1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Khám tiền hôn nhân là khám những gì? Địa chỉ và chi phí khám cụ thể

Khám tiền hôn nhân là khám những gì? Địa chỉ và chi phí khám cụ thể

Khám tiền hôn nhân là khám những gì? Địa chỉ và chi phí khám cụ thể

1 Khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì?

Khám sàng lọc trước hôn nhân là một biện pháp hiệu quả nhằm mục đích phòng ngừa ban đầu các rối loạn di truyền và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khám tiền hôn nhân hay khám tổng quát trước khi cưới bao gồm các xét nghiệm được xây dựng dành riêng cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn nhằm xác định các bệnh lý di truyền (bệnh hồng cầu hình liềm, tan máu bẩm sinh). Những người mang bệnh thường không có triệu chứng nhưng có thể di truyền cho con nếu cả bố và mẹ đều mang gen di truyền. Ngoài ra, khám tiền hôn nhân còn giúp xét nghiệm một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), viêm gan B, lậu,... nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì?

2 Lợi ích của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn

Theo Tổ chức Y tế thế giới, độ tuổi dễ thụ thai nhất ở nữ giới là từ 18 đến 35 tuổi. Sau tuổi 35, khả năng thụ thai cũng như sinh sản ở nữ giới suy giảm đáng kể.

Tình trạng vô sinh ngày càng phổ biến ở các cặp vợ chồng trẻ. Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố ảnh hưởng đến thai kỳ thì yếu tố lối sống cũng là một trong những nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phát hiện bất thường từ đó đưa ra các biện pháp điều trị nhằm cải thiện tình trạng hiếm muộn, tạo điều kiện cho các cặp đôi thực hiện thiên chức làm cha mẹ. Do đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm cần thiết đối với mỗi cặp vợ chồng trước khi có ý định kết hôn.

Một số lợi ích khác của việc xét nghiệm tiền hôn nhân bao gồm:

Ngăn ngừa sự lây truyền các bệnh di truyền như bệnh thalassemia, bệnh máu khó đông, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Xác định sự yếu tố di truyền để đánh giá tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sinh ra từ đó có lời khuyên phù hợp.

Nâng cao nhận thức và hiểu biết về sức khỏe của các cặp đôi trước khi tiến tới cuộc sống hôn nhân lâu dài: Đối với những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, việc thăm khám sức khỏe trước khi kết hôn giúp các bạn có những kiến thức cơ bản để có tâm lý vững vàng, tránh những khúc mắc có thể xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt, tạo nền tảng để xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và lâu dài.

Chuẩn bị tinh thần và thể chất cho các thành viên trong gia đình để đón chào em bé tương lai: Quá trình mang thai thường gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những cặp vợ chồng mang thai lần đầu. Việc thăm khám tiền hôn nhân giúp các cặp đôi có một sức khỏe, kiến thức và tâm lý tốt để sinh em bé.

Giảm nguy cơ phát sinh chi phí y tế không cần thiết và có thể phòng ngừa được trong tương lai: Việc phát hiện sớm các bệnh lý như bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, viêm gan B,.. giúp các cặp đôi có biện pháp điều trị, ngăn ngừa lây nhiễm chéo, từ đó giảm tối đa chi phí trong tương lai nếu bệnh diễn biến nặng.

Hỗ trợ giảm căng thẳng và các căng thẳng tâm lý khác cho các thành viên trong gia đình nếu phải điều trị: Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cũng giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tối đa chi phí.

Giảm thiểu rủi ro, biến chứng và khả năng lây truyền bệnh tật cho người thân và con của bạn.

Quản lý sức khỏe sinh sản cho các cặp đôi, phát hiện được những bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng trong giai đoạn mang thai để can thiệp sớm, hạn chế những tổn thương về mặt tâm lý, xã hội, sức khỏe.

Nâng cao trách nhiệm với bản thân và người đồng hành: Việc thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ có vai trò phát hiện bệnh lý, phát hiện bất thường di truyền mà còn giúp các cặp vợ chồng tránh được những cuộc cãi vã sau khi kết hôn.

Xem thêm: Khám phụ khoa là khám những gì, có đau không? Chi phí khám tổng quát bao nhiêu tiền?

Lợi ích của việc khám tiền hôn nhân
Lợi ích của việc khám tiền hôn nhân

3 Khám tiền hôn nhân là khám những gì?

Khám sức khỏe tiền sinh sản là một việc làm cần thiết nhưng lại ít được quan tâm. Trên thực tế, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp cả vợ chồng tầm soát được những bệnh lý truyền nhiễm hoặc bệnh lý di truyền để có những biện pháp can thiệp hoặc phòng ngừa kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ngày nay, khám tiền hôn nhân không còn là khái niệm quá xa lạ, ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, không có vấn đề gì thì việc xét nghiệm tiền hôn nhân vẫn là việc làm cần thiết. Dưới đây là review khám tiền hôn nhân chi tiết tại các bệnh viện và phòng khám:

3.1 Đánh giá sức khỏe tổng quát

Đánh giá sức khỏe tổng quát giúp đánh giá tình trạng sức khỏe chung của các cặp đôi bao gồm kiểm tra cân nặng, chiều cao, huyết áp, chức năng hô hấp và chức năng tim mạch cũng như khám vú và khám bụng.

