mang thai. Vì vậy không dùng thuốc này trong thai kỳ.

Erythromycin bài tiết qua sữa mẹ nhưng không có thông báo về tác dụng không mong muốn cho trẻ bé mẹ. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn cho em bé, ngừng cho con bú nếu dùng thuốc hoặc nếu tiếp tục cho con bú hãy lựa chon loại thuốc phù hợp hơn.

2.1.2 Tương tác thuốc

Một số tương tác thuốc cần chú ý như sau

Phối hợp với astemizol hoặc terfenadin: Làm tăng nguy cơ độc tính với tim như xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất và tử vong.

Tăng nồng độ của Digoxin trong máu, làm tăng độc tính.

Làm giảm độ thanh thải của các xanthin như thuốc aminophylin, theophylin, Cafein, dẫn đến làm tăng nồng độ chất này trong máu.

2.2 Spiramycin

 

Thuốc Rovas 3M chứa hoạt chất Spiramycin

2.2.1 Dược động học

Thuốc được hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Sinh khả dụng của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Thuốc được thải trư chủ yếu qua mật, chỉ một phần nhỏ thải trừ của nước tiểu.

Phổ kháng khuẩn của thuốc mạnh hơn và rộng hơn so với kháng sinh đầu tiên Erythromycin.

2.2.2 Chỉ định

Sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, cơ, xương, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.

Phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu…

2.2.3 ​Tác dụng phụ

Thuốc dung nạp khá tốt, ít khi gây ra các tác dụng không mong muốn.

Các tác dụng không mong muốn hiếm gặp như rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Ngoài ra có thể gặp tình trạng dị ứng ngoài da.

2.3 Clarithromycin

Hình ảnh thuốc Clabact 250 chứa kháng sinh Clarithromycin

2.3.1 Dược động học

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa nhưng bị chuyển hóa mạnh bước đầu qua gan.

Thời gian bản thải kéo dài, cùng với đó thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, vì vậy thuốc có hiệu quả cao với các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục hơn các thuốc khác trong nhóm.

Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, do đó có thể uống thuốc vào bất cứ thòi điểm nào trong ngày.

2.3.2 Chỉ định

Đối tượng sử dụng: người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Thuốc được dùng để chữa các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiếm khuẩn da và mô mềm...

Ngoài ra thuốc có tác dụng trên helicobacter pylori và vi khuẩn cơ hội. Do đó thuốc được sử dụng để diệt HP và điều trị nhiễm khuẩn cơ hội ở bệnh nhân AIDS.

2.3.3 ​Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn đã được ghi nhận như sau:

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy. Một sô trường hợp có thể có viêm đại tràng giả mạc nhưng rất hiếm khi xảy ra.

Rối loạn chức năng gan: viêm gan, ứ mật.

Phản ứng dị ứng: nổi ban, mẩn ngứa.

Rối loạn thần kinh trung ương: chóng mặt, đau đầu, có thể xảy ra tình trạng mệt mỏi.

Nếu dùng liều cao, kéo dài có thể gây tình trạng điếc không hồi phục.

2.3.4 ​Quá liều và cách xử trí

Biểu hiện quá liều: Nếu dùng quá liều có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Xử trí: Khi bị quá liều hoặc nghi ngờ quá liều, sử dụng biện pháp rửa dạ dày để loại bỏ hết thuốc, đồng thời sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung.

2.4 Azithromycin

Hình ảnh kháng sinh Azithromycin 250mg Dược Hậu Giang

2.4.1 Dược động học

Thuốc hấp thu nhanh khi dùng đường uống và khả năng phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Đặc biệt thuốc đạt nồng độ trong tế bào nhiều hơn trong huyết tương, vì vậy dùng để điều trị nhiễm khuẩn nội bào tốt.

Thuốc được thải trừ chủ yếu qua phân, thời gian bán thải của thuốc rất dài, lên đến 68 giờ, do đó chỉ cần dùng liều mỗi ngày 1 lần là có thể đạt hiệu quả diệt khuẩn.

Do thức ăn làm giảm hấp thu của thuốc nên thời điểm uống thuốc nên diễn ra lúc đói, uống thuốc sau ăn 1-2 giờ.

2.4.2 Chỉ định

Thuốc được dùng để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da, tai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2.4.3 Liều dùng

Liều duy nhất 1g.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú: Chưa có dữ liệu về ảnh hưởng của thuốc trên các đối tượng này, do đó chỉ sử dụng khi thật cần thiết và cân nhắc kỹ giữa lợi ích điều trị dành cho mẹ và nguy cơ mà em bé có thể gặp phải.

2.4.4 Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng kháng sinh Azithromycin, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với các tác dụng ngoại ý như sau:

  • Thường gặp:

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

  • Ít gặp:

Rối loạn thần kinh trung ương: chóng mặt, đau đầu, ngủ gà.

Rối loạn da và mô dưới da: ngứa, phát ban.

Viêm âm đạo, cỏ tử cung...

  • ​Hiếm gặp:

Các phản ứng phản vệ.

Tăng men gan.

Giảm bạch cầu trung tính.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: chuyên gia của Drug.com, Macrolide, Drug.com. Truy cập ngày 09 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Muhammad Waseem, MS, MBBS, FAAP, FACEP, FAHA. Which medications in the drug class Macrolide Antibiotics are used in the treatment of Pediatric Pneumonia?, Medscape. Truy cập ngày 09 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Bethesda (MD), Macrolide Antibiotics, NCBI. Truy cập ngày 09 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Kháng sinh Macrolid là thuốc kìm khuẩn hay diệt khuẩn?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, kháng sinh Macrolid thuộc nhóm thuốc diệt khuẩn b nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    0985.729.595