1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường theo Bộ Y Tế

Xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường theo Bộ Y Tế

Xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường theo Bộ Y Tế

Trungtamthuoc.com - Tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân tiểu đường typ 2 có thể gây ra các bất thường ở hệ thống thần kinh như: mất ngôn ngữ, liệt nhẹ nửa người, bán manh, rung giật nhãn cầu, hôn mê sững sờ. Vậy điều trị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu như thế nào?

1 Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là một trong những hội chứng nguy cơ tử vong cao gặp ở bệnh nhân tiểu đường typ 2. Tình trạng này thường gặp ở các đổi tượng bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân nữ nhiều và có thể để lại di chứng sau điều trị.

Những người bệnh gặp phải tình trạng này có đặc trưng là glucose huyết tăng, mất nước và điện giải.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường

2 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Tình trạng này có thể không rõ nguyên nhân, có thể xuất hiện ngay sau một nhiễm trùng cấp, hay khi người bệnh bị stress căng thẳng nặng.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:

Người bệnh mắc bệnh cấp tính như: Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng máu, xuất huyết tiêu hóa, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay viêm tụy cấp...

Người bệnh thận mạn tính, bệnh tim, tăng huyết áp, đột quỵ...

Hay những bệnh nhân lọc màng bụng, thẩm phân máu hay sau phẫu thuật...

Cũng có thể gặp hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do dùng thuốc lợi niệu, glucocorticoid, thuốc ức chế miễn dịch...

3 Các dấu hiệu của hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Trên lâm sàng, người bệnh hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có nồng độ glucose máu cao trên 33,3mmol/l thông thường khoảng 55,5 đến  111,1mmol/l. Ở đây, bệnh nhân không có hoặc có rất ít thể ceton trong nước tiểu. Khi xác định áp lực thẩm thấu huyết tương hoặc huyết thanh cho kết quả lớn hơn 330 mOsm/kg nước đông thời bệnh nhân có dấu hiệu mất nước nặng. [1] 

Bệnh có thể gây ra các bất thường ở hệ thống thần kinh như: mất ngôn ngữ, liệt nhẹ nửa người, bán manh, rung giật nhãn cầu, hôn mê sững sờ. Thậm chí ở một số bệnh nhân còn có đáp ứng Babinski.

Các dấu hiệu của hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
Các dấu hiệu của hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

4 Điều trị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường

Để xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu cho bệnh nhân bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường, chúng ta dùng insulin, dịch truyền và Kali trong đó bù nước và điện giải phải được ưu tiên nhất.

4.1 Bù nước điện giải điều trị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Trường hợp này ta truyền các dung dịch đẳng trương cho người bệnh, nếu nồng độ Glucose máu giảm xuống thì áp lực trong và ngoài tế bào lại bị mất cân bằng thứ phát. Do đó, cần xác định để cấp nước phù hợp với tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt ở những người cao tuổi có kèm theo các bệnh lý thận và tim mạch.

Ban đầu điều trị bằng 2 đến 3 lít NaCl 0,9% trong  1 đến 2 giờ đầu sau đó truyền dung dịch nửa muối là NaCl 0,45% tương đường 1 thể tích NaCl 0,9% trong 1 thể tích n­ước cất.

Lượng dịch cần bù cho người bệnh được xác định như sau: V (lít)= 0,6 x M x [(A/140)-1].

Trong đó:

  • M là trọng lượng cơ thể của người bệnh hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (kg).
  • A là nồng độ Na+ thực tế (mmol/l) được tính bằng công thức: A= CNa+ + 1,6 x ( Cglu - 5,5)/5,5.
  • CNa+ là nồng độ Na+ đo được trong huyết tương của bệnh nhân (mmol/l).
  • Cglu là lượng đường huyết của bệnh nhân (mmol/l)

Căn cứ tình trạng bệnh nhân mà chỉ định bù dịch cho phù hợp, nên đặt catheter để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, đồng thời điều chỉnh lượng dịch truyền.

Cần lưu ý nếu nồng độ Triglycerid tăng quá cao cũng sẽ làm thay đổi nồng độ Na+ máu. Cũng cần chú ý theo dõi và điều chỉnh Kali trong máu người bệnh.

Bù nước điện giải điều trị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
Bù nước điện giải điều trị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

4.2 Bổ sung insulin cho người bệnh

Điều trị Insulin liều nhỏ, sớm cho người hôn mê tăng áp lực thẩm thấu để giảm nồng độ glucose máu từ 3 đến 5 mmol mỗi giờ. 

Thông thường ban đầu sẽ truyền insulin với liều 1 đến 2 đơn vị/giờ tương ứng khoảng 0,05 đơn vị/kg/giờ, trong thời gian truyền cần theo dõi để tăng liều đến khi giảm glucose máu từ 3 - 5 mmol/giờ. Duy trì nồng độ glucose máu từ 14- 16,7 mmol/L đến khi người bệnh đã cải thiện được tri giác.

Cần phải theo dõi lượng kali huyết của người bệnh, hạ kali máu trong trường hợp này rất nguy hiểm, nên tiếp theo tiêm insulin phải truyền ngay kali.

Truyền tĩnh mạch dung dịch KCl với liều từ 8 đến 12g/24h, chỉ nên truyền 1g KCl mỗi giờ như vậy trong 2 ngày. Đến lúc bệnh nhân tỉnh thì cho uống 4 đến 6g duy trì.

4.3 Chỉ định khác trong điều trị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Bệnh nhân bị tăng áp lực thẩm thấu có nguy cơ bị tắc mạch, do đó thông thường sẽ chỉ định chất chống đông máu cho người bệnh nếu không bị chống chỉ định.

Nếu bệnh nhân có các bệnh phối hợp thì phải điều trị bệnh lý đi kèm đó, hoặc căn cứ vào sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất. [2] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Med Clin North Am. (Ngày đăng tháng 5 năm 2017). Management of Hyperglycemic Crises: Diabetic ketoacidosis and hyperglycemic hyperosmolar state, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Bộ Y Tế (Ngày đăng 09 tháng 9 năm 2011). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường túp 2, Cục Khám Chữa Bệnh Bộ Y Tế. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Dự phòng bệnh này như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường theo Bộ Y Tế 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường theo Bộ Y Tế
    ML
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633