Tìm hiểu tiền sử mắc bệnh của cặp đôi cũng như bệnh sử của gia đình.

3.2 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nhằm mục đích phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng dẫn đến tình trạng bất thường. Các xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm nhóm máu.

Nồng độ tế bào máu trong máu chắc chắn liên quan đến tình trạng thiếu máu - giảm số lượng hồng cầu.

Xét nghiệm huyết thanh để xác định chức năng miễn dịch, ví dụ như kháng thể hiện có chống lại bệnh sởi Đức (rubella) và viêm gan B.

Phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn tuyến giáp. Việc mắc các tình trạng bệnh lý này khiến phụ nữ mang thai và em bé có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ và sau khi sinh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Nếu phát hiện các vấn đề bệnh lý này trước khi mang thai, có thể đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và kịp thời. 

Phát hiện các bệnh di truyền như bệnh tan máu bẩm sinh - một rối loạn máu di truyền gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

3.3 Khám phụ khoa

Các thủ thuật phụ khoa nhằm mục đích đánh giá sức khỏe hệ thống sinh sản của phụ nữ. Khám tổng quát thường sử dụng mỏ vịt để quan sát âm đạo và cổ tử cung. Khám giúp phát hiện các tình trạng phụ khoa như u nang cổ tử cung, u xơ tử cung, là sự tích tụ của nhiều khối u hoặc u lành tính, bao gồm cơ và mô liên kết, có thể hình thành trong hoặc trên tử cung. Những bất thường này làm giảm đáng kể khả năng mang thai và rất cần được điều trị thích hợp. Các thủ thuật chuyên khoa hơn bao gồm xét nghiệm Pap để phát hiện ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap được khuyến cáo thực hiện ở tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục. Nếu không có hoạt động tình dục, phụ nữ trên 21 tuổi cũng được khuyên nên xét nghiệm Pap.

3.4 Kiểm tra yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sinh ra.

Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh di truyền thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là 50%.

Nếu cha hoặc mẹ mang gen lặn bất thường thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là 25%.

Một số đột biến gen trên nhiễm sắc thể giới tính thì tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai và bé gái khi sinh ra sẽ khác nhau như bệnh máu khó đông, mù màu,...

Trường hợp cha mẹ đều mắc bệnh hoặc mang gen di truyền, khi kết hợp với các điều kiện môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của con trong tương lai.

Nếu cha mẹ thực hiện các xét nghiệm tiền hôn nhân trước khi cưới hoặc trước khi mang thai thì các bác sĩ có thể đánh giá, tiên lượng tỷ lệ trẻ mắc bệnh di truyền từ cha mẹ từ đó có những biện pháp tư vấn kịp thời.

3.5 Đánh giá sức khỏe sinh sản

Hiện nay, sức khỏe sinh sản của cả nam giới và nữ giới không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng nặng nề của môi trường sống, điều kiện sống của mỗi cá nhân. Do đó, không chỉ nữ giới cần quan tâm đến sức khỏe sinh sản mà cả nam giới cũng cần chú trọng vấn đề này.

Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học đã giúp cho nhiều cặp vợ chồng thực hiện được thiên chức làm cha mẹ. Các cặp vợ chồng nên khám tiền hôn nhân hoặc khám tiền sản sớm để được đánh giá khả năng sinh sản, đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp giúp tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí.

Ở nam giới, các xét nghiệm thường được thực hiện để đánh giá sức khỏe sinh sản bao gồm: Xét nghiệm tinh dịch đồ nhằm kiểm tra số lượng, chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.

Ở nữ giới, các xét nghiệm thường được thực hiện để đánh giá sức khỏe sinh sản là xét nghiệm rụng trứng, siêu âm, khám phụ khoa,....

Đánh giá sức khỏe sinh sản
Đánh giá sức khỏe sinh sản

3.6 Kiểm tra bệnh lý truyền nhiễm

Có nhiều bệnh lý lây truyền qua đường tình dục với các triệu chứng không rõ ràng dẫn đến tình trạng khi phát hiện được bệnh thì đã quá muộn. Ngoài việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, các cá nhân nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Một số trường hợp không mong muốn, vợ hoặc chồng có thể mắc các bệnh lý này thì các cặp đôi vẫn có thể áp dụng các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ cũng sẽ có những tư vấn phù hợp nhằm mục đích điều trị cho người bệnh và phòng ngừa lây nhiễm cho người lành. Việc phát hiện sớm các bệnh lý này cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ hiếm muộn, vô sinh, sảy thai,...

