1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Khám phụ khoa là khám những gì, có đau không? Chi phí khám tổng quát bao nhiêu tiền?

Khám phụ khoa là khám những gì, có đau không? Chi phí khám tổng quát bao nhiêu tiền?

Khám phụ khoa là khám những gì, có đau không? Chi phí khám tổng quát bao nhiêu tiền?

1 Khi nào nên đi khám sản phụ khoa?

Thời điểm tốt nhất để đi khám phụ khoa là khi trẻ đủ 15 tuổi và tiếp tục khám phụ khoa định kỳ trong những năm tiếp theo nếu như không có biểu hiện bất thường để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh lý nếu có để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc các bệnh lý liên quan đến phụ khoa thường tăng và có khoảng 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa ít nhất 1 lần trong đời. Các bệnh lý này không chỉ xuất hiện ở những người đã từng quan hệ tình dục mà cả những người chưa từng quan hệ cũng không tránh khỏi. Dưới đây là một số dấu hiệu mà chị em cần phải đi khám phụ khoa ngay:

  • Vùng kín bị ngứa, rát.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Kinh nguyệt có màu bất thường, số lượng kinh nguyệt nhiều.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau vùng chậu.
  • Dịch âm đạo có màu bất thường.
  • Ngứa ngáy ở vùng âm đạo.
  • Khí hư có màu, mùi bất thường.
  • Đau trong và sau khi quan hệ, chảy máu sau khi quan hệ.
  • Nhiễm trùng âm đạo tái phát: Nấm âm đạo, viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.

Bên cạnh đó, còn có 2 thời điểm mà chị em cần chú ý nên đi khám phụ khoa tổng quát là trước khi kết hôn và khi chuẩn bị mang thai.

  • Khám phụ khoa trước khi kết hôn nhằm mục đích phát hiện được những bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh lý liên quan đến khả năng sinh sản, đảm bảo thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
  • Thăm khám phụ khoa trong giai đoạn lên kế hoạch mang thai thường nhận được ít sự quan tâm của nhiều cặp vợ chồng nhưng đây cũng là một trong số những thời điểm quan trọng nhằm giúp mẹ có đủ sức khỏe cũng như đảm bảo được một thai kỳ khỏe mạnh, tránh những biến chứng sản khoa đáng tiếc có thể xảy ra.

2 Khám phụ khoa là khám những gì?

Dụng cụ khám phụ khoa
Dụng cụ khám phụ khoa

Khám phụ khoa là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện ở phụ nữ. Khám phụ khoa bao gồm việc kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài một cách cẩn thận và sử dụng mỏ vịt khám phụ khoa để đánh giá bộ phận sinh dục trong. Khám phụ khoa là thủ tục thăm khám quan trọng giúp bác sĩ đánh giá, chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Một số bệnh lý có thể được phát hiện qua thăm khám phụ khoa bao gồm: Chảy máu, chảy dịch âm đạo bất thường, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, u lành tính, u ác tính, đánh giá sàng lọc sản khoa.

Khám phụ khoa không chỉ nhằm mục đích chẩn đoán mà còn giúp chị em phụ nữ có thêm những kiến thức về cơ thể của mình từ đó có những biện pháp phòng tránh những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, tránh thai an toàn và chăm sóc bản thân đúng cách.

Khám phụ khoa là khám tổng quát bao gồm cả bộ phận sinh dục ngoài và bộ phận sinh dục trong cụ thể như sau:

Khám tổng quát: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát (chiều cao, cân nặng, xét nghiệm máu,...), khai thác tiền sử bệnh nếu có.

Khám bộ phận sinh dục: Bác sĩ sẽ sử dụng máy móc hoặc các dụng cụ sản khoa để thăm khám bộ phận sinh dục ngoài (môi lớn, môi bé, âm hộ, niệu đạo, màng trinh,...), bộ phận sinh dục trong (âm đạo, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,...) và hậu môn nếu cần thiết.

