1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Hướng dẫn của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2023 về quản lý viêm nội tâm mạc

Hướng dẫn của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2023 về quản lý viêm nội tâm mạc

Hướng dẫn của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2023 về quản lý viêm nội tâm mạc

Trungtamthuoc.com - Ngày 25 tháng 8 năm 2023, Hội tim mạch Châu Âu ESC đã đưa ra hướng dẫn về quản lý viêm nội tâm mạc, kèm thông tin so sánh thay đổi của khuyến cáo trong 2 phiên bản 2015 với bản 2023. 

Hướng dẫn ESC năm 2023 về quản lý viêm nội tâm mạc (xem bản gốc tại đây)

Bs. Bùi Thị Hương Lan: Khoa nội tim mạch - Bệnh viện TWQĐ 108

Bs. Nguyễn Văn Lành: Nội trú Vin Uni

PGS. TS. Phạm Trường Sơn: Khoa nội tim mạch - Bệnh viện TWQĐ 108

Hình 1: Quản lý bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Hình 1: Quản lý bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

1 Những điểm mới từ ESC 2023 về viêm nội tâm mạc

Dự phòng kháng sinh ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thực hiện các thủ thuật răng miệng có nguy cơ cao viêm nội tâm mạc: nhiễm trùng
Các biện pháp phòng ngừa chung được khuyến cáo ở những người có nguy cơ mắc IE cao và trung bình.IC
Kháng sinh dự phòng được khuyến cáo ở những bệnh nhân có thiết bị hỗ trợ tâm thất.IC
Kháng sinh dự phòng có thể được xem xét ở BN ghép tim.IIbC
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân có nguy cơ cao
Kháng sinh dự phòng có thể được xem xét sử dụng với những bệnh nhân có nguy cơ cao trải qua thủ thuật chẩn đoán hoặc điều trị xâm lấn hệ hô hấp, tiêu hóa, đường sinh dục, da hoặc cơ xương.IIbC

 

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong phẫu thuật tim
Khuyến cáo áp dụng các biện pháp vô trùng tối ưu trước thủ thuật tại vị trí cấy ghép để ngăn ngừa nhiễm trùng các thiết bị cấy ghép tại tim.IB
Các biện pháp vô trùng tiêu chuẩn phẫu thuật được khuyến cáo trong quá trình đặt và thao tác ống thông trong môi trường cath labIC
Kháng sinh dự phòng cho các hệ vi khuẩn thông thường trên da bao gồm Enterococcus spp. và S.ureus nên được sử dụng trước TAVI và các thủ thuật sửa van qua đường ống thôngIIbC

 

Vai trò của siêu âm tim trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Siêu âm tim qua thực quản được khuyến cáo khi bệnh nhân ổn định trước khi chuyển từ liệu pháp kháng sinh đường tĩnh mạch sang đường uốngIB

 

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh hạt nhân và cộng hưởng từ trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
CTA-tim được khuyến cáo ở những bệnh nhân có nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng van tự nhiên nhằm phát hiện tổn thương van và xác nhận chẩn đoán IEIB
18F]FDG-PET/CT(A) và CTA tim được khuyến cáo trong viêm nội tâm mạc trên bệnh nhân vạn nhân tạo để phát hiện các tổn thương van tim và xác nhận chẩn đoán IEIB
[18FJFDG-PET/CT(A) có thể được xem xét trong IE có thể liên quan đến CIED để xác nhận chẩn
đoán IE
 
IIaB
CTA-tim được khuyến cáo ở những bệnh nhân có nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng van tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm chẩn đoán biến chứng tổn thương cạnh van, quanh van khi siêu âm không kết luận đượcIB
(CT, [18F]FDG-PET/CT và/ hoặc MRI) chẩn đoán hình ảnh toàn thân và não được khuyến cáo ở những bệnh nhân có NVE và PVE có triệu chứng để phát hiện các tổn thương ngoại biên hoặc thêm các tiêu chuẩn chẩn đoán phụIB
WBC SPECT/CT nên được xem xét ở những bệnh nhân có nghi ngờ lâm sàng cao viêm nội tâm mạc trên bệnh nhân van nhân tạo khi siêu âm tim âm tính hoặc không xác định được và khi không có PET/CT.IIaC
(CT, [18F]FDG-PET/CT và/ hoặc MRI) chẩn đoán hình ảnh toàn thân va não có thể xem xét ở những bệnh nhân có NVE và PVE không có triệu chứng để theo dõi tồn thương ngoại viIIbB

 

Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bằng kháng sinh
Nên cân nhắc điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường tiêm ở những BN mắc IE bên trái hoặc Co NS đang được điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch trong ít nhất 10 ngày (hoặc ít nhất 7 ngày sau phẫu thuật) lâm sàng ổn định và không có dấu hiệu hình thành áp xe hoặc các bất thường ở van sau đánh giá bằng siêu âm qua thực quảnIIaA
Điều trị bằng kháng sinh đường tiêm ngoại trú không được khuyến cáo ở những bệnh nhân IE do vi sinh vật rất khó điều trị, xơ gan (Child-Pugh B hoặc C), thuyên tắc hệ thần kinh não nghiêm trọng, áp xe lớn ngoài tim không được điều trị, biến chứng van tim hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. các tình trạng cần phẫu thuật, các biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật và trong IE liên quan đến NTCMTIIIC

 

Khuyến cáo điều trị các biến chứng thần kinh ở bệnh nhân viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn
Can thiệp lấy huyết khối cơ học có thể xem xét ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu khi có sự đảm bảo
bởi các chuyên gia
 
IIbC
Tiêu sợi huyết không được khuyến cáo ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩnIIIC
Khuyến cáo cấy máy tạo nhịp ở BN block nhĩ thất hoàn toàn và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Đặt máy tạo nhịp ngoại mạc nên được xem xét ở BN viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn phẫu thuật van có block nhĩ thất hoàn toàn nếu có 1 trong các dự đoán block nhĩ thất bền bỉ sau: bất an C thường dẫn truyền trước PT, nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, áp xe gốc ĐMC, tổn thương liên quan van 3 lá, tiền sử PT vanIIaC

 

Khuyến cáo bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng có biểu hiện cơ xương khớp
MRI hoặc PET/CT được khuyến cáo ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm cột sống dính khớpviêm tủy xương đốt sống biến chứng IEIC
Siêu âm tim qua thành ngực / qua thực quản được khuyến cáo để loại trừ IE ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp và/hoặc viêm khớp nhiễm trùng có kết quả cấy máu dương tính với các tác nhân vi sinh điển hình gây IEIC
Nên cân nhắc điều trị bằng kháng sinh kéo dài hơn 6 tuần ở những bệnh nhân có tổn thương xương khớp do tác nhân vi sinh khó điều trị, chẳng hạn như tụ cầu vàng hoặc nấm Candida spp., và/hoặc có biến chứng phá hủy đốt sống nghiêm trọng hoặc áp xe.IIaC

 

Đánh giá giải phẫu mạch vành trước phẫu thuật ở bệnh nhân cần phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Ở những bệnh nhân huyết động ổn định có cục sùi van động mạch chủ cần phẫu thuật tim và có nguy cơ mắc CAD cao, nên chụp CTA mạch vành độ phân giải cao.IB
Chụp động mạch vành xâm lấn được khuyến cáo ở những bệnh nhân cần phẫu thuật tim có nguy cơ mắc CAD cao, trong trường hợp không có cục sùi tại van động mạch chủ.IC
Trong các tình huống khẩn cấp, nên xem xét phẫu thuật van tim mà không đánh giá giải phẫu mạch vành trước phẫu thuật bất kể nguy cơ bệnh mạch vành.IIaC
Chụp động mạch vành xâm lấn có thể được xem xét mặc dù có sự hiện diện của mảng bám ở van động mạch chủ ở những bệnh nhân mắc bệnh CAD hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh CAD tắc nghẽn đáng kể.IIbC

 

Chỉ định phẫu thuật sau biến chứng thần kinh ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng giai đoạn đang hoạt động
Ở những bệnh nhân xuất huyết nội sọ và tình trạng lâm sàng không ổn định do suy tim, nhiễm trùng không kiểm soát được hoặc nguy cơ tắc mạch cao dai dẳng, phẫu thuật khẩn cấp hoặc cấp cứu nên được cân nhắcIIaC

 

Khuyến cáo theo dõi sau xuất viện
Giáo dục bệnh nhân về nguy cơ tái phát, các biện pháp phòng ngừa, tập trung vào sức khỏe răng miệng và dựa trên nguy cơ của từng cá nhân, được khuyến cáo trong quá trình theo dõiIC
Khuyến cáo cai nghiện cho các bệnh nhân mắc viêm nội tâm mạc có liên quan đến tiêm chích ma túyIC
Phục hồi chức năng tim bao gồm tập luyện thể chất nên được xem xét ở những bệnh nhân ổn định về mặt lâm sàng.IIaC
Hỗ trợ tâm lý xã hội có thể được coi là lồng ghép trong quá trình chăm sóc theo dõi, bao gồm sàng lọc lo âu và trầm cảm, và giới thiệu đến phương pháp điều trị tâm lý phù hợpIIbC

 

Khuyến cáo ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc van nhân tạo
Khuyến cáo phẫu thuật sớm ( trong vòng 6 tháng sau PT thay van) thay hoàn toàn van ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc van nhân tạoIC

 

