1. Trang chủ
  2. Dị Ứng - Miễn Dịch
  3. Hồng ban đa dạng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hồng ban đa dạng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hồng ban đa dạng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Hồng ban đa dạng là phản ứng trên da có thể do nhiễm trùng hoặc dị ứng thuốc. Hồng ban đa dạng gây tổn thương trên da, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới người bệnh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi tới bạn đọc những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh hồng ban đa dạng. 

1 Hồng ban đa dạng là bệnh gì?

Hồng ban đa dạng là tình trạng da bị thương tổn cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau với các biểu hiện như dát đỏ, sẩn phù, có mụn nước,... ở cùng mu tay, cổ tay, cẳng tay hoặc chân. Đôi khi cũng bắt gặp hồng ban đa dạng trên mặt, vùng niêm mạc miệng, mắt, sinh dục,...[1]

Hình ảnh đặc trưng của các thương tổn trong bệnh lý hồng ban đa dạng là các sẩn đỏ hình bia bắn.

Bệnh thường xuất hiện hoặc tái phát vào mùa xuân và mùa thu ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là những người trong độ tuổi từ 20 đến 40.

Hồng ban đa dạng
Bệnh hồng ban đa dạng

2 Nguyên nhân của bệnh hồng ban đa dạng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồng ban đa dạng như:

  • Nhiễm trùng: Tác nhân chính gây ra bệnh hồng ban đa dạng là herpes simplex virus. Ngoài ra, còn một số tác nhân ít phổ biến hơn như: M.pneumoniae, H. capsulatum và Parapoxvirus.
  • Dị ứng thuốc: Các loại thuốc gây ra hồng ban đa dạng thường gặp là Barbiturate, NSAID, penicillin, thuốc chống co giật,... Nguyên nhân gây bệnh này do thuốc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng dưới 10%. 
  • Một số bệnh hệ thống như viêm ruột kết mạc, Lupus ban đỏ hệ thống,... cũng có thể khiến người bệnh bị hồng ban đa dạng.

Cơ chế bệnh sinh của hồng ban đa dạng chủ yếu là thành mạch có cảm ứng đặc biệt với các loại kháng nguyên siêu vi, vi khuẩn, chất độc,... gây ra phát ban trên da.[2]

3 Triệu chứng cụ thể của hồng ban đa dạng

Khi bị hồng ban đa dạng, trên da của người bệnh xuất hiện rất nhiều những tổn thương với số lượng có thể lên tới hàng trăm trong vòng 24 giờ.

Các vị trí xuất hiện đầu tiên là mu bàn tay, mu bàn chân rồi lan rộng dọc theo vùng cánh tay và cẳng chân lên phía trên. 

Thương tổn có màu đỏ hồng, hình tròn như bia bắn, ranh giới rõ ràng. Vùng trung tâm hình thành bọng nước hoặc các sẩn và có màu đậm hơn và nhạt dần ở phía ngoài. Chúng thường gây ra cảm giác ngứa và rát bỏng khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu và dùng tay cào, gãi. Điều này làm các mụn nước vỡ ra và lan rộng nhanh hơn.

Các mụn nước vỡ sẽ tạo thành những vết loét nông nhanh chóng đóng vảy và gây đau. Vết loét ở vùng sinh dục thường rất lớn có hình đa cung và tiết dịch ẩm.

Các mụn nước vỡ hình thành vết loét nông trên da
Các mụn nước vỡ hình thành vết loét nông trên da

Khi bệnh tiến triển nặng có thể gặp biểu hiện toàn thân với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, sưng đau các khớp, viêm phổi, thậm chí là các tổn thương ở gan, thận và hệ tạo máu.

4 Chẩn đoán hồng ban đa dạng

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần làm là:

  • Sinh thiết da: Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác. Biểu hiện sớm trên hình ảnh sinh thiết là các tế bào da chết dần, có phù nề lớp gai và thoái hóa từng điểm của các tế bào ở đáy.
  • Các test nhanh chẩn đoán căn nguyên do vi sinh vật hoặc do thuốc.

Việc chẩn đoán xác định cũng dựa trên các triệu chứng xuất hiện trên da.

Cần lưu ý phân biệt hồng ban đa dạng với các bệnh về da khác như mày đay, hội chứng Steven-Johnson, bệnh thủy đậu,...

5 Điều trị hồng ban đa dạng như thế nào?