3 Các bước khám phụ khoa cho người đã quan hệ

Quy trình thăm khám phụ khoa
Quy trình thăm khám phụ khoa

Khám tổng quát phụ khoa vẫn còn là hình thức khám tương đối nhạy cảm khiến nhiều chị em ngại ngùng. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho tình trạng bệnh lý của chị em ngày một nặng hơn do không được can thiệp kịp thời. Dưới đây là quy trình khám phụ khoa chi tiết tại các bệnh viện hoặc phòng khám:

3.1 Thu thập thông tin

Trước khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ hỏi thăm một số thông tin cơ bản bao gồm, chiều cao, cân nặng, tiền sử bệnh lý nếu có và các dấu hiệu bất thường mà người bệnh đang gặp phải.

3.2 Khám bộ phận sinh dục ngoài

Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát môi lớn, môi bé, âm hộ,...để phát hiện những bất thường nếu có.

Ngoài ra, các bác sĩ còn tiến hành kiểm tra tuyến vú, nếu nghi ngờ có bất thường sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán.

Bác sĩ có thể đánh giá sa tử cung bằng cách yêu cầu chị em rặn nhẹ và quan sát chuyển động của thành âm đạo và tử cung bên trong.

3.3 Sử dụng mỏ vịt khám phụ khoa

Mỏ vịt là một dụng cụ khám phụ khoa được làm bằng kim loại hoặc Nhựa dẻo, giúp các bác sĩ phụ khoa kiểm tra được các bộ phận sinh dục trong của phụ nữ. Về cấu tạo, mỏ vịt có hình dáng tương tự như mỏ của con vịt giúp mở rộng âm đạo, tạo điều kiện thăm khám cũng như lấy tế bào để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Trước đây, mỏ vịt thường được làm bằng Sắt, tuy nhiên, hiện nay tại các cơ sở y tế thường sử dụng mỏ vịt làm bằng nhựa, do đó, đảm bảo vệ sinh cũng như không gây đau đớn cho người bệnh.

Đây là nơi một mỏ vịt kim loại vô trùng được đưa vào âm đạo. Mỏ vịt được mở nhẹ nhàng giúp tách các thành trên âm đạo, cho phép cô lập cổ tử cung và ống cổ tử cung tốt hơn. Nếu cần xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung, xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một thìa nhựa nhỏ để thu thập các tế bào từ cổ tử cung. Trong quá trình đưa mỏ vịt vào, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu nhưng bác sĩ phụ khoa sẽ nhẹ nhàng và sử dụng gel bôi trơn giúp việc kiểm tra thoải mái hơn.  m đạo và âm hộ cũng sẽ được kiểm tra xem có bất thường nào về da không. Có thể lấy tăm bông âm đạo nếu được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hoặc ra khí hư quá nhiều.

Mỏ vịt chỉ sử dụng cho những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục.

3.4 Khám bằng hai tay

Sử dụng gel bôi trơn để bôi trơn ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay thuận, sau đó bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa vào âm đạo. Quá trình này giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng của cổ tử cung hoặc phát hiện những khối u bất thường.

3.5 Xét nghiệm

Xét nghiệm Pap
Xét nghiệm Pap

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện trong quá trình khám phụ khoa bao gồm:

  • Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Xét nghiệm nội tiết tố: Đánh giá khả năng sinh sản, tình trạng rối loạn nội tiết ở phụ nữ.
  • Xét nghiệm Pap smear là xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung được sử dụng để xác định các tế bào bất thường ở cổ tử cung, phần cuối hẹp của tử cung nối với âm đạo. Xét nghiệm Pap cũng có thể giúp phát hiện các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm HPV, cùng với các bất thường và tế bào tiền ung thư, tất cả đều là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung này nên được thực hiện 3 năm một lần đối với phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, khuyến cáo nên xét nghiệm đồng thời Pap và vi-rút papilloma ở người (HPV) 5 năm một lần.
  • Xét nghiệm CA-125: là xét nghiệm khi nghi ngờ có ung thư buồng trứng.