      Khuyến cáo ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc có liên quan đến cấy ghép tim mạch
     Khuyến cáo loại bỏ ngay toàn bộ hệ thống thiết bị ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc có các thiết bị cấy ghép, bước đầu dùng kháng sinh theo kinh nghiệm IB
 Mở rộng điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc liên quan đến các thiết bị cấy ghép tim mạch 4–6 tuần sau khi rút thiết bị nên được xem xét khi có thuyên tắc nhiễm trùng hoặc van nhân tạoIIaC
Sử dụng màng bọc kháng sinh có thể được xem xét ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao để giảm nguy cơ nhiễm trùngIIbB
Có thể xem xét điều trị kháng sinh trong 2 tuần ở bệnh nhân các viêm nội tâm mạc không do tụ cầu vàng liên quan đến các thiết bị cấy ghép tim mạch không có tổn thương van, hoặc cục sùi và được theo dõi cấy máu âm tính không có thuyên tắc nhiễm trùngIIbC
Không khuyến cáo loại bỏ các thiết bị cấy ghép tim mạch chỉ với 1 mẫu cấy máu (+) không có bằng chứng nhiễm trùng khác trên lâm sàngIIIC

 

Khuyến cáo điều trị phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bên phải
Nên xem xét sửa van 3 lá thay vì thay van, trong trường hợp khả thiIIaB
Phẫu thuật nên được xem xét ở những bệnh nhân lẸ bên phải sau ít nhất 1 tuần điều trị bằng phác đồ kháng sinh thích hợp có tình trạng nhiễm Ila khuẩn dai dẳngIIaC
Đặt dây tạo nhịp ngoại tâm mạc dự phòng nên được xem xét ở các trường hợp PT tại van 3 láIIaC
Chọc hút khối nhiễm trùng ở nhĩ phải có thể xem xét thực hiện ở 1 số bệnh nhân nguy cơ PT caoIIbC

2 Sự thay đổi của khuyến cáo trong 2 phiên bản 2015 và 2023

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến cáo về điều trị dự phòng bằng kháng sinh ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch phải thực hiện các thủ thuật răng miệng có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Dự phòng bằng kháng sinh nên được xem xét đối với những bệnh nhân có nguy cơ mắc IE cao nhất:

(1) Bệnh nhân có bất kỳ van nhân tạo nào, kể cả sửa van qua ống thông, hoặc những bệnh nhân sử dụng bất kỳ vật liệu nhân tạo nào để sửa chữa van tim 

2) Bệnh nhân có lẽ trước đó
3) Bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh:
(a) Bất kỳ loại bệnh tim bẩm sinh có tim

IIaCKháng sinh dự phòng được khuyến cáo ở những bệnh nhân có IE trước đó.IB
Kháng sinh dự phòng được khuyến cáo ở những bệnh nhân được phẫu thuật cấy ghép van tim nhân tạo và với bất kỳ vật liệu nào được sử dụng để sửa chữa van tim trong phẫu thuậtIC
Kháng sinh dự phòng được khuyến cáo ở những bệnh nhân được cấy ghép van động mạch chủ và van động mạch phổi qua ống thôngIC
Dự phòng bằng kháng sinh nên được xem xét ở những bệnh nhân được sửa chữa van hai lá và van ba lá qua ống thông.IIaC
(b) Bất kỳ loại bệnh tim bẩm sinh nào được sửa chữa bằng vật liệu nhân tạo,
dù được đặt bằng phẫu thuật hay qua da, tối đa 6 tháng sau thủ thuật hoặc còn shunt
 
  Dự phòng bằng kháng sinh kéo dài chỉ 6 tháng đầu sau thủ thậut được khuyến cáo ở những bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh có tím không được điều trị, điều trị bằng PT hay can thiệp qua đường ống thông, còn dụng cụ nhân tạo. Sau PT sửa chữa không có van nhân tạo, không còn lỗ khuyết.IC

 

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến cáo về đội điều trị viêm nội tâm mạc
Bệnh nhân có IE phức tạp nên được đánh giá và quản lý ở giai đoạn đầu tại một trung tâm tiêu chuẩn, với các phương tiện phẫu thuật ngay lập tức và có 'Nhóm viêm nội tâm mạc đa ngành, bao gồm bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm, vi sinh vật học, bác sĩ tim mạch, chuyên gia hình ảnh, bác sĩ phẫu thuật tim mạch và, nếu cần, một chuyên gia về bệnh tim bẩm sinhIIaBChẩn đoán và điều trị bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng có biến chứng được khuyến cáo thực hiện ngay từ giai đoạn sớm tại trung tâm van tim với cơ sở phẫu thuật sẵn sàng và đội điều trị viêm nội tâm mạc nhằm cải thiện kết cục lâm sàngIB
Đối với những bệnh nhân mắc IE không biến chứng được quản lý tại một trung tâm không tiêu chuẩn
hãy liên lạc sớm và thường xuyên với trung tâm tiêu chuẩn và khi cần, hãy đến gặp trung tâm tiêu chuẩn để được can thiệp
 
IIaBĐối với những bệnh nhân mắc IE không biến chứng được quản lý tại một trung tâm tiêu chuẩn, trao đổi sớm và định kì giữa địa phương và đội điều trị viêm nội tâm mạc ở trung tâm van tim được khuyến cáo nhằm cải thiện kết cục cho bệnh nhânIB

 

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến cáo về siêu âm tim trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Siêu âm tim qua thực quản nên được xem xét ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc IE, ngay cả trong những trường hợp có siêu âm tim qua thành ngực dương tính, ngoại trừ IE van tự nhiên bên phải đơn độc có kết quả kiểm tra siêu âm tim qua thành ngực chất lượng tốt và kết quả siêu âm tim rõ ràngIIaCSiêu âm tim qua thực quản được khuyến cáo ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc IE, ngay cả trong những trường hợp có siêu âm tim qua thành ngực dương tính, ngoại trừ IE van tự nhiên bên phải đơn độc có kết quả kiểm tra siêu âm tim qua thành ngực chất lượng tốt và kết quả siêu âm tim rõ ràngIC

 

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến cáo về chỉ định phẫu thuật chính trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Van động mạch chủ hoặc van hai lá tự nhiên có sùi >10 mm, liên quan đến hẹp hoặc hở van nặng và nguy cơ phẫu thuật thấp (nên xem xét phẫu thuật khẩn cấp).IIaBPT khẩn cấp được chỉ định ở viêm nội tâm mạc có sùi >10 mm và các chỉ định PT khácIC
Van động mạch chủ hoặc hai lúc tự nhiên hoặc nhân tạo có mảng bám lớn đơn độc (>15 mm) và không có chỉ định phẫu thuật nào khác (có thể xem xét phẫu thuật khẩn cấp).IIbCPT khẩn cấp có thể được xem xét ở viêm nội tâm mạc (IE) van động mạch chủ hoặc van hai lá có sùi ≥10 mm và không có rối loạn chức năng van nghiêm trọng hoặc không có bằng chứng lâm sàng về tắc mạch và nguy cơ phẫu thuật thấpIIbB

 

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến cáo điều trị biến chứng thần kinh của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Nhiễm trùng nội so bất thường nên được tìm kiếm ở những bệnh nhân có IE và các triệu chứng thần kinh. CT hoặc MRA nên được xem xét để chẩn đoán. Nếu các kỹ thuật không xâm lấn cho kết quả âm tinh và vẫn còn nghi ngờ phình động mạch nội sọ, nên xem xét chụp động mạch thông thường.IIaBCT não hoặc MRA được khuyến cáo ở những bệnh nhân mắc IE và nghi ngờ phình động mạch não nhiễm trùng.IB
Nếu các kỹ thuật không xâm lấn cho kết quả âm tính và vẫn nghi ngờ phình động mạch nhiễm trùng, nên xem xét chụp động mạch xâm lấn.IIaB
Việc loại bỏ hoàn toàn phần cứng nên được xem xét trên cơ sở lây nhiễm tiềm ẩn mà không có nguồn lây nhiễm rõ ràng khácIIaCTrong trường hợp thiết bị cấy ghép tim mạch hoặc các dụng cụ có thể gây IE do vi khuẩn Gram dương, nắm, sau 1 liệu trình điều trị kháng trùng mà nhiễm trùng dai dẳng việc lấy bỏ hoàn toàn máy nên được cân nhắcIIaC
Trong trường hợp thiết bị cấy ghép tim mạch hoặc các dụng cụ có thể gây IE do vi khuẩn Gram âm, sau 1 liệu trình điều trị kháng trùng mà nhiễm trùng dai dẳng việc lấy bỏ hoàn toàn máy nên được cân nhắcIIbC
Khi được chỉ định, việc cây ghép lại nên được hoàn lại nếu có thể để điều trị bằng kháng sinh trong vài ngày hoặc vài tuần.IIaCTrong trường hợp thiết bị cấy ghép tim mạch được chỉ định cấy lại sau IE, được khuyến cáo đặt cách xa vị trí ban đầu, muộn nhất có thể, khi các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng thuyên giảm và cho tới khi cấy máu âm tính ít nhất trong 72h không có cục sùi và âm tính trong 2 tuần nếu có cục sùiIC

 

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến nghị về viêm nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan đến thiết bị điện tử cấy ghép tim mạch
Dự phòng kháng sinh thường quy được khuyến cáo trước khi cấy thiết bịIBKhuyến cáo dùng kháng sinh dự phòng bao phủ tụ cầu vàng khi cấy CIED.IA
Siêu âm tim qua thực quản được khuyến cáo ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan đến thiết bị tim có cấy máu dương tính hoặc âm tính, độc lập với kết quả siêu âm tim qua thành ngực, để đánh giá viêm nội tâm mạc liên quan đến máy và van tim nhiễm trùngICSiêu âm tim qua thực quản và siêu âm tim qua thành ngực được khuyến cáo ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan đến thiết bị tim để xác định cục sùiIB
Những bệnh nhân van tự nhiên hoặc nhân tạo và thiết bị trong tim không có bằng chứng về nhiễm trùng thiết bị liên quan, có thể xem xét việc lấy toàn bộ phần cứng.IIbCNên xem xét lấy toàn bộ máy trong trường hợp là van tim, ngay cả khi không có liên quan rõ ràng đến dây dẫn, mầm bệnh đã xác định và yêu cầu phẫu thuật vanIIaC

