Khái quát về các hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật phụ khoa
Dược sĩ Hoàng Thị Thanh Huyền
Đơn vị Thông tin thuốc – Tổ Dược lâm sàng
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Xem và tải bản PDF đầy đủ TẠI ĐÂY
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng vết mổ (SSI) là nhiễm trùng xảy ra sau phẫu thuật liên quan đến vết mổ hoặc các cơ quan, bộ phận gần vị trí phẫu thuật. Đây là một trong số những nhiễm trùng thường xảy ra, làm tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân (BN) có thời gian nằm viện dài sau phẫu thuật, phẫu thuật bổ sung hoặc điều trị tại các đơn vị chăm sóc tích cực. Các nghiên cứu ước tính có khoảng 8-10% BN sau phẫu thuật phụ khoa tiến triển biến chứng nhiễm khuẩn, như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tại đáy chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm mô bào vùng âm đạo và nhiễm khuẩn huyết. Nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ nhiễm khuẩn trước đó tại vị trí phẫu thuật, tính chất của quy trình phẫu thuật, các thông số và đặc điểm lâm sàng của BN.
Phần lớn căn nguyên gây SSI trong phẫu thuật phụ khoa là vi sinh vật quần cư trên da hoặc âm đạo của BN, chủ yếu là cầu khuẩn gram dương hiếu khí (ví dụ tụ cầu), nhưng khi vị trí phẫu thuật gần đáy chậu/háng có thể chứa hệ vi khuẩn trong phân (ví dụ: vi khuẩn kỵ khí và gram âm hiếu khí). Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã phân loại tình trạng vết mổ dựa trên mức độ nhiễm khuẩn trong phẫu thuật bao gồm: sạch, sạch - nhiễm, nhiễm và bẩn (Bảng 1). Trong phẫu thuật mở và nội soi, nếu thành âm đạo không thủng được xem là phẫu thuật sạch, trong khi các thủ thuật như chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang, siêu âm, đặt vòng tránh thai và sinh thiết nội mạc tử cung, có biến chứng nội mạc cổ tử cung được coi là sạch nhiễm.
Phân loại | Nội dung |
Sạch | Là phẫu thuật không có nhiễm khuẩn, không mở vào đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. Các vết thương sạch được đóng ở thì đầu của phẫu thuật hoặc được dẫn lưu kín. Phẫu thuật chấn thương kín. |
Sạch nhiễm | Là phẫu thuật mở vào đường hô hấp, tiêu hoá, sinh dục và tiết niệu trong điều kiện được kiểm soát và không có ô nhiễm bất thường. Các phẫu thuật đường mật, ruột thừa, âm đạo và hầu họng được xếp vào nhóm này nếu không có bằng chứng nhiễm trùng/không có sai sót lớn trong kỹ thuật vô trùng. |
Nhiễm | Các vết thương hở, chấn thương có kèm vết thương mới hoặc có sai sót lớn trong kỹ thuật vô trùng hoặc phẫu thuật để thoát lượng lớn dịch từ đường tiêu hoá. Những phẫu thuật mở vào đường sinh dục tiết niệu, đường mật có nhiễm khuẩn, phẫu thuật tại những vị trí có nhiễm khuẩn cấp tính nhưng chưa hoá mủ. |
Bẩn | Các vết thương hở, chấn thương, bẩn, ô nhiễm dị vật hoặc phân. Các phẫu thuật ở vùng có nhiễm trùng rõ ràng hoặc có mủ. |
Các yếu tố khác liên quan đến phẫu thuật như: thời gian rửa tay phẫu thuật không cần nước, sát khuẩn da, cạo râu trước phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, việc thông khí phòng mổ, khử trùng dụng cụ chưa đạt tiêu chuẩn, sử dụng vật liệu cấy ghép, phẫu thuật dẫn lưu và kỹ thuật phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ SSI. Ngoài ra, khi đánh giá nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, chúng ta cần xem xét đến hệ thống miễn dịch của BN. Các bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, tăng đường huyết, béo phì, hút thuốc, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng như các bệnh nhiễm khuẩn mắc kèm đều làm giảm khả năng miễn dịch của BN, có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc SSI.
Kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật được định nghĩa là việc sử dụng kháng sinh (KS) để ngăn ngừa sự xuất hiện nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật. KSDP làm giảm đến mức thấp nhất lượng vi khuẩn trên bề mặt da xuống dưới mức có thể gây nhiễm trùng và được kiểm soát bởi hệ miễn dịch. Cần lưu ý là KSDP không có tác dụng sát khuẩn vị trí rạch da cũng như không điều trị nhiễm trùng trước đó. Các KS sử dụng phải được chứng minh làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, an toàn và tiết kiệm chi phí. Điều cần thiết nữa là KS phải đạt đủ nồng độ trong huyết thanh và mô trước khi rạch da và duy trì tác dụng điều trị trong một khoảng thời gian ngắn sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật.
Nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới đã công bố các hướng dẫn khác nhau liên quan đến biện pháp chăm sóc tối ưu trước phẫu thuật phụ khoa dựa trên dữ liệu cập nhật hiện có. Mục đích của bài này là đánh giá, so sánh và tổng hợp các khuyến cáo đã được công bố liên quan đến việc sử dụng KSDP trước phẫu thuật.
2 KẾT QUẢ
2.1 Dự phòng kháng sinh theo loại phẫu thuật phụ khoa
Hướng dẫn đã ban hành | RANCOG 2021 | ACOG 2018 | SOGC 2018 | SFAR 2017 |
Cắt bỏ tử cung: | Cefazolin 2g IV + metronidazol 500mg IV | Cefazolin 2g IV | Liều duy nhất CG1 hoặc CG2 IV | Cefazolin 2g IV |
Phẫu thuật mở không vào ruột hoặc âm đạo | Cefazolin 2g IV + metronidazol 500mg IV | Cân nhắc cefazolin 2g IV | NR | NR |
Nội soi không vào ruột hoặc âm đạo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo |
Nội soi tử cung: Chẩn đoán; phẫu thuật | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo |
Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không đủ bằng chứng | Không khuyến cáo |
Đặt vòng tránh thai | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | |
Sinh thiết nội mạc tử cung | NR | Không khuyến cáo | Không đủ bằng chứng | Không khuyến cáo |
Cắt bỏ mô cổ tử cung (ví dụ: Cắt bỏ vòng lặp lớn của vùng biến đổi) | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | NR | NR |
Nạo hút thai | Phẫu thuật chấm dứt thai kỳ khi chưa loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI): doxycyclin 100mg uống trước và 200mg sau thủ thuật HOẶC doxycyclin 400mg uống cùng thức ăn 10-12h trước phẫu thuật | Nong & nạo (D&C), nong & gắp thai (D&E): doxycyclin 200mg; D&C với bệnh nhân không mang thai: Không khuyến cáo | Phá thai ngoại khoa (điều trị): doxycyclin 100mg uống trước và 20mg sau thủ thuật; Phẫu thuật cho trường hợp sẩy thai bị bỏ sót hoặc không hoàn toàn: Không khuyến cáo | Phẫu thuật chấm dứt thai kỳ: Không khuyến cáo |
Cắt bỏ âm hộ | NR | NR | NR | |
Thủ thuật tiết niệu | Cefazolin 2g IV + metronidazol 500mg IV | NR | NR | NR |
Đặt vòng nâng âm đạo | NR | Cefazolin 2g IV | Liều duy nhất CG1 IV | Aminopenicillin + ức chế β- lactamase 2g IV (đối với bệnh sa sinh dục) |
Thủ thuật khâu âm đạo | NR | Cefazolin 2g IV | NR | NR |
Nội soi bàng quang | NR | Không khuyến cáo | NR | Không khuyến cáo |