Một số bước thăm khám khác:

  • Soi cổ tử cung: Phát hiện những bất thường trong tử cung.
  • Siêu âm đầu dò: Đánh giá, phát hiện những bất thường trong tử cung và buồng trứng. Siêu âm đầu dò chỉ áp dụng cho phụ nữ đã có gia đình, đã từng quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến màng trinh.
  • Siêu âm vú: Phát hiện những bất thường ở vú.
  • Chụp nhũ ảnh tuyến vú: Tầm soát ung thư vú.

3.6 Đọc kết quả, tư vấn cho người bệnh

Dựa vào các chỉ số xét nghiệm và quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ đọc kết quả cho người bệnh, chẩn đoán, đánh giá tình trạng hiện tại, tư vấn cho người bệnh các biện pháp can thiệp kịp thời hoặc hẹn lịch tái khám gần nhất để theo dõi các dấu hiệu mà chị em đang mắc phải.

4 Quy trình khám phụ khoa cho người chưa quan hệ

Với nữ giới chưa từng quan hệ, chưa lập gia đình thì quy trình thăm khám sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Các bước thăm khám cụ thể như sau:

Thu thập thông tin.

Thăm khám bộ phận sinh dục ngoài: Bác sĩ phụ khoa sẽ quan sát để đánh giá, có thể lấy khí hư ở mép ngoài (không lấy sâu bên trong vì có thể làm rách màng trinh) để tiến hành xét nghiệm nếu cần.

Một số kỹ thuật siêu âm đầu dò, thăm khám bằng mỏ vịt hoặc các kỹ thuật xâm nhập sâu có thể gây rách màng trinh. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ có bất thường thì có thể có những chỉ định cho phù hợp nhất để chẩn đoán cho người bệnh.

Tư vấn, trả kết quả.

5 Trước khi khám phụ khoa cần lưu ý những gì?

Hầu hết các trường hợp khám phụ khoa đều được chị em lên kế hoạch từ trước trừ những trường hợp có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, với những chị em lần đầu đi khám sản phụ khoa, để quy trình khám phụ khoa đạt được kết quả tốt nhất, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi đi khám, chị em nên lựa chọn những trang phục thoải mái, tránh những bộ quần áo hoặc giày dép cầu kỳ.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi đi khám, có thể bảo người nhà đi cùng.

Đi khám sau khi hết kỳ kinh, ít nhất là 3-4 ngày sau khi hết kinh nguyệt. Thông thường, đối với những ngày cuối của chu kỳ, máu kinh không còn chảy ra ngoài nhưng vẫn còn một ít trong âm đạo, gây cản trở quá trình thăm khám.

Không nên khám phụ khoa vào thời điểm gần ngày rụng trứng do đây là lúc khí hư nhiều, tạo thành sợi, gây khó khăn nếu như người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm Pap.

Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 ngày trước khi khám phụ khoa.

Trước khi khám, chỉ cần rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, không cần sử dụng Dung dịch vệ sinh hoặc không thụt rửa vì có thể làm cho các vi khuẩn có hại trôi đi hết, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Không nên khám phụ khoa trước khi đến kỳ kinh tiếp theo 3 ngày do có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nhiễm trùng, nếu người bệnh được chỉ định làm Pap thì có thể gây chảy máu.

Nếu chị em đang sử dụng thuốc đặt âm đạo thì đợi đến khi đặt hết thuốc và tiếp tục đợi thêm ít nhất 3 ngày sau đó mới tiến hành đi khám.

6 Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Địa chỉ khám phụ khoa uy tín?

Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện khám phụ khoa cũng như phòng khám phụ khoa uy tín mà chị em có thể tham khảo.

Tại phía Bắc, chị em có thể đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Tại phía Nam, chị em có thể đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ.

Nếu nhưng không có điều kiện cũng như thời gian đi lại thì có thể thăm khám tại các cơ sở tuyến huyện, tuyến tỉnh. Một số phòng khám, bệnh viện khám phụ khoa ngoài giờ nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như điều kiện của người bệnh.

6.2 Chi phí khám phụ khoa tổng quát

Chi phí khám phụ khoa thường không cố định, sẽ phụ thuộc vào các xét nghiệm cũng như quy trình thăm khám.