 

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến cáo phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bên phải
Điều trị phẫu thuật nên được xem xét trong các trường hợp sauPhẫu thuật được khuyến cáo ở những bệnh nhân IE bên phải đang được điều trị bằng kháng sinh thích hợp trong các tình huống sau:
• Vi sinh vật khó tiêu diệt (ví dụ như nấm dai dẳng) hoặc nhiễm khuẩn huyết > 7 ngày ((ví dụ như S aureus, P. aeruginosa) mặc dù đã điều trị kháng sinh đầy đủ;
• Sùi van ba lá dai dẳng >20 mm sau thuyên
tắc phổi tái phát có hoặc không kèm theo suy tim phả
• Suy tim phải thứ phát do hở van ba lá nặng và đáp ứng kém điều trị lợi tiểu.
IIaCRối loạn chức năng tâm thắt phải thử phát sau hỏ van ba lá nặng cấp tính không đáp ứng với thuốc lợi tiểu
 
IB
Cục sùi dai dẳng bị suy hô hấp hỗ trợ thông khí cơ học sau các thuyên tắc phổi tái diễnIB
Kích thước cục sùi lớn văn ba lá (> 20mm) sau thuyên tắc phổi tái phátIC
Bệnh nhân đồng thời có tổn thương bệnh tim cấu trú bên tráiIC

 

Khuyến cáo 2015Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứngKhuyến cáo 2023Mức độ khuyến cáoMức độ bằng chứng
Khuyến cáo về việc sử dụng liệu pháp chống huyết khối trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Nên ngừng điều trị kháng tiểu cầu khi có chảy máu nặngIBNên ngừng điều trị kháng tiểu cầu khi có chảy máu nặng (bao gồm xuất huyết nội sọ)IC

3 Các biện pháp phòng ngừa chung cần tuân thủ ở bệnh nhân có nguy cơ Viêm nội tâm mạc cao và trung bình

Vệ sinh răng miêng 2 lần /ngày và sử dụng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp và theo dõi ít nhất hai lần 
mỗi năm với BN nguy cơ cao và một lần/năm với BN khác

Vệ sinh da nghiêm ngặt, điều trị tối ưu tình trạng viêm da mạn tính 
Khử trùng vết thương

Sử dụng kháng sinh điều trị đặc hiệu với các vi khuẩn nhiễm 
Không -Tự điều trị kháng sinh
Kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt ở bất kể thủ thuật nào có nguy cơ -
Không khuyến khích xỏ khuyên và xăm hình
Hạn chế truyền và can thiệp xâm lấn khi có thể, và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vệ sinh 

3.1 KC dự phòng kháng sinh ở bệnh nhân tim mạch có can thiệp răng miệng  nguy cơ IE cao (1)

Khuyến cáoBC
Các biện pháp phòng ngừa chung được khuyến cáo ở bệnh nhân nguy cơ trung bình - caoIC
Kháng sinh dự phòng khuyến cáo ở các bệnh nhân có tiền sử viêm nội tâm mạcIB
Kháng sinh dự phòng được khuyến cáo ở các bệnh nhân có van nhân tạo và các vật liệu 
dùng trong phẫu thuật sửa van
 
IC
Khuyến cáo dùng kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân đặt van động mạch chủ, động mạch 
phổi nhân tạo
IC
Khuyến cáo dùng kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh có tím không 
điều trị, điều trị phẫu thuật hoặc hậu phẫu bít lỗ thông, dụng cụ nhân tạo. Sau phẫu 
thuật sửa các khuyết thành hoặc van nhân tạo, dự phòng kháng sinh được khuyến cáo 
trong 6 tháng đầu sau thủ thuật
IC

3.2 Khuyến cáo dự phòng kháng sinh với bệnh nhân tim mạch trải qua thủ thuật Trải qua các thủ thuật răng miệng nguy cơ cao IE

Khuyến cáoClassLevel
Khuyến cáo dự phòng kháng sinh ở tất cả bệnh nhân có thiết bị hỗ trợ thấtIC
Dự phòng kháng sinh nên được xem xét ở các bệnh nhân sửa van 2 lá, 3 lá qua đường ống thôngIIaC
Kháng sinh dự phòng có thể được xem xét ở bệnh nhân ghép timIIbC
Kháng sinh dự phòng không khuyến cáo ở bệnh nhân IE nguy cơ thấpIIIC

3.3 Kháng sinh dự phòng ở thủ thuật nha khoa có nguy cơ cao

Hoàn cảnhKháng sinhĐơn trị liệu 30–60 phút trước thủ thuật
Người lớnTrẻ em
Không dị ứng Penicillin hoặc ampicillinAmoxicillin2 g uống 50 mg/kg uống
Ampicillin2 g tb or tm50 mg/kg tm.or tb
Cefazolin or ceftriaxone1 g tb or tm50 mg/kg tm or tb
Dị ứng Penicillin hoặc ampicillinCephalexin2 g uống50 mg/kg uống
Azithromycin or 
clarithromycin
500 mg uống15 mg/kg uống
Doxycycline100 mg uống

<45 kg, 2.2 mg/kg uống

>45 kg, 100 mg uống

Cefazolin or ceftriaxone 1 g tb or tm50 mg/kg tm or tb

3.4 Khuyến cáo phòng tránh IE ở bệnh nhân nguy cơ cao

Khuyến cáoClassLevel
Dự phòng bằng kháng sinh được khuyến cáo trong nhổ răng, các thủ thuật phẫu thuật răng 
miệng và các thủ thuật cần thao tác ở vùng nướu hoặc quanh chóp răng
IB
Dự phòng bằng kháng sinh toàn thân có thể được xem xét cho những bệnh nhân có nguy cơ 
cao trải qua thủ thuật chẩn đoán hoặc điều trị xâm lấn đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường 
sinh dục, da hoặc hệ thống cơ xương
IIbC
Hình 2 Giáo dục bệnh nhân  nguy cơ cao phòng  tránh IE
Hình 2
Giáo dục bệnh nhân nguy cơ cao phòng tránh IE

3.5 Khuyến cáo phòng ngừa IE ở các thủ thuật tại tim

Khuyến cáoClassLevel
Nên sàng lọc trước phẫu thuật để phát hiện vi khuẩn tụ cầu vàng trong mũi trước khi phẫu 
thuật tim theo phiên hoặc cấy qua ống thông để điều trị vi khuẩn
IA
Khuyến cáo dự phòng bằng kháng sinh chu phẫu trước khi đặt thiết bị trong timIA
Vô trùng tối ưu trước thủ thuật tại vị trí cấy ghép để ngăn ngừa nhiễm trùng thiết bị cấy 
ghép trong tim
IB
Dự phòng bằng kháng sinh quanh thủ thuật được khuyến cáo ở những bệnh nhân được phẫu 
thuật hoặc cấy ghép van nhân tạo, vật liệu nhân tạo trong tim hoặc mạch máu
IB
Các biện pháp vô trùng tiêu chuẩn phẫu thuật được khuyến cáo trong quá trình đặt và thao 
tác ống thông trong phòng cathlab
IC

3.6 Khuyến cáo phòng ngừa IE ở các thủ thuật tại tim (2)

Khuyến cáoClassLevel
Việc loại bỏ các nguồn nhiễm trùng tiềm ẩn (bao gồm cả nguồn gốc răng) nên được xem xét 
≥2 tuần trước khi cấy ghép van nhân tạo hoặc cất ghép thiết bị trong tim hoặc trong mạch 
máu, ngoại trừ trong các thủ thuật khẩn cấp
IIaC
Kháng sinh dự phòng cho chủng vi khuẩn ngoài da phổ biến gồm Enterococcus spp. Và 
S. aureus nên được cân nhắc trước TAVI và các thủ thuật thay van khác
IIaC
Không khuyến cáo khử khuẩn da hoặc mũi hệ thống mà không sàng lọc tụ cầu vàngIIIC

3.7 Thành viên của đội điều trị IE (1)

 Trung tâm van tim
Thành viên cốt lõi• Bs tim mạch
• Chuyên gia hình ảnh tim mạch
• BS PT tim mạch
• BS truyền nhiễm
• Nhà vi sinh vật học
• Chuyên gia điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngọại trú

3.8 Thành viên của đội điều trị IE (2)

 Trung tâm Van tim
Chuyên gia hỗ trợ• BS điện quang 
• Dược sĩ
• Nội thần kinh và BS PT thần kinh 
• BS nội thận
• BS gây mê
• Hồi sức
• Đội ngũ bác sĩ đa khoa
• Lão khoa
• Nhân viên công tác xã hội
• Điều dưỡng
• Các nhà bệnh học
Hình 3 Quản lý IE : vị trí của đội  điều trị IE
Hình 3 Quản lý IE : vị trí của đội điều trị IE

3.9 Khuyến cáo cho đội điều trị IE

Khuyến cáoClassLevel
Khuyến cáo thực hiện chẩn đoán và quản lý bệnh nhân IE phức tạp bước đầu tại 
Trung tâm Van tim, với trang thiết bị phẫu thuật ngay lập tức và ‘đội điều trị Viêm 
nội tâm mạc' để cải thiện kết quả
IB
Đối với bệnh nhân IE không biến chứng được quản lý tại cơ sở giới thiệu Trung 
tâm, liên lạc sớm và thường xuyên giữa địa phương và Trung tâm Van tim, đội điều 
trị IE để cải thiện điều trị
IB

3.10 Nguy cơ tim và ngoài tim

Các yếu tố nguy cơ tim mạchCác yếu tố nguy cơ ngoài tim mạch
• Nhiễm khuẩn IE từ trước
• Bệnh van tim
• Van tim nhân tạo
• Ống thông động tĩnh mạch trung tâm
• Thiết bị điện tử cấy ghép tim mạch
• Bệnh tim bẩm sinh
• Đường truyền tĩnh mạch trung tâm
• Người tiêm chích ma túy
• Suy giảm miễn dịch
• Vừa trải qua thủ thuật răng – hoặc phẫu thuật
• Vừa nhập viện
• Lọc máu