Khảo sát niệu động học | NR | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo |
Hướng dẫn đã ban hành | PARKVILLE VÀ SANDRINGHAM 2020 | HSOG 2013 | SERBIA 2005 | SIPGWW 2004 |
Cắt bỏ tử cung: Phẫu thuật mở Nội soi Qua đường âm đạo | Cefazolin 2g IV trong vòng 60 phút (lý tưởng 15-30 phút) (lặp lại nếu phẫu thuật > 4 giờ) + metronidazol 500mg IV trong vòng 120 phút (lý tưởng 15-30 phút) trước rạch da. | Phẫu thuật mở: CG1 hoặc CG2 HOẶC amoxicillin/acid clavulanic Nội soi và qua đường âm đạo: CG1 (cefazolin) | Qua đường bụng: 1g CG1 (cephazolin, cefotetan, cefoxitin) trong 1 hoặc tối đa 3 liều. IM 1 giờ hoặc IV 20-30 phút trước phẫu thuật Qua đường âm đạo: 2g CG có phổ kỵ khí (cefotaxim hoặc cephazolin) HOẶC Amikacin 500mg | Cefazolin, cefotetan, cefoxitin, Hoặc cefuroxim |
Phẫu thuật mở không vào ruột hoặc âm đạo | Cefazolin 2g IV trong vòng 60 phút (lý tưởng 15-30 phút) (lặp lại nếu phẫu thuật > 4 giờ) + metronidazol 500mg IV trong vòng 60 phút (lý tưởng 15-30 phút) trước rạch da | NR | NR | NR |
Nội soi không vào ruột hoặc âm đạo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo trừ khi phẫu thuật kéo dài và lớn | NR |
Nội soi buồng tử cung: Chẩn đoán Phẫu thuật | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | NR | NR |
Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | NR | NR |
Đặt vòng tránh thai | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | NR | NR |
Sinh thiết nội mạc tử cung | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | NR | NR |
Cắt bỏ mô cổ tử cung (ví dụ: Cắt bỏ vòng lặp lớn của vùng biến đổi) | NR | NR | NR | NR |
Phẫu thuật chấm dứt thai kỳ | Sàng lọc BN STI: C. trachomatis, N. gonorrhoeae, M.genitalium và nhiễm khuẩn âm đạo. Điều trị cho nam và nữ trước khi chấm dứt thai kỳ. | Doxycyclin 100mg trước và 200mg sau phẫu thuật HOẶC doxycyclin 400mg trước phẫu thuật HOẶC metronidazol 400mg trước phẫu thuật và lặp lại sau 4 và 8 giờ. | NR | NR |
Thủ thuật tiết niệu: Dải treo nâng đỡ giữa niệu đạo/ băng nâng đỡ âm đạo (TVT), thủ thuật hỗ trợ niệu đạo, điều trị tiểu không tự chủ (colposuspension), phẫu thuật sa tử cung+/- tấm lưới /SSF | Cefazolin 2g IV trong vòng 60 phút + metronidazol 500mg IV trong vòng 120 phút trước phẫu thuật | CG1 | NR | NR |
Khảo sát niệu động học | Không khuyến cáo |
Hướng dẫn đã ban hành | SEIMC VÀ AEC 2020 | ERAS 2015, 2019, 2020, 2023 | SIGO 2020 | NICE 2019 | CPSWHC 2017 |
Cắt bỏ tử cung: | Cefazolin HOẶC cefotaxim HOẶC amoxicillin/acid clavulanic | Cefazolin HOẶC amoxicillin/acid clavulanic | |||
Phẫu thuật mở không vào ruột hoặc âm đạo | Khuyến cáo sử dụng KSDP cho phẫu thuật sạch có sử dụng vật liệu cấy ghép, phẫu thuật sạch nhiễm hoặc nhiễm | NR | |||
Nội soi không vào ruột hoặc âm đạo | Không khuyến cáo | Không khuyến cáo | |||
Nội soi tử cung: Chẩn đoán; phẫu thuật | NR | NR | |||
Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang | NR | NR | |||
Đặt vòng tránh thai | NR | NR | |||
Sinh thiết nội mạc tử cung | NR | NR | |||
Cắt bỏ mô cổ tử cung (ví dụ: Cắt bỏ vòng lặp lớn của vùng biến đổi) | NR | NR | |||
