1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới điều trị thế nào?

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới điều trị thế nào?

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới điều trị thế nào?

Trungtamthuoc.com - huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới xảy ra khi một cục máu đông (huyết khối) hình thành ở một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu của chi dưới. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đau, sưng chân nhưng cũng có thể xảy ra mà không có triệu chứng. [1]

1 Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu ở chân. Hiện tượng này thường xảy ra ở tĩnh mạch vùng cẳng chân, khoeo, đùi, chậu, tĩnh mạch chủ dưới. Các cục máu động này có thể làm tắc nghẽn toàn bộ hoặc một phần dòng máu ở lòng tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể rất nghiêm trọng vì các cục máu đông có thể bị vỡ ra, đi qua dòng máu và lưu lại trong phổi gây thuyên tắc phổi.

Đây là một phần của rối loạn huyết khối tĩnh mạch sâu, là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ ba do bệnh tim mạch sau các cơn đau tim và đột quỵ.

Nhãn

2 Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới

Các cục máu đông của huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được gây ra bởi bất cứ điều gì ngăn cản lưu thông máu hoặc đông máu bình thường. Sau đây là các yếu tố nguy cơ và được coi là nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu:

  • Giảm lưu lượng máu do nghỉ ngơi tại giường, gây mê toàn thân, phẫu thuật, đột quỵ, sau các chuyến bay dài...
  • Tăng áp lực tĩnh mạch: Nén cơ hoặc suy giảm chức năng dẫn đến giảm lưu lượng trong tĩnh mạch như khi mang thai, hoặc dị tật bẩm sinh làm tăng sức cản dòng chảy.
  • Chấn thương cơ học ở tĩnh mạch bao gồm chấn thương, phẫu thuật, đặt ống thông tĩnh mạch ngoại vi, lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
  • Tăng độ nhớt của máu trong bệnh đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, mất nước.
  • Các biến thể giải phẫu trong giải phẫu tĩnh mạch có thể góp phần làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu trong huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới gồm:
  • Thiếu hụt di truyền: Protein chống đông máu C và S, thiếu hụt antithrombin III, đột biến yếu tố V.
  • Bệnh lý ung thư, nhiễm trùng huyết, nhồi máu cơ tim, suy tim, viêm mạch, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột, hội chứng thận hư, bỏng, tăng huyết áp...
  • Ngoài ra, ở những đối tượng béo phì, mang thai, người cao tuổi, người cần can thiệp phẫu thuật và mắc bệnh ung thư cũng có nguy cơ cao hơn.
  • Hút thuốc, sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormorne. [2]

3 Phương pháp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

3.1 Các triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính thay đổi theo phân bố giải phẫu, mức độ và mức độ tắc của huyết khối. Các triệu chứng có thể không có đến sưng to và tím tái với nguy cơ hoại thư tĩnh mạch.

Ba mô hình huyết khối ở chi dưới bao gồm: Tĩnh mạch bắp chân bị cô lập, huyết khối xương đùi và huyết khối tĩnh mạch chủ, và các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng nếu huyết khối kéo dài.

Tuy nhiên, có tới 50% bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính có thể thiếu các dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể. Bệnh nhân sau phẫu thuật, có nhiều khả năng có huyết khối nhỏ, không có triệu chứng, xa, không tắc.

Khi có mặt, các dấu hiệu và triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch chi dưới cấp tính có thể bao gồm: Đau, phù, ban đỏ, sốt, nổi tĩnh mạch nông nổi bật, dấu hiệu của Homan và tím tái ngoại biên. Viêm tĩnh mạch xanh đau đặc trưng bởi tình trạng sưng to, tím tái và đau, là biểu hiện nghiêm trọng nhất của huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

Biểu hiện lâm sàng của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới như thế nào?

3.2 Tiêu chí thang điểm Wells để đánh giá nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu

Tiêu chuẩn

Điểm

Người bệnh đang bị ung thư, điều trị liên tục hoặc trong vòng 6 tháng qua 

1

Người đang bị liệt hoặc mới bó bột gần đây

1

Sưng bắp chân trên 3cm so với bên bắp chân không có triệu chứng (đo 10cm dưới ống xương chày) 

1

Đau cục bộ dọc theo sự phân bố của các tĩnh mạch sâu

1

Phù rỗ lớn hơn ở chân có triêu chứng

11

Sưng toàn bộ chân

1

Tĩnh mạch nông (không giãn tĩnh mạch)

1

Gần đây nằm liệt giường 3 ngày, hoặc phẫu thuật lớn cần gây tê cục bộ hoặc toàn bộ trong 12 tuần trước

1

Người bệnh đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu   

1
Các chẩn đoán thay thế tối thiểu có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu2

Đối với bệnh nhân có điểm từ 0 đến 1, xác suất lâm sàng thấp. Những người có điểm từ 2 hoặc cao hơn, xác suất lâm sàng cao.

Nếu một bệnh nhân đạt điểm 2 trở lên, nên siêu âm tĩnh mạch chân gần nhất trong vòng 4 giờ và nếu kết quả âm tính, nên thực hiện xét nghiệm D-dimer. Nếu không thể chụp ảnh trong vòng 4 giờ, nên thực hiện xét nghiệm D-dimer và nên sử dụng liều thuốc chống đông máu tạm thời trong 24 giờ. Nên siêu âm tĩnh mạch chân gần trong vòng 24 giờ sau khi được yêu cầu.