4 Nguyên nhân hiếm gặp kết quả cấy máu âm tính trong IE

Tác nhânCông cụ chẩn đoán
Brucella spp.Huyết thanh, Cấy mô, mô học miễn dịch, và trình tự 16S rRNA của mô
C. burnetiiHuyết thanh (IgG pha l >1:800), Cấy mô, mô học miễn dịch, và trình tự 16S rRNA của mô
Bartonella spp.Huyết thanh (IgG pha l >1:800), Cấy mô, mô học miễn dịch, và trình tự 16S rRNA của mô
T. whippleiMô học và trình tự mô 16S rRNA

Nguyên nhân hiếm gặp kết quả cấy máu âm tính trong IE

Tác nhânPhương tiện chẩn đoán
Mycoplasma spp.Huyết thanh, Cấy mô, mô học miễn dịch, và trình tự 16S rRNA của mô
Legionellaspp.Huyết thanh, Cấy mô, mô học miễn dịch, và trình tự 16S rRNA của mô
NấmHuyết thanh, Cấy máu, và trình tự 18S rRNA của mô
Mycobacteria (bao gồm Mycobacterium chimaera)Cấy máu đặc hiệu, và trình tự 16S rRNA của mô
Hình 4 Lược đồ chẩn đoán  VSV cấy máu âm tính  và dương tính ở bệnh  nhân IE
Hình 4: Lược đồ chẩn đoán VSV cấy máu âm tính và dương tính ở bệnh nhân IE

4.1 Khuyến cáo về vai trò siêu âm tim trong IE (1)

Khuyến cáoClassLevel
A. Chẩn đoán
TTE được khuyến cáo là phương tiện CĐHA đầu tay khi nghi ngờ IEIB
TOE được khuyến cáo ở bệnh nhân lâm sàng nghi ngờ IE mà TTE âm tính hoặc không 
chẩn đoán được
IB
TOE được khuyến cáo ở bệnh nhân lâm sàng nghi ngờ IE, van tim nhân tạo hoặc có 
thiết bị trong tim
IB
Lặp lại TTE, TOE trong vòng 7 ngày khi kết quả ban đầu âm tính hoặc k kết luận được 
nhưng vẫn nghi ngờ trên lâm sàng
IC
TOE được khuyến cáo ở bệnh nhân lâm sàng nghi ngờ IE , ngay cả khi kết quả TTE 
dương tính, trừ trường hợp IE van tự nhiên bên phải đơn độc, hình ảnh TTE rõ nét
IC
Nên cân nhắc siêu âm tim bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết S. aureus, E. faecalis, và
Streptococcus spp. 
IIaB

4.2 Khuyến cáo vai trò siêu âm tim trong IE (2)

Khuyến cáoClassLevel
B. Theo dõi điều trị nội khoa
Nên thực hiện lại TTE và/hoặc TOE ngay khi nghi ngờ có biến chứng mới của IE (tiếng thổi 
mới, tắc mạch, sốt kéo dài và nhiễm khuẩn huyết, suy tim, áp xe)
IB
TOE được khuyến cáo ở bệnh nhân ổn định khi chuyển từ kháng sinh đường tiêm sang 
đường uống
IB
Trong quá trình theo dõi IE không biến chứng, nên cân nhắc thực hiện lại TTE và/hoặc TOE 
để phát hiện các trường hợp tổn thương không triệu chứng, biến chứng. Thời điểm lặp lại 
TTE và/hoặc TOE tùy thuộc vào loại vi sinh vật và đáp ứng điều trị
IIaB

4.3 Khuyến cáo vai trò siêu âm tim trong IE (3)

Khuyến cáoClassLevel
C. Siêu âm tim trong PT
Siêu âm tim trong PT được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhân có chỉ định PTIC
D. Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị
Siêu âm tim qua thành ngực / thực quản được khuyến cáo khi kết thúc điều trị bằng kháng 
sinh để đánh giá hình thái và chức năng tim và van ở bệnh nhân IE không trải qua phẫu 
thuật van
IC

4.4 Khuyến cáo CT, MRI, PET trong IE (1)

Khuyến cáoClassLevel
CTA tim được khuyến cáo ở bệnh nhân van tự nhiên có thể mắc IE để phát hiện tổn 
thương van và xác định chẩn đoán IE
IB
[18F]FDG-PET/CT(A) và CTA tim được khuyến cáo ở bệnh nhân van nhân tạo có thể 
mắc IE để phát hiện tổn thương van và xác định chẩn đoán IE
IB
CTA tim được khuyến cáo ở bệnh nhân van tự nhiên và nhân để chẩn đoán biến chứng 
cạnh van, quanh van nhân tạo nếu siêu âm tim không kết luận được
IB
CĐHA não và toàn thân = pp (CT, [18F]FDG PET/CT, and/or MRI) được khuyến cáo ở 
bệnh nhân van tự nhiên và nhân tạo có triệu chứng để phát hiện tổn thương quanh van và bổ 
sung tiêu chí phụ
IB

4.5 Khuyến cáo CT, MRI, PET trong IE (2)

Khuyến cáoClassLevel
WBC SPECT/CT nên được xem xét ở bệnh nhân lâm sàng nghi ngờ cao IE van nhân 
tạo khi siêu âm tim âm tính hoặc không kết luận được và PET/CT không có sẵn.
IIaC
18FDG-PET/CT(A) có thể được xem xét ở bn IE liên quan thiết bị được cấy ghép 
trong tim khi chẩn đoán IE được xác định
IIbB
CĐHA não và toàn thân bằng phương pháp (CT, 18FDG-PET/CT và MRI) IE van nhân 
tạo và tự nhiên để loại trừ
IIbB

5 Định nghĩa của ESC 2023 về tiêu chuẩn chẩn đoán IE cải biên (1)

5.1 Tiêu chẩn chính

(i) Cấy máu dương tính với IE
(a) Cấy máu dương tính 2 lần riêng biệt với vi khuẩn điển hình của IE:
Streptococci , Streptococcus gallolyticus(formerly S. bovis), HACEK group, S. aureus, E. faecalis
(b) Cấy máu dương tính liên tục với vi sinh vật phù hợp với các IE:
• 2 mẫu cấy máu dương tính với các mẫu cách nhau >12 h
• Tất cả 3 mẫu hoặc 1 trong 4 mẫu khác nhau (mẫu đầu và cuối cách nhau 1 h)
(c) Dương tính 1 mẫu cấy máu với C. burnetii Hoặc kháng thể IgG pha 1 >1:800

Định nghĩa của ESC 2023 về tiêu chuẩn chẩn đoán IE cải biên

Tiêu chí chính
(ii) Hình ảnh dương tính của IE
Triệu chứng tổn thương chuyển hóa, giải phẫu của các dụng cụ, van nhân tạo, van và cạnh van cua 
IE được phát hiện bới các phương tiện CĐHA sau:
• Siêu âm tim (thành ngực và thực quản)
• CT tim
• [18F]-FDG-PET/CT(A)
• WBC SPECT/CT

Định nghĩa của ESC 2023 về tiêu chuẩn chẩn đoán IE cải biên (3)

5.2 Tiêu chuẩn phụ

(i) Tình trạng nguy cơ (Ví dụ Tình trạng tim mạch có nguy cơ cao hoặc TB với IE - PWIDs
(ii) Sốt >38
(iii) Thuyên tắc mạch lan tràn (Bao gồm không triệu chứng được phát hiện bằng CĐHA):
• Thuyên tắc mạch hệ thống và mạch phổi /nhồi máu hoặc áp xe
• Biên chứng nhiễm trùng xương khớp do máu : VCSDK
• Phình mạch hình nấm
• Tổn thương nhồi máu/ chảy máu nội sọ
• Xuất huyết kết mạc
• Tổn thương Janeway

Định nghĩa của ESC 2023 về tiêu chuẩn chẩn đoán IE cải biên

Tiêu chuẩn phụ
(iv) Hiện tượng miễn dịch
• Viêm cầu thận
• Nốt Osler and điểm Roth
• Yếu tố thấp
(v) Bằng chứng vi sinh:
• Cấy máu dương tính nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn chính
• Bằng chứng huyết thanh về nhiễm trùng đợt hoạt động với sinh vật phù hợp với IE

Định nghĩa của ESC 2023 về tiêu chuẩn chẩn đoán IE cải biên

IE Phân loại (thời điểm điều trị và theo dõi)
Chắc chắn:
• 2 tiêu chuẩn chính
• 1 tiêu chuẩn chính và ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ
• 5 tiêu chuẩn phụ
Có thể:
• 1 tiêu chuẩn chính và 1 hoặc 2 tiêu chuẩn phụ
• 3–4 tiêu chuẩn phụ
Loại trừ:
• Không có bất kể tiêu chí khẳng định, có khả năng chẩn đoán khi nhập viện có hoặc không có chẩn đoán phân biệt

Hình 5: Lược đồ chẩn đoán IE  ở bệnh nhân van nhân tạo
Hình 5: Lược đồ chẩn đoán IE ở bệnh nhân van nhân tạo
Hình 5 Lược đồ chẩn đoán IE  van tự nhiên ESC 2023
Hình 6: Lược đồ chẩn đoán IE van tự nhiên ESC 2023
Hình 7 Lược đồ chẩn đoán viêm  nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan đến thiết bị cấy  ghép trong tim của ESC 2023
Hình 7 Lược đồ chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan đến thiết bị cấy ghép trong tim của ESC 2023
Hình 8 Các giai đoạn điều trị bằng kháng sinh trong viêm  nội tâm mạc nhiễm khuẩn liên  quan đến điều trị ngoại trú  bằng kháng sinh đường tiêm  và đường uống
Hình 8 Các giai đoạn điều trị bằng kháng sinh trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn liên quan đến điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường tiêm và đường uống