Nạo hút thai | Phá hoặc nạo thai sau sinh: Doxycyclin 100mg uống/2 giờ hoặc IV trước phẫu thuật HOẶC Azithromycin 1g uống/IV + uống metronidazol 500mg | NR | |||
Cắt bỏ âm hộ | NR | Một liều đơn KS | |||
Thủ thuật tiết niệu | NR | NR | |||
Đặt vòng nâng âm đạo | NR | Không đủ bằng chứng | |||
Thủ thuật khâu âm đạo | NR | Không đủ bằng chứng | |||
Nội soi bàng quang | Không khuyến cáo (trừ khi có yếu tố nguy cơ) | NR | |||
Khảo sát niệu động học | Không khuyến cáo (trừ khi có yếu tố nguy cơ) | NR |
2.2 Dự phòng kháng sinh trong các trường hợp đặc biệt
Hướng dẫn đã ban hành | RANCOG | ACOG | SOGC | SFAR |
Dị ứng không nghiêm trọng với penicillin | Không khác biệt | Không khác biệt | Không khác biệt | Không phân biệt giữa phản ứng dị ứng không nghiêm trọng và nghiêm trọng |
Dị ứng khởi phát nhanh hoặc mẫn muộn nghiêm trọng với penicillin (ví dụ: sốc phản vệ hoặc hội chứng Stevens - Johnson) | Clindamycin 600mg IV + gentamicin 2mg/kg IV | Clindamycin 900mg metronidazol 500mg + 1 gentamicin2 5mg/kg aztreonam 2g | Clindamycin 600mg IV Erythromycin 500mg IV metronidazol | Cắt tử cung: Clindamycin 900mg IV + gentamicin 5mg/kg/ngày Phẫu thuật sa tử cung: Gentamicin 5mg/kg/ngày + metronidazol 1g |
BN béo phì | 3g cefazolin IV nếu BN >120kg | 3g cefazolin IV nếu BN >120kg | Cân nhắc tăng liều gấp đôi trên BN béo phì (BMI > 35kg/m2 ) | Tăng liều gấp đôi trên bệnh nhân có BMI > 35kg/m2 |
Phẫu thuật kéo dài | Cân nhắc liều bổ sung nếu > 3 giờ | Liều bổ sung khi độ dài cuộc mổ > 2 lần thời gian bán thải của thuốc (t1/2) (sau liều đầu tiên) Cefazolin nên dùng lại sau 4 giờ | Có thể dùng liều bổ sung sau liều đầu tiên từ 3 - 4 giờ nếu độ dài cuộc mổ > 3 giờ | Cắt tử cung: Nói chung, có thể |
Mất máu nhiều | Không khuyến cáo | Liều thứ hai có thể phù hợp khi mất máu > 1500 mL | Liều bổ sung có thể được dùng 3 - 4 giờ sau liều 1 nếu mất máu > 1500 mL | Không khuyến cáo |
Vi khuẩn quần cư hoặc nguy cơ cao quần cư MRSA | THÊM vancomycin 15mg/kg IV | Phác đồ KSDP trên MRSA dựa vào dữ liệu vi sinh của bệnh viện hoặc bổ sung một liều vancomycin IV trước phẫu thuật vào phác đồ KSDP đang dùng | Đánh giá trên từng bệnh nhân | |
Hướng dẫn đã ban hành | SEIMC VÀ AEC | ERAS | NICE | PARKVILLE VÀ SANDRINGHAM |
Dị ứng không nghiêm trọng với penicillin | Không phân biệt giữa phản ứng dị ứng nghiêm trọng và không nghiêm trọng | Không phân biệt giữa phản ứng dị ứng nghiêm trọng và không nghiêm trọng | Cân nhắc sử dụng cephalosporin | |
Dị ứng khởi phát nhanh hoặc mẫn muộn nghiêm trọng với penicillin (ví dụ: sốc phản vệ hoặc hội chứng Stevens - Johnson) | Clindamycin + gentamycin Vancomycin + gentamycin | Phác đồ KSDP phẫu thuật tiêu chuẩn gồm cefazolin hoặc ertapenem4 | Tránh dùng penicillin và cephalosporin Clindamycin 600mg IV trong vòng 120 phút + gentamicin 2mg/kg IV 3-5 phút trong vòng 120 phút trước rạch da | |
BN béo phì | Có thể cần liều đầu cao hơn3 | Tăng liều BN có BMI > 35kg/m2 hoặc >100kg | ||