3.7 Xét nghiệm bệnh mãn tính

Một số bệnh lý mạn tính như huyết áp, tim mạch ở nữ giới có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, việc phát hiện sớm các bệnh mãn tính giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị kịp thời cũng như các biện pháp theo dõi trong suốt thai kỳ để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

4 Một số lưu ý khi khám sức khỏe trước khi kết hôn

Tương tự như khám sức khỏe thông thường, để buổi khám sức khỏe được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Nên đi khám tiền hôn nhân càng sớm càng tốt, thời điểm tốt nhất để khám tiền hôn nhân cho cả nam và nữ là khoảng 6 tháng trước khi cưới.
  • Đối với nữ giới, nên tránh đi khám trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang điều trị bệnh lý phụ khoa.
  • Các cặp đôi nên kiêng quan hệ từ 2-3 ngày trước khi đi khám.
  • Mặc trang phục rộng rãi thoải mái để quá trình thăm khám diễn ra dễ dàng.
  • Tham khảo các gói khám tiền hôn nhân phù hợp hoặc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Hạn chế thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn trước khi khám tiền hôn nhân từ 5-7 ngày.
  • Các gói khám tiền hôn nhân hiện nay đều bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu do đó, bạn không nên ăn sáng, uống nước ngọt vào buổi tối hôm trước và buổi sáng hôm lấy máy xét nghiệm.
  • Nên đặt lịch trước tại các phòng khám hoặc bệnh viện nếu được để tránh tình trạng chờ đợi, mất thời gian.

5 Khám tiền hôn nhân ở đâu uy tín?

5.1 Địa chỉ khám tiền hôn nhân tại Hà Nội

Một số địa chỉ khám tiền hôn nhân tại Hà Nội mà bạn đọc có thể tham khảo bao gồm:

  • Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
  • Bệnh viện Việt Đức.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  • Bệnh viện Quân y 103.
  • Bệnh viện Bạch Mai.

5.2 Nên khám tiền hôn nhân ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Khám tiền hôn nhân là việc làm cần thiết trước khi kết hôn. Nếu bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì dưới đây là một số địa chỉ khám tiền hôn nhân uy tín mà bạn có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Từ Dũ.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
  • Bệnh viện Phụ Sản Mêkông.

6 Chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân là bao nhiêu?

Chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ tùy thuộc vào các xét nghiệm mà bạn muốn thực hiện. Thông thường, với các gói khám sức khỏe tiền hôn nhân cơ bản, chi phí khám chỉ dao động khoảng từ 2.000.000 đến 2.500.000 đồng/người. Đối với các gói khám chuyên sâu, chi phí này có thể tăng lên và có sự chênh lệch giữa các bệnh viện và phòng khám, tùy thuộc và trang thiết bị, máy móc, trình độ của bác sĩ,... Để nắm được rõ nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với các cơ sở để được tư vấn sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.

6.1 Chi phí khám tiền hôn nhân ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chi phí khám tiền hôn nhân tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

6.2 Chi phí khám tiền hôn nhân ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chi phí khám tiền hôn nhân dao động khoảng vài triệu đồng một người tùy thuộc vào các gói khám, các xét nghiệm bạn lựa chọn thực hiện.

6.3 Chi phí khám tiền hôn nhân ở Bệnh viện Bưu điện

Chi phí khám tiền hôn nhân dao động khoảng từ 1.500.000 đến 10.000.000 đồng tùy thuộc vào gói khám mà bệnh nhân lựa chọn.

6.4 Chi phí khám tiền hôn nhân ở Bệnh viện Từ Dũ

Chi phí khám tiền hôn nhân ở Bệnh viện Từ Dũ có nhiều mức giá để các cặp vợ chồng có thể lựa chọn tùy thuộc vào khám dịch vụ hoặc khám theo bảo hiểm y tế.

7 Kết luận

Khám sàng lọc trước hôn nhân (PMS) là biện pháp phòng ngừa chính để giảm tỷ lệ mắc một số rối loạn di truyền và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khám sàng lọc tiền hôn nhân nên được đẩy mạnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho các cặp đôi trước khi tiến tới hôn nhân.

8 Tài liệu tham khảo

Tác giả Mashael Al-Shafai và cộng sự (Ngày đăng tháng 4 năm 2022). Knowledge and Perception of and Attitude toward a Premarital Screening Program in Qatar: A Cross-Sectional Study, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2024.

Tác giả Walid A Al-Shroby và cộng sự (Ngày đăng năm 2021). Awareness of Premarital Screening and Genetic Counseling among Saudis and its Association with Sociodemographic Factors: a National Study, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2024.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633