6 Khuyến cáo điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu đường miệng và nhóm Streptococcus gallolyticus (1)

Khuyến cáoLoạiMức
Liên cầu khuẩn đường miệng nhạy cảm với penicillin và nhóm Streptococcus gallolyticus
Điều trị tiêu chuẩn: thời gian 4 tuần ở NVE hoặc 6 tuần ở PVE
Ở những bệnh nhân mắc IE do liên cầu khuẩn đường miệng và nhóm S. gallolyticus,
penicillin G, amoxicillin hoặc ceftriaxone được khuyến cáo trong 4 tuần (trong NVE) hoặc 
6 tuần (trong PVE), sử dụng các liều sau:
IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Penicillin G12–18 millionU/day i.v. either in 4–6 doses or continuously
Amoxicillin100–200 mg/kg/day i.v. in 4–6 doses
Ceftriaxone2 g/day i.v. in 1 dose
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Penicillin G200 000 U/kg/day i.v. in 4–6 divided doses
Amoxicillin100–200 mg/kg/day i.v. in 4–6 doses
Ceftriaxone100 mg/kg/day i.v. in 1 dose

Khuyến cáo điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu đường miệng và nhóm Streptococcus gallolyticus (2)

Khuyến cáoLoạiMức
Liên cầu khuẩn đường miệng nhạy cảm với penicillin và nhóm Streptococcus gallolyticus
Điều trị tiêu chuẩn: thời gian 2 tuần (không áp dụng cho PVE)
Điều trị 2 tuần bằng penicillin G, amoxicillin, ceftriaxone kết hợp với gentamicin -
được khuyến cáo để điều trị NVE không biến chứng do liên cầu khuẩn đường miệng
và S. gallolyticus ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường sử dụng các liều sau:
IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Penicillin G12–18 Triệu đv/ ngày, tĩnh mạch, 4-6 liều hoặc hơn
Amoxicillin100–200 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 4 -6 liều
Ceftriaxone2 g/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Penicillin G12–18 Triệu đơn vị / ngày/ tĩnh mạch, 4 -6 liều hoặc hơn
Amoxicillin100–200 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 4 -6 liều
Ceftriaxone100 mg/kg tĩnh mạch, 1 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp 1 – 3 liều đều nhau

Khuyến cáo điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu đường miệng và nhóm Streptococcus gallolyticus (3)

Khuyến cáoLoạiMức
Liên cầu khuẩn đường miệng nhạy cảm với penicillin và nhóm Streptococcus gallolyticus
Dị ứng với beta-lactams
Ở những bệnh nhân dị ứng với beta lactam và IE do streptococci đường miệng, 
S.gallolyticus khuyến cáo vancomycin trong 4 tuần ở NVE hoặc trong 6 tuần 
ở PVE, nên sử dụng các liều sau:
IC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, chia đều 2 -3 liều

Khuyến cáo điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu đường miệng và nhóm Streptococcus gallolyticus (4 )

Khuyến cáoLoạiMức
Streptococci đường miệng và Streptococcus gallolyticus thuộc nhóm nhạy cảm, tăng phơi nhiễm hoặc kháng penicillin (tiếp theo)
Ở những bệnh nhân NVE do streptococci đường miệng và S.gallolyticus, penicillin G, amoxicillin hoặc ceftriaxone trong 4 tuần kết hợp với gentamicin trong 2 tuần được khuyến cáo sử dụng các liều sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Penicillin G24 triệu đơn vị/ ngày, tĩnh mạch, 4-5 liều hoặc nhiều hơn
Amoxicillin2 g/ngày, tĩnh mạch, 6 liều
Ceftriaxone2 g/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều

Khuyến cáo điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu đường miệng và nhóm Streptococcus gallolyticus (5)

Khuyến cáoLoạiMức
Streptococci đường miệng và Streptococcus gallolyticus thuộc nhóm nhạy cảm, tăng phơi nhiễm hoặc kháng penicillin (tiếp theo)
Ở những bệnh nhân mắc PVE do streptococci đường miệng và S. gallolyticus, penicillin G, amoxicillin hoặc ceftriaxone trong 6 tuần kết hợp với gentamicin trong 2 tuần được khuyến cáo sử dụng các liều sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Penicillin G24 triệu đơn vị/ ngày, tĩnh mạch, 4 -6 liều
Amoxicillin2 g/ngày, tĩnh mạch, 6 liều
Ceftriaxone2 g/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều

Khuyến cáo điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu đường miệng và nhóm Streptococcus gallolyticus (6)

Khuyến cáoLoạiMức
Streptococci đường miệng và Streptococcus gallolyticus thuộc nhóm nhạy cảm, tăng phơi nhiễm hoặc kháng penicillin (tiếp theo)
Dị ứng với beta-lactam
Ở những bệnh nhân mắc NVE do liên cầu khuẩn đường miệng và S. gallolyticus và dị ứng với beta lactam, nên dùng vancomycin trong 4 tuần với liều lượng sau:IC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, chia 2 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 liều

Khuyến cáo điều trị kháng sinh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do liên cầu đường miệng và nhóm Streptococcus gallolyticus (7)

Khuyến cáoLoạiMức
Streptococci đường miệng và Streptococcus gallolyticus thuộc nhóm nhạy cảm, tăng phơi nhiễm hoặc kháng penicillin (tiếp theo)
Dị ứng với betalactams (tiếp theo)
Ở những bệnh nhân PVE do streptococci đường miệng và S. gallolyticus và dị ứng với beta lactam, khuyến cáo sử dụng vancomycin trong 6 tuần kết hợp với gentamicin trong 2 tuần các liều sau:IC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tiêm bắp, tĩnh mạch, 1 liều

7 Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Staphylococcusspp (1)

Khuyến cáoLoạiMức
IE do do tụ cầu nhạy cảm - methicillin
Ở những bệnh nhân mắc NVE do tụ cầu nhạy cảm với methicillin, khuyến cáo điều trị cloxacillin hoặc cefazolin (cúm) trong 4 - 6 tuần với các liều sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
(Flu)cloxacillin12 g/ngày, tĩnh mạch, chia 4 -6 liều
Cefazolin6 g/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
(Flu)cloxacillin200–300 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, chia đều 4 – 6 liều
Cefazolin6 g/ngày, tĩnh mạch, trong 3 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Staphylococcusspp (2)

Khuyến cáoLoại Mức
IE do nhiễm tụ cầu nhạy cảm - methicillin (tiếp theo)
Ở những bệnh nhân mắc PVE do tụ cầu nhạy cảm với methicillin, khuyến cáo điều trị Cloxacillin hoặc cefazolin kết hợp với rifampin trong ít nhất 6 tuần và gentamicin trong 2 tuần các liều sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
(Flu)cloxacillin12 g/ngày, tĩnh mạch, 4 – 6 liều
Cefazolin6 g/ngày, tĩnh mạch, 3 iều
Rifampin900 mg/ ngày, tĩnh mạch,đường uống, chia đều 3 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp 1 liều (thuờng dùng) – 2 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
(Flu)cloxacillin200–300 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 4 – 6 liều,
Cefazolin6 g/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Rifampin20 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, đường uống, chia đều 3 liều
Gentamicin3 mg/kg/ ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp 1 liều (thuờng dùng) – 2 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Staphylococcusspp (3)

Khuyến cáoLoạiMức
IE do nhiễm tụ cầu nhạy cảm - methicillin (continued)
Dị ứng với beta-lactams
Ở những bệnh nhân mắc NVE do tụ cầu nhạy cảm với methicillin bị dị ứng với penicillin, nên dùng cefazolin trong 4-6 tuần với liều sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Cefazolin6 g/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Cefazolin 6 g/ ngày, tĩnh mạch, 3 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Staphylococcusspp (4)

Khuyến cáoClassLevel
IE do nhiễmmethicillin-susceptible staphylococci (continued)
Dị ứng với beta-lactams (tiếp theo)
Ở những bệnh nhân mắc NVE do tụ cầu nhạy cảm với methicillin và dị ứng với penicillin, khuyến cáo sử dụng cefazolin kết hợp với rifampin trong ít nhất 6 tuần và gentamicin trong 2 tuần với các liều sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Cefazolin6 g/ ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Rifampin900 mg/ngày, tĩnh mạch,đường uống, chia đều 3 liều 
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều (phổ biến) – 2 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Cefazolin6 g/ ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Rifampin20 mg/kg/ ngày, tĩnh mạch,đường uống, chia đều 3 liều
Gentamicin3 mg/kg/ ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều (phổ biến) – 2 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Staphylococcusspp (5)

Khuyến cáoClassLevel
IE do nhiễm tụ cầu nhạy cảm - methicillin (continued)
Dị ứng với beta-lactams (tiếp theo)
Ở những bệnh nhân mắc NVE do tụ cầu nhạy cảm với methicillin và dị ứng với penicillin, daptomycin kết hợp với ceftaroline hoặc fosfomycin có thể được xem xét.IIbC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Daptomycin10 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Ceftaroline
OR
Fosfomycin
1800 mg/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Hoặc
8–12 g/ngày, tĩnh mạch, 4 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Staphylococcusspp (6)