Phẫu thuật kéo dài | Liều bổ sung nếu độ dài cuộc mổ > 2 lần t1/2 của KS. Liều bổ sung dùng sau 3 giờ đối với cefazolin hoặc KS khác có t1/2 tương tự | Liều bổ sung khi độ dài cuộc mổ > 1-2 lần t1/2 của KS (ví dụ: 3 giờ đối với cefazolin; t1/2 là 1,8 giờ) | Bổ sung liều KSDP khi độ dài cuộc mổ > t1/2 | Liều bổ sung nếu độ dài cuộc mổ > 2 lần t1/2 |
Mất máu nhiều | Liều bổ sung nếu mất máu > 1500mL ở người lớn hoặc > 25 mg/kg ở trẻ em | Liều bổ sung nếu mất máu > 1500mL | ||
Vi khuẩn quần cư hoặc nguy cơ cao quần cư MRSA | Cân nhắc sử dụng glycopeptid | Cefazolin 2g IV trong vòng 60 phút + Vancomycin 15 mg/kg IV, 15 - 120 phút trước rạch da. | ||
Hướng dẫn đã ban hành | SIGO | HSOG | CPSWHC 2017 | SIPGWW |
Dị ứng không nghiêm trọng với penicillin | Cân nhắc phác đồ KS trên từng cá thể | |||
Dị ứng khởi phát nhanh hoặc mẫn muộn nghiêm trọng với penicillin (ví dụ: sốc phản vệ hoặc hội chứng Stevens - Johnson) | Clindamycin 600mg IV + erythromycin 500mg IV | Cân nhắc phác đồ KS trên từng cá thể | 1. Clindamycin + gentamicin, aztreonam hoặc ciprofloxacin 2. Metronidazol + gentamicin hoặc ciprofloxacin 3. Clindamycin 4. Liều levofloxacin 750mg thay thế cho ciprofloxacin | |
BN béo phì | Tăng liều gấp đôi nếu BMI > 35 kg/m2 | Cân nhắc phác đồ KS trên từng cá thể | ||
Phẫu thuật kéo dài | Liều bổ sung nếu độ dài cuộc mổ > 2 lần t1/2 | Liều bổ sung sau 3-4 giờ nếu phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ | Liều bổ sung nếu phẫu thuật kéo dài hơn 2-3 giờ (liều lặp lại sau 1-2 lần t1/2) | |
Mất máu nhiều | Liều bổ sung nếu mất máu nhiều (> 1500mL) | Liều bổ sung sau 3-4 giờ nếu mất máu > 1500mL | Liều bổ sung nếu mất máu > 1500mL | |
Vi khuẩn quần cư hoặc nguy cơ cao quần cư MRSA | Cân nhắc phác đồ KS trên từng cá thể | Có bằng chứng quần cư: Vancomycin Nguy cơ cao quần cư: Không có bằng chứng về việc sử dụng vancomycin |
2.3 Thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng
Việc sử dụng KSDP trước khi rạch da giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật. Vì vậy, nồng độ KSDP thích hợp trong huyết thanh và mô cần đạt được trước khi rạch da và duy trì hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn sau khi kết thúc phẫu thuật. KS nên được sử dụng từ 15 đến 60 phút, lý tưởng là ít nhất 30 phút trước khi rạch da, thường là tại thời điểm gây mê. Ngoài ra, các hướng dẫn khuyến cáo cần xem xét thời gian và dược động học (ví dụ: t1/2), cũng như thời gian truyền KS cần thiết. Theo đó, nếu khuyến cáo dùng quinolon, aminoglycosid hoặc vancomycin thì cho phép khoảng thời gian tối đa 2 giờ trước khi phẫu thuật. Khái quát về thời điểm sử dụng KSDP được trình bày ở bảng sau:
Hướng dẫn đã ban hành | Nội dung |
RANCOG | Ít nhất 30 phút trước khi rạch da |
ACOG | Trong vòng 1 giờ kể từ khi rạch da (ví dụ: cefazolin). Đối với quinolon hoặc vancomycin, nên bắt đầu truyền trước tối đa 2 giờ. |
SOGC | 15 - 60 phút trước khi rạch da. |
SFAR | 30 phút trước khi rạch da. Đối với vancomycin, việc truyền kết thúc ít nhất 30 phút trước phẫu thuật. |