Việc điều trị bệnh này tùy thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

5.1 Điều trị triệu chứng

Ở giai đoạn cấp tính, việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng bằng các loại thuốc bôi Corticoid như:

  • Hydrocortisone hoặc Desonide: dùng bôi ở các vùng da mỏng như da mặt, ngày bôi 2 lần.
  • Betamethasone: dùng bôi vào vùng da tay, chân hoặc thân mình, ngày 2 lần.
Dùng thuốc bôi ngoài da
Dùng thuốc bôi ngoài da

Việc điều trị có thể kết hợp với sử dụng thuốc kháng histamin đường uống như:

  • Clorpheniramin hàm lượng 4mg, mỗi ngày 1-2 viên.
  • Loratadin hàm lượng 10mg mỗi ngày 1 viên với người trên 12 tuổi. Trẻ dưới 12 tuổi nên dùng dạng siro với liều 5-10mg mỗi ngày.
  • Nếu có thương tổn ở niêm mạc miệng thì kết hợp việc bôi Corticoid tại chỗ với súc miệng bằng dung dịch chứa Lidocain và Diphenhydramin.

Nếu có thương tổn ở mắt thì dùng thêm thuốc nhỏ mắt hằng ngày, nặng hơn thì phải khám chuyên khoa mắt tránh để biến chứng gây ra các bệnh về mắt khác.

5.2 Điều trị căn nguyên

Nếu bị hồng ban đa dạng do sử dụng thuốc gây kích ứng thì cần ngưng sử dụng loại thuốc đó ngay lập tức và sử dụng Corticoid đường toàn thân (Prednisolon liều 1-2mg/kg/ngày) và/hoặc các thuốc kháng histamin (Clorpheniramin, Cetirizine, Loratadine,...).

Với nguyên nhân gây bệnh là do HSV có:

  • Số lần tái phát mỗi năm dưới 6 lần thì dùng thuốc theo hướng điều trị triệu chứng.
  • Số lần tái phát mỗi năm từ 6 lần trở lên cần dùng thuốc điều trị triệu chứng với thuốc kháng virus như Acyclovir 400mg trong vòng 6 tháng.

Nếu nghi ngờ do Mycoplasma pneumonia thì điều trị bằng kháng sinh Rovamycine 1,5 triệu đơn vị trong 14 ngày.

6 Tiến triển và tiên lượng bệnh

Hồng ban đa dạng xuất hiện rất đột ngột, các triệu chứng tiến triển nhanh chóng và đầy đủ chỉ trong vòng 3 ngày.

Hầu hết mỗi đợt bệnh sẽ diễn ra trong thời gian khoảng 2 tuần rồi khỏi mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp bị hồng ban đa dạng ở mắt nếu không chăm sóc kịp thời và đúng cách vẫn có thể để lại di chứng.

Có thể bệnh hồng ban đa dạng tái phát rất nhiều lần, đặc biệt là nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus herpes simplex.

Thông thường mỗi năm bệnh tái diễn từ 1-2 lần. Nếu lạm dụng Corticoid thì số lần tái phát có thể tăng tới 5-6 lần mỗi năm hoặc nhiều hơn và mỗi đợt kéo dài lâu hơn.

7 Bệnh hồng ban đa dạng kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, vấn đề dinh dưỡng cũng được người bệnh lưu tâm. Theo các chuyên ga, người bệnh hồng ban đa dạng nên ăn các món ăn mềm như cháo, súp, kiêng ăn những thực phẩm cứng, cay, nóng hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao... nhằm hạn chế tổn thương các vết loét hoặc mụn nước. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, nước hoa quả nhằm tránh sự thoát nước qua các tổn thương da. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Jose A Plaza, (Ngày đăng 20 tháng 2 năm 2020). Erythema Multiforme, Medscape. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Tác giả Dr Amanda Oakley, (Cập nhật tháng 10 năm 2015). Erythema multiforme, Dermnet NZ. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 7 Thích

    Bác sĩ cho em hỏi e bị ngứa và ngứa rất nhiều khi gải xong là nỗi nhiều nốt dỏ tròn và có tâm ở giữa e đi khám bệnh BS nói da liễu nói e bị hồng ban da dạng giờ em bị nổi các nốt trong họng môi tróc vây và bi dau bụng e xin BS giải thích giúp em e có nguy hiểm k ạ


    Thích (7) Trả lời
  • 6 Thích

    Hồng ban đa dạng là bệnh gì?


    Thích (6) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hồng ban đa dạng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hồng ban đa dạng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
    AH
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (8)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595