Khuyến cáo LoạiMức
IE do nhiễm tụ cầu nhạy cảm - methicillin (tiếp theo)
Dị ứng với beta-lactams (tiếp)
Ở những bệnh nhân mắc PVE do tụ cầu nhạy cảm với methicillin và dị ứng với penicillin, có thể xem xét sử dụng thuốc daptomycin kết hợp với ceftaroline, hoặc fosfomycin hoặc gentamicin với rifampin trong ít nhất 6 tuần và gentamicin trong 2 tuần như sau:IIbC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Daptomycin10 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Ceftaroline
OR
Fosfomycin
1800 mg/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Hoặc
8–12 g/ngày, tĩnh mạch, 4 liều
Rifampin900 mg/ngày, tĩnh mạch, đường uống, chia đều 3 liều
Gentamicin3 mg/kg/ ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều (phổ biến) – 2 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Staphylococcusspp (7)

Khuyến cáoClassLevel
IE gây ra bởi tụ cầu kháng Methicillin
Ở những bệnh nhân mắc NVE do tụ cầu kháng methicillin, khuyến cáo dùng vancomycinIB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Vancomycin30–60mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 -3 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Vancomycin30mg/kg/ngày, tĩnh mạch, chia đều 2 – 3 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Staphylococcusspp (8)

Khuyến cáoClassLevel
IE gây ra bởi tụ cầu kháng - methicillin (tiếp theo)
IE gây ra bởi tụ cầu kháng methicillin, vancomycin với rifampin trong ít nhất 6 tuần và gentamicin trong 2 tuần được khuyến cáo sử dụng các liều sau:
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớnIB
Vancomycin 30–60 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 -3 liều
Rifampin30–60 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 -3 liều
Gentamicin3 mg/kg/ ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều (phổ biến) – 2 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Vancomycin 30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 -3 liều
Rifampin20 mg/kg/ ngày, tĩnh mạch,đường uống, chia đều 3 liều 
Gentamicin3 mg/kg/ ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều (phổ biến) – 2 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Staphylococcusspp (9)

Khuyến cáoClassLevel
IE do nhiễm tụ cầu kháng - methicillin (Tiếp theo)
Bệnh nhân IE do nhiễm tụ cầu kháng methicillin, cân nhắc phối hợp daptomycin với cloxacillin, ceftaroline, fosfomycin với liều lượng như sau:IIbC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Daptomycin10 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Cloxacillin
Hoặc
Ceftaroline
Hoặc
Fosfomycin
12 g/ngày, tĩnh mạch, 6 liều
Hoặc
1800 mg/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
OR
8–12 g/ngày, tĩnh mạch, 4 liều

8 Khuyến cáo kháng sinh điều trị cho viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Enterococcus spp. (1)

Khuyến cáoClassLevel
Các chủnng nhạy cảm với beta-lactam and gentamicin
Ở những bệnh nhân mắc NVE do Enterococus spp, không phải HLAR, nên kết hợp ampicillin hoặc amocillin với ceftriaxone trong 6 tuần hoặc với gentamicin trong 2 tuần. Sử dụng các liều lượng sau đây:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Amoxicillin200 mg/kg/day i.v. in 4–6 doses
Ampicillin12 g/day i.v. in 4–6 doses
Ceftriaxone4 g/day i.v. in 2 doses
Ceftriaxone3 mg/kg/day i.v. or i.m. in 1 dose
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho trẻ em
Amoxicillin300 mg/kg/day i.v. in 4–6 equally divided doses
Ceftriaxone100 mg/kg i.v. in 2 doses
Ceftriaxone3 mg/kg/day i.v. or i.m. in 3 equally divided doses

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Enterococcus spp. (2)

Khuyến cáoLoạiMức
Các chủng nhạy cảm với -lactam và gentamicin (tiếp) 
Ở bệnh nhân mắc PVE và bệnh nhân có NVE phức tạp hoặc có triệu chứng > 3 tháng k do HLAR Enterococcus spp., - nên kết hợp ampicillin hoặc amoxicillin với ceftriaxone trong 6 tuần gentamicin trong 2 tuần với liều lượng như sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh cho người lớn
Amoxicillin200 mg/kg/ ngày tiêm Tĩnh mạch trong 4-6 liều
Ampicillin12g/day i.v. 4-6 liều
Ceftriaxone4 G/ ngày. 2 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 1 liều
Liều lượng và đường dùng kháng sinh cho trẻ em
Amoxicillin300 mg/kg/ngày chia làm 4-6 liều bằng nhau
Ampicillin100–200 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 4-6 liều
Ceftriaxone100 mg/kg/ ngày, tiêm tĩnh mạch chia làm 2
Gentamicin3 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, chia 3 liều bằng nhau

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do
Enterococcus spp. (3)

Khuyến cáoLoạiMức
kháng aminoglycoside liều cao
Ở những bệnh nhân mắc NVE hoặc PVE do HLAR Enterococcus spp, nên kết hợp ampicillin Hoặc amoxicillin và ceftriaxone trong 6 tuần với liều lượng như sau:IB
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn 
Ampicillin12 g/ngày/tối trong 4-6 liều
Amoxicillin200 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 4-6 liều
Ceftriaxone 4 g/ngày tối hoặc sáng trong 2 liều
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho trẻ em
Ampicillin300 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 4-6 liều bằng nhau
Amoxicillin100–200 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch trong 4-6 liều
Ceftriaxone100 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tối trong 2 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Enterococcus spp. 
(4)

Khuyến cáoLoạiMức
Enterococcus spp. (E. faecium) - kháng beta lactam
Ở bệnh nhân IE do Enterococcus spp kháng beta-lactam (E.faecium), khuyến cáo dùng vancomycin trong 6 tuần kết hợp với gentamicin trong 2 tuần như sau:IC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Vancomycin30 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch
Gentamicin3 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch, tiêm 1 liều
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho trẻ em
Vancomycin30 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 2-3 liều bằng nhau
Gentamicin3 mg/kg/ngày sáng hoặc tối trong 1 liều

Khuyến cáo về kháng sinh điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm 
khuẩn do Enterococcus spp. (4)

Khuyến cáoClassLevel
Enterococcus spp - kháng vancomycin
-Bệnh nhân IE do Enterococcus spp kháng Vancomycin được khuyến cáo dùng vancomycin trong 6 tuần và phối hợp gentamycin trong 2 tuần với liều như sauIC
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho người lớn
Daptomycin10–12 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Ampicillin300 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 4 – 6 liều
Fosfomycin12 g/ngày, tĩnh mạch, 3 – 4 liều
Ceftaroline1800 mg/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Liều lượng và cách dung kháng sinh cho trẻ em
Daptomycin10–12 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 1 liều, chỉnh theo tuổi
Ampicillin300 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 4 -6 liều
Fosfomycin2–3 g/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Ceftaroline24–36 mg/kg/day in 3 doses
Ertapenem1 g/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều (< 12 tuổi)
15 mg/kg/dose (không quá 500mg) 2 lần / ngày

9 Điều trị kháng sinh cấy máu viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn âm tính (1)

Tác nhânLiệu pháp đề xuấtKết quả điều trị
Brucella spp. Doxycycline (200mg/24 h) + cotrimoxazole 
(960 mg/12 h) + rifampin (300 – 600mg / 24h) 
≥ 3 - 6 tháng đường uống
Thành công của điều trị được xác định là hiệu giá kháng thể <1:60. Một số tác 
giả khuyên dùng thêm gentamicin trong 3 tuần đầu
C. Burnetii
(Q fever agent)
Doxycycline (200mg/24 h) +
hydroxychloroquine (200–600 mg/24 h) uống
(>18 tháng điều trị)
Thành công của điều trị được xác định là 
hiệu giá kháng thể IgG pha I <1:400 và 
hiệu giá IgA và IgM <1:50
 
Bartonella spp. Doxycycline 100mg/12 h uống 4 tuần
+ gentamicin (3 mg/ 24h) tĩnh mạch, 2 tuần
Điều trị thành công dự kiến ở mức 90%

Điều trị kháng sinh cấy máu viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn âm tính (2)

Tác nhânLiệu pháp đề xuấtKết quả điều trị
Legionella spp.Levofloxacin (500mg/12 Tm, uống >6 tuần Hoặc Clarithromycin (500 mg/12 h, tm, 2 tuần sau đó uống 4 tuần + rifamicine (300–1200 mg/24 h)Chưa rõ hiệu quả điều trị tối ưu
Mycoplasma spp.Levofloxacin (500mg/12 h) tm/ uống >6 thángChưa rõ hiệu quả điều trị tối ưu
T. whipplei (căn nguyên bệnh Whipple’s )Doxycycline (200mg/24 h) + hydroxychloroquine (200–600 mg/24 h) uống >18 thángĐiều trị lâu dài, chưa rõ thời gian tối ưu

10 Khuyến cáo về phác đồ kháng sinh trong điều trị ban đầu theo kinh nghiệm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (trước khi xác định mầm bệnh) (1)

Khuyến cáoLoạiMức
Ở những bệnh nhân mắc NVE mắc phải tại cộng đồng hoặc PVE muộn (12 tháng sau phẫu thuật), nên cân nhắc sử dụng ampicillin kết hợp với ceftriaxone hoặc với (cúm)cloxacillin và gentamicin với các liều sau:IIaC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Ampicillin12 g/ngày, tĩnh mạch, 4 – 6 liều
Ceftriaxone4 g/ngày, tm, tiêm bắp, 2 liều
(Flu)cloxacillin12 g/ngày, tĩnh mạch, 4 – 6 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 1 liều
Liều lượng và cách dùng kháng sinh cho trẻ em
Ampicillin300 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 4 – 6 liều
Ceftriaxone100 mg/kg Tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều
(Flu)cloxacillin200–300 mg/kg/ngày, tm, tiêm bắp, 4-6 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tm, tiêm bắp, chia đều 3 liều

Khuyến cáo về phác đồ kháng sinh trong điều trị ban đầu theo kinh nghiệm
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (trước khi xác định mầm bệnh) (2)