SEIMC và AEC | Đối với β-lactam (ví dụ, penicillin và Cephalosporin như cefazolin, cefoxitin và cefuroxim) trong vòng 60 phút trước rạch da; Đối với vancomycin, aminoglycosid hoặc fluoroquinolon, truyền tĩnh mạch nên bắt đầu 90 phút trước khi rạch da. |
ERAS | Trong vòng 60 phút trước khi rạch da. |
HSOG | 15-60 phút trước khi rạch da. |
NICE | Xem xét thời gian và dược động học (ví dụ: t1/2) và thời gian truyền KS cần thiết. |
Serbia | Tiêm bắp 1 giờ hoặc tiêm tĩnh mạch 20-30 phút trước phẫu thuật. |
Parkville và Sandringham | Trong vòng 15-120 phút trước khi rạch da tùy thuộc vào loại phẫu thuật và KS được sử dụng. |
SIGO | Trong vòng 120 phút trước rạch da, xem xét t1/2 của KS. |
CPSWHC | Trong vòng 60 phút trước khi rạch da (hiệu quả nhất nếu dùng 0 - 30 phút trước khi rạch da). Trong vòng 120 phút đối với KS yêu cầu truyền chậm. |
SIPGWW | Trong vòng 60 phút trước khi rạch da. Đối với fluoroquinolon hoặc vancomycin, nên bắt đầu truyền trong vòng 120 phút trước khi rạch da. |
ESGO | 2 giờ trước khi rạch da, đồng thời xem xét t1/2 của KS. Nên lặp lại liều KSDP trong khi phẫu thuật tùy thuộc vào t1/2 của KS và thời gian phẫu thuật. |
3 KẾT LUẬN
Mục tiêu của bài viết này là tóm tắt các hướng dẫn hiện có về sử dụng KSDP trong phẫu thuật phụ khoa. Việc dự phòng KS có ảnh hưởng lớn đến kết quả phẫu thuật, đặc biệt đối với các phẫu thuật có tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng cao. Đối với một số phẫu thuật như cắt tử cung, phẫu thuật đình chỉ thai kỳ và niệu phụ khoa nên sử dụng KSDP. Đối với các phẫu thuật khác như đặt vòng tránh thai, nội soi buồng tử cung, nội soi (không vào ruột hoặc âm đạo) thường không cần sử dụng KSDP. Ngoài ra, một số phẫu thuật mà bằng chứng về KSDP là không đầy đủ hoặc không rõ ràng. Việc sử dụng KS thích hợp đúng liều và đúng thời điểm, sử dụng liều lặp lại (nếu cần) phù hợp và đúng chỉ định sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng gây ra cho BN.
Chữ viết tắt | Hiệp hội |
RANCOG | Hiệp hội Sản phụ khoa Úc và New Zealand |
ACOG | Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ |
SOGC | Hiệp hội Sản phụ khoa Canada |
SFAR | Hiệp hội Gây mê và Hồi sức Pháp |
SEIMC và AEC | Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm và vi sinh lâm sàng Tây Ban Nha (SEIMC) và Hiệp hội phẫu thuật Tây Ban Nha (AEC) |
ERAS | Hiệp hội Chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật |
HSOG | Hiệp hội Sản phụ khoa Hy Lạp |
NICE | Viện y tế và chất lượng điều trị quốc gia Anh |
Serbia | Hướng dẫn sử dụng KSDP trong ung thư phụ khoa (Serbia) |
Parkville và Sandringham | Hướng dẫn sử dụng KSDP trong phẫu thuật của hội phụ nữ tại Parkville và Sandringham |
SIGO | Hiệp hội Sản phụ khoa Ý |
CPSWHC | Nhóm đồng thuận về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật phụ khoa lớn do một nhóm đa ngành của Hội đồng an toàn Bệnh nhân trong Chăm sóc sức khỏe Phụ nữ tại Hoa Kỳ |
SIPGWW | Nhóm tác giả hướng dẫn dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật |
ESGO | Hiệp hội Ung thư phụ khoa Châu Âu |
4 Tài liệu tham khảo
Prophylactic Antibiotics before Gynecologic Surgery: A Comprehensive Review of Guidelines, Published: 21 March 2024.