Trong trường hợp xét nghiệm D-dimer dương tính và siêu âm tĩnh mạch chân gần âm tính, cần siêu âm lại sau 6 đến 8 ngày sau đó.

Nếu không đạt điểm 2 trên thang điểm Wells, nhưng xét nghiệm D-dimer dương tính, nên siêu âm tĩnh mạch chân gần trong vòng 4 giờ, Nếu không thể, bệnh nhân sẽ được tạm thời 24 - liều của thuốc chống đông máu tiêm. Sau đó, siêu âm tĩnh mạch chân gần phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi được yêu cầu.

Ngoài ra, để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới người bệnh có thể phải siêu âm - Doppler mạch, xét nghiệm công thức máu.

Cần phân biệt huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với phù trong suy tim, phù thận, phù bạch mạch, vỡ nang nước vùng khoeo...

4 Các biến chứng của huyết khối tĩnh mạch chi dưới

Hậu quả có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh huyết khối tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng thuyên tắc phổi.

Các hội chứng sau huyết khối có thể xảy ra bao gồm đau, phù, biến đổi trên da, loét, hoại tử, suy tĩnh mạch.

Người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch chi dưới còn có thể bị lan sang nơi tĩnh mạch chủ chậu hay chân còn lại, có thể tái phát đợt tắc khác.

Huyết khối tĩnh mạch chi dưới gây nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng

5 Phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân

Điều trị bằng thuốc để giảm đau, chống viêm và chống đông. Giữ cho vùng bị ảnh hưởng được nâng cao và chườm nóng ẩm cũng có thể hữu ích. Nếu bạn đang đi ô tô hoặc máy bay dài, hãy nghỉ ngơi, đi bộ hoặc duỗi chân và uống nhiều chất lỏng. [3]

Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc chống đông máu, cần xem xét các rối loạn liên quan đảm bảo an toàn và đánh giá nguy cơ chống đông. Các thuốc điều trị bao gồm: Heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp, calciparine, fraxiparine, và các thuốc ức chế thrombin chọn lọc và các chất ức chế yếu tố Xa.

Heparin không phân đoạn được truyền tĩnh mạch với liều liều 50 đơn vị/kg rồi duy trì 500 đơn vị/kg/ngày.

Heparin trọng lượng phân tử thấp sinh khả dụng và hấp thu thuốc tốt hơn, thời gian tác dụng kéo dài hơn và hạn chế tác dụng không mong muốn hơn. Thuốc được sử dụng để tiêm dưới da bụng với liều từ 70 đến 100UI/kg/12 giờ.

Rivaroxaban là một chất ức chế yếu tố Xa uống gần đây đã được FDA chấp thuận dùng cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

Bệnh nhân có thể điều trị chống đông bằng thuốc kháng vitamin K để giảm thời sử dụng herparin, người bệnh cần kiểm tra INR. Có thể điều trị bằng thuốc này với thời gian 3 tháng, có thể lâu hơn nếu bị thuyên tắc tĩnh mạch mạn tính, có bất thường về đông máu.

Người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể sử dụng băng hoặc tất áp lực để giảm nhanh triệu chứng và nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Người bệnh sử dụng chun hoặc tất áp lực độ 2-3 liên tục trong vài ngày đầu, sau đó chỉ cần đi vào ban ngày.

Ngoài ra, người với trường hợp bị viêm tĩnh mạch xanh đe dọa nguy cơ mất chi có thể sử dụng phương pháp tiêu huyết khối để điều trị. Phương pháp này có nguy cơ chảy máu lớn như xuất huyết nội sọ nên được cân nhắc giữa lợi ích và ngu cơ để chỉ định điều trị.

Người bệnh có huyết khối đoạn gần, lan rộng cùng với cục máu đông bay phấp phới có thể điều trị bằng cách phẫu thuật lấy huyết khối.

6 Phục hồi và phòng ngừa

Sau khi xuất viện, bạn sẽ được khuyến khích một số phương pháp để nhanh phục hồi như:

  • Đi bộ thường xuyên
  • Giữ cho chân bị ảnh hưởng của bạn nâng lên khi bạn đang ngồi
  • Trì hoãn bất kỳ chuyến bay hoặc hành trình dài nào cho đến ít nhất 2 tuần sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc chống đông máu

Nên 

  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Duy trì hoạt động (đi bộ thường xuyên)
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước 

Không nên

  • Không ngồi yên trong thời gian dài - đứng dậy và đi lại mỗi giờ hoặc lâu hơn
  • Không bắt chéo chân khi bạn đang ngồi, nó có thể hạn chế lưu lượng máu
  • Không hút thuốc - nhận hỗ trợ để ngừng hút thuốc
  • Không uống nhiều rượu [4]

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Deep vein thrombosis (DVT), Mayoclinic. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Deep Vein Thrombosis (DVT), Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Deep Vein Thrombosis, Medlineplus. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: NHS.UK, DVT (deep vein thrombosis, NHS.UK. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Các yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu trong huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới điều trị thế nào? 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới điều trị thế nào?
    ON
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633