Khuyến cáoLoạiMức
Ở những bệnh nhân mắc PVE sớm (<12 tháng sau phẫu thuật) hoặc chăm sóc sức khỏe bệnh viện và không bệnh viện liên quan đến IE, vancomycin hoặc daptomycin kết hợp với gentamicin và rifampin có thể được xem xét sử dụng các liều sau:IIbC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tm, 2 liều
Daptomycin10 mg/kg/ngày, tm, 1 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều
Rifampin900–1200 mg tm, uống, 2 – 3 liều
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho trẻ em
Vancomycin40 mg/kg/ngày, tm, 2 3 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tm, 2 -3 liều
Rifampin20 mg/kg/ngày, tm, uống, 3 liều

Khuyến cáo về phác đồ kháng sinh trong điều trị ban đầu theo kinh nghiệm
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (trước khi xác định mầm bệnh) (3)

Khuyến cáoLoạiMức
Dị ứng với Beta-Lactams
Ở những bệnh nhân mắc NVE mắc phải tại cộng đồng hoặc PVE muộn 
(>=12 tháng sau phẫu thuật) bị dị ứng với penicillin, cefazolin hoặc vancomycin kết hợp với gentamicin có thể được cân nhắc sử dụng các liều sau:
IIbC
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho người lớn
Cefazolin6 g/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Vancomycin30 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, 2 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tĩnh mạch, tiêm bắp, 1 liều
Liều lượng và đường dùng kháng sinh dành cho trẻ em
Cefazolin6 g/ngày, tĩnh mạch, 3 liều
Vancomycin40 mg/kg/tĩnh mạch, tĩnh mạch, 2 – 3 liều
Gentamicin3 mg/kg/ngày, tm, tiêm bắp, 3 liều
Hình 9 Sơ đồ đánh giá độ  ổn định lâm sàng dựa trên thử nghiệm  Điều trị Viêm nội tâm  mạc từng phần bằng  đường miệng
Hình 9 Sơ đồ đánh giá độ ổn định lâm sàng dựa trên thử nghiệm Điều trị Viêm nội tâm mạc từng phần bằng đường miệng

11 Khuyến cáo điều trị ngoại trú bằng kháng sinh trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Khuyến cáoLoạiMức
Nên cân nhắc điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường tiêm hoặc đường miệng ở những bệnh nhân mắc IE bên trái do Streptococcus spp., E. faecalis, S. vàng hoặc CoNS đang được tiêm tĩnh mạch thích hợp. điều trị bằng kháng sinh ít nhất 10 ngày (hoặc ít nhất 7 ngày sau phẫu thuật tim), ổn định lâm sàng và không có dấu hiệu hình thành áp xe hoặc bất thường van cần phẫu thuật TOE.IIaA
Điều trị bằng kháng sinh đường tiêm ngoại trú không được khuyến cáo ở những bệnh nhân mắc IE do vi khuẩn khó điều trị, xơ gan (Child-Pugh B hoặc C), tắc mạch hệ thần kinh não nghiêm trọng, áp xe lớn ngoài tim không được điều trị, biến chứng van tim hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác cần phẫu thuật. , biến chứng nặng sau khi điều trị, và IE liên quan đến NTCMT.IIIC
Hình 10 Đề xuất thời điểm  phẫu thuật điều trị  viêm nội tâm mạc  nhiễm khuẩn
Hình 10 Đề xuất thời điểm phẫu thuật điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

12 Khuyến cáo về chỉ định phẫu thuật chính trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc van tự nhiên và viêm nội tâm mạc van nhân tạo) (2)

Khuyến cáoLoạiMức
(i) Suy tim
Phẫu thuật cấp cứu được khuyến cáo ở NVE hoặc PVE động mạch chủ hoặc van hai lá có hở, tắc nghẽn hoặc rò cấp tính nặng gây phù phổi kháng trị hoặc sốc tim.IB
Phẫu thuật khẩn cấp được khuyến cáo ở NVE hoặc PVE động mạch chủ hoặc hai lá có hở hoặc tắc nghẽn cấp tính nghiêm trọng gây ra các triệu chứng suy tim hoặc các dấu hiệu siêu âm tim cho thấy khả năng dung nạp huyết động kém.IB

Khuyến cáo về chỉ định phẫu thuật chính trong viêm nội tâm mạc 
nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc van tự nhiên và viêm nội tâm mạc van nhân tạo) (2)

Khuyến cáoLoạiMức
(ii) Nhiễm trùng không được kiểm soát
Phẫu thuật khẩn cấp được khuyến cáo trong trường hợp không kiểm soát đc nhiễm trùng tại chỗ (áp xe, phình động mạch giả, lỗ rò, sùi lan rộng, nứt bộ phận giả, block nhĩ thất mới). IB
Phẫu thuật khẩn cấp – k khẩn cấp được khuyến cáo trong IE do nấm hoặc 
vi khuẩn đa kháng thuốc tùy theo tình trạng huyết động của bệnh nhân.
IC
Phẫu thuật khẩn cấp nên được xem xét trong IE với cấy máu dương tính liên tục > 1 tuần hoặc nhiễm trùng huyết dai dẳng mặc dù đã điều trị bằng kháng sinh thích hợp và kiểm soát đầy đủ các ổ di căn.IIaB
Phẫu thuật khẩn cấp nên được xem xét trong PVE do S.aureus hoặc vi khuẩn Gram âm không phải HACEK.IIaC

Khuyến cáo về chỉ định phẫu thuật chính trong viêm nội tâm mạc 
nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc van tự nhiên và viêm nội tâm mạc van nhân tạo) (3)

Khuyến cáoLoạiMức
(iii) Phòng ngừa tắc mạch
Phẫu thuật khẩn cấp được khuyến cáo ở NVE hoặc PVE động mạch chủ hoặc van hai lá với các sùi <10 mm, kéo dài sau một hoặc nhiều đợt tắc mạch mặc dù đã điều trị bằng kháng sinh thích hợp.IB
Phẫu thuật khẩn cấp được khuyến cáo trong IE có mảnh sùi ≥10 mm và các chỉ định phẫu thuật khácIC
Phẫu thuật khẩn cấp có thể được xem xét ở bệnh nhân IE động mạch chủ hoặc van hai lá có sùi ≥10 mm và không có rối loạn chức năng van nghiêm trọng hoặc không có bằng chứng lâm sàng về tắc mạch và nguy cơ phẫu thuật thấp.IIbB

13 Khuyến cáo điều trị biến chứng thần kinh của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Khuyến cáoLoạiMức
CT não hoặc MRA được khuyến cáo ở những bệnh nhân mắc IE và nghi ngờ phình động mạch não nhiễm trùng.IB
Phẫu thuật thần kinh hoặc điều trị nội mạch được khuyến cáo cho các chứng phình động mạch lớn, những trường hợp vẫn phát triển liên tục mặc dù đã điều trị bằng kháng sinh tối ưu và các chứng phình động mạch não nhiễm trùng nội sọ đã vỡIC
Nếu các kỹ thuật không xâm lấn cho kết quả âm tính và vẫn nghi ngờ phình động mạch nhiễm trùng, nên xem xét chụp động mạch xâm lấn.IIaB
Trong đột quỵ do tắc mạch, phẫu thuật lấy huyết khối cơ học có thể được xem xét nếu có chuyên môn kịp thờiIIbC
Liệu pháp tiêu huyết khối không được khuyến cáo trong đột quỵ do tắc mạch do IE.IIIC

14 Khuyến cáo cấy máy tạo nhịp tim ở bệnh nhân block nhĩ thất hoàn toàn và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Khuyến cáoLoạiMức
Việc cấy máy tạo nhịp thượng tâm mạc ngay lập tức nên được xem xét ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật điều trị IE van tim và block nhĩ thất hoàn toàn nếu có một trong các yếu tố dự báo sau đây về block nhĩ thất dai dẳng: bất thường dẫn truyền trước phẫu thuật, nhiễm trùng S.aureus, áp xe gốc động mạch chủ, liên quan đến van ba lá hoặc trước đó. phẫu thuật van timIIaC

15 Khuyến cáo cho bệnh nhân có biểu hiện cơ xương khớp của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Khuyễn cáoLoạiMức
MRI hoặc PET/CT được khuyến cáo ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm cột sống dính khớp và viêm tủy xương đốt sống có biến chứng IE.IC
TTE/TOE được khuyến cáo để loại trừ IE ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp và/hoặc viêm khớp nhiễm trùng có kết quả cấy máu dương tính với các vi sinh vật IE điển hình.IC
Nên cân nhắc điều trị bằng kháng sinh hơn 6 tuần ở những bệnh nhân có tổn thương liên quan đến xương khớp do các vi sinh vật khó điều trị, chẳng hạn như - - - - S. aureus or Candida spp., và/hoặc phức tạp với tình trạng phá hủy đốt sống nghiêm trọng hoặc áp xe.IIaC

16 Khuyến cáo đánh giá giải phẫu mạch vành trước phẫu thuật ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cần phẫu thuật

Khuyến cáoLoạiMức
Ở những bệnh nhân huyết động ổn định có xơ van động mạch chủ cần phẫu thuật tim và có nguy cơ mắc CAD cao, nên chụp CTA mạch vành nhiều lát có độ phân giải caoIB
Chụp động mạch vành xâm lấn được khuyến cáo ở những bệnh nhân cần phẫu thuật tim Chụp động mạch vành xâm lấn được khuyến cáo ở những bệnh nhân cần phẫu thuật timIIC
Trong các tình miệng khẩn cấp, nên xem xét phẫu thuật van tim mà không đánh giá giải phẫu mạch vành trước phẫu thuật bất kể nguy cơ bệnh mạch vànhIIaC
Chụp động mạch vành xâm lấn có thể được xem xét mặc dù có sự hiện diện của mảng bám ở van động mạch chủ ở những bệnh nhân được chọn mắc bệnh CAD hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh CAD tắc nghẽn đáng kể.IIbC

17 Các đặc điểm ủng hộ việc thay thế van không cơ học trong bối cảnh phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp tính