Chi phí khám phụ khoa thường dao động từ 150.000 đến 500.000 đồng và có thể cao hơn nếu người bệnh được chỉ định làm thêm các xét nghiệm bên ngoài.

Nếu như khám ở viện công, chi phí khám phụ khoa có thể thấp hơn do có bảo hiểm chi trả.

Gói khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu? là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Tại bệnh viện Từ Dũ, chi phí khám phụ khoa thông thường và chi phí khám phụ khoa hẹn giờ (theo giờ của bệnh viện) là 150.000 đồng. Chi phí khám phụ khoa hẹn giờ (theo giờ của người bệnh) là 300.000 đồng. Chi phí này chưa bao gồm các xét nghiệm đi kèm.

6.3 Khám phụ khoa có đau không?

Để đánh giá tình trạng đau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kỹ năng của bác sĩ, mức độ chịu đau của người bệnh.

Đối với những trường hợp sử dụng mỏ vịt để thăm khám thì bạn nên để cơ thể thư giãn, tránh căng thẳng để các cơ thoải mái, tạo điều kiện cho quá trình thăm khám. Thông thường, các bác sĩ sẽ chọn kích cỡ mỏ vịt cho phù hợp và dụng cụ mỏ vịt hiện nay làm bằng nhựa dẻo nên ít có nguy cơ gây đau đớn. Ở một số phụ nữ bị viêm teo âm đạo, khám bằng mỏ vịt có thể gây đau hoặc rách niêm mạc, lúc này các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều gel bôi trơn hơn và lựa chọn những loại mỏ vịt thích hợp cho người bệnh.

Một số xét nghiệm có thể khiến bạn hơi đau một chút bao gồm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, xét nghiệm HPV. Tuy nhiên, các xét nghiệm này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Sau khi khám phụ khoa, một số chị em có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo, tuy nhiên, tình trạng này thường hết ngay sau đó nên chị em không cần lo lắng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên quan hệ tình dục trong thời điểm này để hạn chế tình trạng chảy máu bị nặng hơn.

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm sử dụng dụng cụ có dạng hình trụ dài để thăm khám vùng chậu nhằm phát hiện những bất thường ở cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng giúp thu được hình ảnh siêu âm có độ chính xác cao. Phương pháp này cũng không gây khó chịu hay đau đớn cho chị em nếu như tinh thần thoải mái, cơ thể được thả lỏng.

6.4 Khám phụ khoa có cần cạo lông không?

Cạo hoặc wax lông vùng kín là việc làm không cần thiết trước khi tiến hành thăm khám phụ khoa. Bên cạnh đó, việc cạo hoặc tẩy lông không đúng cách có thể gây trầy xước, bầm tím, tổn thương niêm mạc.

7 Kết luận

Khám phụ khoa là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ. Khám phụ khoa giúp chị em có thêm kiến thức về cơ thể đồng thời tầm soát, phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm có thể xuất hiện để đưa ra phác đồ và hướng điều trị kịp thời, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

8 Tài liệu tham khảo

Tác giả Amir Qaseem và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2014). Screening pelvic examination in adult women: a clinical practice guideline from the American College of Physicians, PubMed. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.

Tác giả Agnieszka Bialy và cộng sự (Ngày đăng 25 tháng 2 năm 2024). Gynecologic Pelvic Examination, NCBI. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    chưa từng quan hệ có khám được không


    Thích (0) Trả lời 1
    • chào bạn, đối với những người chưa từng quan hệ tình dục vẫn có thể khám phụ khoa bạn nhé, thông thường chỉ khám bộ phận sinh dục ngoài với các trường hợp này bạn nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Thùy Dung vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    chưa qh khám có đau không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • dạ nếu chưa qh thì chỉ siêu âm và khám bộ phận sinh dục ngoài nên không gây đau ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Khám phụ khoa là khám những gì, có đau không? Chi phí khám tổng quát bao nhiêu tiền? 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Khám phụ khoa là khám những gì, có đau không? Chi phí khám tổng quát bao nhiêu tiền?
    M
    Điểm đánh giá: 5/5

    đã tiêm vắc xin HPV và tầm soát, khám phụ khoa hàng năm

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633