1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bệnh Kerion: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh Kerion: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh Kerion: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Kerion là bệnh nhiễm trùng da liễu hay gặp của da đầu, xuất hiện dưới dạng một mảng bám bị viêm, không có bọng nước, có mụn mủ. Kerion có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó thường gặp nhất ở ở nhóm đới tượng trẻ em.

1 Kerion là bệnh gì?

Kerion là một dạng nấm da đầu, gây ra bởi phản ứng quả mẫn qua trung gian tế bào T với nấm sợi gây bệnh.  Hầu hết các kerions là do Trichophyton spp., một số trường hợp là do Microsporum spp. [1] Nó thường xảy ra nhiều nhất trên da đầu (nấm da đầu), nhưng nó cũng có thể phát sinh trên bất kỳ vị trí nào tiếp xúc với nấm như mặt và chi trên. Nó thường bị chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng do vi khuẩn. Kerion có thể lây nhiễm nấm cho các thành viên khác trong nhà nếu họ tiếp xúc gần gũi, đặc biệt là nếu dùng chung giường và khăn tắm. Lược và bàn chải tóc nên được khử trùng hoặc vứt bỏ để ngăn ngừa lây nhiễm hoặc tái nhiễm. [2].

Nấm da đầu Kerion

Kerion là bệnh nhiễm trùng da liễu hay gặp của da đầu, xuất hiện dưới dạng một mảng bám bị viêm, không có bọng nước, có mụn mủ. Kerion có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó thường gặp nhất ở ở nhóm đới tượng trẻ em. Ở nam giới, Kerion còn có thể là những tổn thương viêm nhiễm do nấm xuất hiện ở râu cằm. Bệnh không chỉ gây cảm giác ngứa, tróc vảy hay rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. [3]

2 Nguyên nhân gây bệnh

Kerion gây ra bởi phản ứng quả mẫn qua trung gian tế bào T với nấm sợi gây bệnh. Trong đó thường gặp nhất trong bệnh Kerion là Micosporum canis, Trichophyton tonsurans, Trichophyton verrucosum, Trichophyton mentagrophytes.

Kerion là bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người do sử dụng chung vật dụng, hay lây từ vật nuôi trong nhà sang người.

3 Chẩn đoán bệnh Kerion như thế nào?

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Bệnh Kerion có thể gây ra triệu chứng trên da mặt, cổ, tay, những đa phần là có triệu chứng trên da đầu. Người ta có thể nhầm lẫn bệnh kerion với bệnh nhiễm khuẩn khác.

Kerion gây ra các ổ áp xe có kích thước khoảng vài cm, người bệnh có thể chỉ có 1 tổn thương hoặc nhiều tổn thương trên vùng da đó. Các ổ áp xe này có có chứa rất nhiều mủ, vùng da ở đó và xung quanh bị sưng nề lên. Khi mủ ở những ổ áp xe này chảy ra, chúng khô lại và có các mảng vảy, dày, có màu vàng.

Ở nơi tổn thương nhiễm nấm này, tóc sẽ bị rụng, có một số trường hợp, người bệnh còn có triệu chứng toàn thân bao gồm: hạch sưng to, tăng thân nhietjem mệt mỏi, ngứa ngáy như khi bị bệnh chàm eczema.

3.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng

khi soi tổn thương dưới đèn Wood ở những bệnh nhân kerion có thể thấy màu huỳnh quang vàng-xanh lá cây khi nguyên nhân do Microsporum canis. Nhưng cũng có những trường hợp cho kết quả âm tính vì các tổn thương viêm mủ nhiều che khuất sự hiện diện của sợi nấm.

Soi tươi dưới kính hiển vi các sợi tóc nơi tổn thương có thể thấy các sợi nấm. Để xác định chính xác nguyên nhân gây kerion là gì phải tiến hành nuôi cấy.

Cần phân biệt bệnh kerion với viêm nang lông da đầu, áp xe do vi khuẩn, chốc da đầu...

4 Phương pháp điều trị bệnh Kerion

Điều trị kerion điều trị đồng thời bằng dùng thuốc chống nấm toàn thân và trích rạch, dẫn lưu mủ ở những ổ áp-xe.

Thuốc chống nấm toàn thân dùng cho người bệnh kerion bao gồm terbinafin, itraconazol, Griseofulvin từ 6 đến 8 tuần. Với những trường hợp người bệnh có nấm nhiễm sâu và nang tóc thì thuốc bôi chống nấm tại chỗ không hiệu quả.

Người lớn điều trị bệnh Kerion bằng cách cho dùng griseofulvin với liều mỗi ngày 1g hoặc terbinafin mỗi ngày 250 mg.

Điều trị bệnh kerion cho bé từ 1 đến 12 tháng tuổi bằng cách dùng griseofulvin với liều 5-29mg/kg/ngày hoặc 1g/ngày với bé 12-18 tháng tuổi. Hoặc cho trẻ dùng itraconazol với liều 3-5 mg/kg/ngày hoăc terbinafin liều hướng dẫn theo cân nặng.

Nếu người bệnh được xác định có bội nhiễm hay đề phòng nhiễm khuẩn sau trích rạch có thể cho người bệnh dùng thêm kháng sinh phù hợp.

Để tránh tình trạng nấm lan rộng ở da đầu thì nên dùng dầu gội có thành phần là ketoconazol hoặc Ciclopirox.

Trên đây là thông tin cơ bản về bệnh ketrion, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình nhận biết và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: James E. Fitzpatrick MD, W. Lamar Kyle MD, 2018. Urgent Care Dermatology: Symptom-Based Diagnosis, ScientDirect. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Dr Maneka Gnanasegaram, Kerion, Dermnetnz, Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: BS. Nguyễn Thế Viện, Ngày đăng: 12 tháng 08 năm 2019, Nắng nóng, tăng nguy cơ nấm da đầu, Sức khỏe và đời sống, Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    bệnh Kerion phát hiện bằng cách nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh Kerion: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh Kerion: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
    MA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633