Phẫu thuật sớm sau cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ gần đây
Bằng chứng chảy máu nội sọ
Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ
Khả năng cao được hỗ trợ tuần hoàn cơ học kéo dài
Tuổi cao hoặc suy yếu
Tuân thủ y tế kém hoặc không rõ
Dự kiến diễn biến phức tạp và kéo dài sau phẫu thuật
Nguyện vọng của bệnh nhân
Hình 11 Phẫu thuật điều trị viêm  nội tâm mạc nhiễm khuẩn  sau đột quỵ
Hình 11 Phẫu thuật điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sau đột quỵ

18 Chỉ định và thời điểm phẫu thuật tim sau biến chứng thần kinh trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tiến triển

Khuyến cáoLoạiMức
Sau cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, khuyến cáo thực hiện ngay phẫu thuật khi có chỉ địnhIB
Sau đột quỵ, phẫu thuật được khuyến cáo ngay lập tức khi có suy tim, nhiễm trùng không kiểm soát được, áp xe hoặc nguy cơ tắc mạch cao dai dẳng, miễn là không có tình trạng hôn mê và sự hiện diện của xuất huyết não đã được loại trừ bằng CT hoặc MRI sọ não.IB
Sau xuất huyết nội sọ, nên cân nhắc trì hoãn phẫu thuật tim > 1 tháng, nếu có thể, đồng thời đánh giá lại thường xuyên tình trạng lâm sàng và hình ảnh học của bệnh nhânIIaC
Ở những bệnh nhân xuất huyết nội sọ và tình trạng lâm sàng không ổn định do suy tim, nhiễm trùng không kiểm soát được hoặc nguy cơ tắc mạch cao kéo dài, phẫu thuật khẩn cấp hoặc cấp cứu nên được xem xét cân nhắc khả năng xảy ra kết cục thần kinh có ý nghĩa.IIaC

19 Các yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ tái phát viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Điều trị bằng kháng sinh không đầy đủ ( tác nhân, liều lượng, thời gian)
Các vi sinh vật kháng thuốc ( Brucellaspp., Legionella spp., Chlamydia spp., Mycoplasma spp., Mycobacterium spp., Bartonella spp., C. Burnetii, fungi)
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do S. aureus vàEnterococcus spp.
Nhiễm đa vi khuẩn ở người tiêm chích ma túy
Phần mở rộng hình khuyên
Viêm nội tâm mạc van nhân tạo
Các ổ nhiễm trùng di căn dai dẳng (áp xe)
Đề kháng với các phác đồ kháng sinh thông thường
Nuôi cấy van dương tính
Sốt kéo dài vào ngày hậu phẫu thứ 7
Bệnh thận mãn tính, đặc biệt là khi chạy thận nhân tạo
Hành vi nguy cơ cao, không có khả năng tuân thủ điều trị y tế
Vệ sinh răng miệng kém

20 Khuyến nghị theo dõi sau khi xuất viện

Khuyến cáoLoạiMức
Khuyến khích giáo dục bệnh nhân về nguy cơ tái phát và các biện pháp phòng ngừa, tập trung vào sức khỏe răng miệng và dựa trên hồ sơ rủi ro của từng cá nhân trong quá trình theo dõi.IC
Khuyến cáo điều trị nghiện cho bệnh nhân mắc IE liên quan đến PWIDIC
Phục hồi chức năng tim bao gồm tập luyện thể chất và nên được xem xét ở những bệnh nhân ổn định về mặt lâm sàng dựa trên đánh giá cá nhânIIaC
Hỗ trợ tâm lý xã hội có thể được coi là lồng ghép trong quá trình chăm sóc theo dõi, bao gồm sàng lọc lo âu và trầm cảm, và điều trị tâm lý phù hợp.IIbC

21 Khuyến cáo điều trị viêm nội tâm mạc van nhân tạo

Khuyến cáoĐộMức
Khuyến cáo phẫu thuật sớm (trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật van) ở bệnh nhân PVE 
Bằng phương pháp cắt bỏ hoàn toàn và thay van mới
IC
Hình 13 Quản lý viêm nội tâm mạc  nhiễm trùng liên quan đến thiết bị cấy ghép tim mạch
Hình 13 Quản lý viêm nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan đến thiết bị cấy ghép tim mạch

22 Khuyến cáo đối với viêm nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan đến thiết bị điện tử cấy ghép tim mạch 

Khuyến cáoĐộMức
Khuyến cáo dùng kháng sinh dự phòng bao phủ tụ cầu vàng khi cấy CIEDIA
TTE và TOE đều được khuyến nghị trong trường hợp nghi ngờ IE liên quan đến CIED để xác định cục sùiIB
Nên rút toàn bộ hệ thống ngay lập tức ở những bệnh nhân mắc IE rõ ràng liên quan đến CIED khi điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu.IB
Nên rút toàn bộ hệ thống ngay lập tức ở những bệnh nhân mắc IE rõ ràng liên quan đến CIED khi điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu.IC
Nếu việc cấy lại CIED được chỉ định sau khi nhổ bỏ IE liên quan đến CIED, thì nên thực hiện ở một vị trí cách xa bộ tạo trước đó, càng muộn càng tốt, khi các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đã giảm bớt và cho đến khi cấy máu âm tính trong ít nhất 72h khi không có mảnh sùi và âm tính trong ít nhất 2 tuần nếu nhìn thấy mảnh sùiIC
Nên xem xét lấy toàn bộ CIED trong trường hợp IE van tim, ngay cả khi không có liên quan đến dây dẫn rõ ràng, có tính đến mầm bệnh đã xác định và yêu cầu phẫu thuật vanIIaC
Trong các trường hợp IE có thể liên quan đến CIED với nhiễm khuẩn, nhiễm nấm máu, nên xem xét loại bỏ toàn bộ hệ thống trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết/nhiễm nấm vẫn tồn tại sau một đợt điều trị bằng kháng sinhIIaC
Nên cân nhắc điều trị kháng sinh kéo dài đối với bệnh viêm nội tâm mạc liên quan đến CIED đến (4 - 6) tuần sau khi lấy thiết bị khi có thuyên tắc nhiễm trùng hoặc van nhân tạoIIaC
Việc sử dụng màng bọc kháng sinh có thể được xem xét ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao được cấy ghép CIED để giảm nguy cơ nhiễm trùng.IIbB
Trong các trường hợp IE có thể liên quan đến CIED với nhiễm khuẩn gram âm tiềm ẩn, việc loại bỏ toàn bộ hệ thống có thể được xem xét trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết dai dẳng/tái phát sau một đợt điều trị bằng kháng sinhIIbC
Trong bệnh viêm nội tâm mạc không liên quan đến S.aureus CIED mà không có sự liên quan đến van hoặc dây dẫn, và nếu kết quả cấy máu theo dõi âm tính mà không có tắc mạch nhiễm trùng, có thể cân nhắc điều trị bằng kháng sinh 2 tuần sau khi lấy thiết bịIIbC
Không nên loại bỏ CIED sau một lần cấy máu dương tính mà không có bằng chứng lâm sàng nào khác về nhiễm trùngIIIC

23 Khuyến cáo điều trị phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bên phải 

Khuyến cáoLoại Mức
Phẫu thuật được khuyến cở những bệnh nhân IE bên phải đang được điều trị bằng kháng sinh thích hợp trong các tình huống sau:
Rối loạn chức năng thất phải thứ phát do hở van ba lá cấp tính nặng không đáp ứng với thuốc lợi tiểuIB
Mảnh sùi dai dẳng + suy hô hấp cần được hỗ trợ thông khí sau khi thuyên tắc phổi tái phát.IB
Các mảng bám lớn còn sót lại trên lá ba lá (>20 mm) sau thuyên tắc phổi nhiễm trùng tái phátIC
Bệnh nhân có sự tham gia đồng thời của cấu trúc tim trái.IC
Nên xem xét sửa van ba lá thay vì thay van khi có thểIIaB
Phẫu thuật nên được xem xét ở những bệnh nhân IE bên phải đang được điều trị bằng kháng sinh thích hợpIIaC
Nên cân nhắc đặt dây tạo nhịp ngoại tâm mạc dự phòng tại thời điểm thực hiện phẫu thuật van ba lá.IIaC
Việc loại bỏ khối nhiễm trùng trong nhĩ phải bằng chọc hút có thể được xem xét ở những bệnh nhân được chọn có nguy cơ phẫu thuật caoIIbC

24 Khuyến cáo sử dụng liệu pháp chống huyết khối ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Khuyến cáoLoạiMức
Nên ngừng điều trị bằng thuốc chống tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu khi có chảy máu nặng (bao gồm xuất huyết nội sọ)IC
Ở những bệnh nhân xuất huyết nội sọ và có van cơ học, việc sử dụng lại Heparin không phân đoạn nên được xem xét càng sớm càng tốt sau khi thảo luận đa ngành.IIaC
Trong trường hợp không bị đột quỵ, nên xem xét thay thế chống đông đường uống bằng heparin không phân đoạn, theo dõi chặt chẽ trong những trường hợp có khả năng chỉ định phẫu thuật (ví dụ: viêm nội tâm mạc do tụ cầu vàng)IIaC
Tiêu sợi huyết không được khuyến cáo ở bệnh nhân IE.IIIC
Hình 14 Khái niệm lấy bệnh nhân  làm trung tâm
Hình 14 Khái niệm lấy bệnh nhân làm trung tâm

25 Hội thảo Thực hành lâm sàng Khuyến cáo của ESC 2023

Dưới đây là một buổi Hội thảo của Hội Tim mạch Việt Nam với chủ đề thảo luận các ca lâm sàng về quản lý viêm nội tâm mạc và áp dụng, thực hành Khuyến cáo quản lý viêm nội tâm mạc của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2023.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633