1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Hội chứng tiền kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Hội chứng tiền kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Hội chứng tiền kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Trungtamthuoc.com - Hội chứng tiền kinh là một vấn đề rất điển hình mà đa số chị em đều gặp phải vào vài ngày trước kì kinh nguyệt. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết sau. 

1 Định nghĩa hội chứng tiền kinh

Hội chứng tiền kinh kinh hay hội chứng tiền kinh nguyệt là từ ngữ dùng để chỉ chung một loạt những thay đổi về tâm lý hành vi của nữ giới vào trước thời gian hành kinh. Nó thường xảy ra vào một đến hai tuần trước khi có kinh nguyệt và mất đi ngay sau đó. Người ta ước tính rằng cứ 4 phụ nữ có kinh nguyệt thì có đến 3 người từng trải qua một số dạng hội chứng tiền kinh nguyệt. [1] 

Hội chứng tiền kinh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó mang lại khá nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới cả thế chất và tinh thần của chị em.

Mệt mỏi trước mỗi kì kinh nguyệt
Mệt mỏi trước mỗi kì kinh nguyệt

Theo thống kê, khoảng 5–8% phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nghiêm trọng [2] Nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là từ 20-40 tuổi.

2 Nguyên nhân hội chứng tiền kinh

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính của hội chứng tiền kinh. Tuy nhiên, có các yếu tố chính góp phần làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này. Đó là:

2.1 Sự thay đổi theo chu kỳ của nội tiết tố

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt thay đổi theo sự dao động của nội tiết tố và biến mất khi mang thai và mãn kinh.

2.2 Thay đổi hóa học trong não

Sự dao động của Serotonin, một chất hóa học trong não (chất dẫn truyền thần kinh) được cho là đóng một vai trò quan trọng trong trạng thái tâm trạng, có thể gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Không đủ lượng serotonin có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và các vấn đề về giấc ngủ.

2.3 Phiền muộn và tâm lý

Tâm lý khó chịu phiền muộn cũng có thể trầm trọng hơn mức độ của hội chứng tiền kinh nguyệt.

3 Triệu chứng thường gặp của hội chứng tiền kinh

3.1 Rối loạn dạng cơ thể

Chướng bụng.

Đau vú, căng ngực.

Thay đổi khẩu vị.

Nổi mụn trứng cá.

Phù, ứ nước và tăng cân.

Rối loạn tiêu hóa.

Đau mỏi toàn thân.

Tinh thần uể oải, người mệt mỏi.

3.2 Những rối loạn về cảm xúc, hành vi

Có cảm giác phiền muộn, lo âu, trầm cảm.

Tính khí thất thường, dễ cáu gắt.

Lú lẫn, hay quên.

Vui buồn vô cớ, dễ khóc.

Thiếu tập trung.

Mất ngủ.

Thích ngủ ngày. [3]

Dễ cáu gắt trước mỗi kì kinh nguyệt
Dễ cáu gắt trước mỗi kì kinh nguyệt

4 Cách chẩn đoán hội chứng tiền kinh

Để chẩn đoán hội chứng tiền kinh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số triệu chứng và thời gian mà nó xuất hiện.

Tiêu chí để xác định người đó bị hội chứng tiền kinh là: 

Có ít nhất 1 rối loạn cơ thể và cảm xúc trong suốt 5 ngày trước khi có kinh. 

Triệu chứng này lặp lại trong ít nhất 3 kì kinh liên tiếp.

Các rối loạn này sẽ chấm dứt vào khoảng ngày 4 đến ngày 13 của chu kì kinh nguyệt.

5 Các biện pháp điều trị hội chứng tiền kinh

5.1 Cân bằng dinh dưỡng và luyện tập

Với những người chỉ mắc hội chứng tiền kinh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể cải thiện tình trạng bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn. Ví dụ như:

Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ mỗi ngày 7-8 tiếng.

Chú ý chế độ ăn uống đa dạng thực đơn và bổ sung thêm một số chất như calci, magnesium, vitamin B6, Vitamin E,... [4]

Hạn chế việc ăn quá nhiều muối và đường, ăn các đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, có cồn hay chất kích thích,...

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe như yoga, đi bộ, bơi,...

Sắp xếp một khoảng thời gian thư giãn và giải tỏa căng thẳng trong ngày.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Ngủ đúng giờ và đủ giấc

5.2 Điều trị bằng thuốc

5.2.1 Người mắc hội chứng tiền kinh nhẹ đến trung bình

Tối đa 50mg Vitamin B6 mỗi ngày.

250mg magnesium mỗi ngày.

Bổ sung 1g calcium kết hợp với 10mcg vitmain D mỗi ngày.

5.2.2 Người mắc hội chứng tiền kinh trung bình tới nặng

Nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin, cụ thể như sau: Mỗi ngày sử dụng 20-40mg fluoxetin hoặc 10-20mg Citalopram hoặc 10-20mg Escitalopram.

Có thể phối hợp với thuốc tránh thai đường uống, miếng dán để làm giảm triệu chứng.

Với người không đáp ứng với các cách trên thì sử dụng thuốc cấy Goserelin acetat (3,6mg goserelin base) vào dưới da thành bụng trên với 28 ngày 1 lần. Hoặc có thể dùng 3,75mg Triptorelin cách 4 tuần 1 lần theo đường tiêm bắp. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia Mayo Clinic (Ngày 07 tháng 2 năm 2020). Premenstrual syndrome (PMS), Mayo Clinic. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  2. ^  Kimberly Ann Yonkers , MD, GS PM Shaughn O'Brien , MD, và GS Elias Eriksson (Ngày đăng 20 tháng 6 năm 2021). Premenstrual syndrome, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  3. ^  Chris Kapp (Ngày cập nhật 11 tháng 5 năm 2019). PMS (Premenstrual Syndrome), Healthline. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  4. ^  Chris Kapp (Ngày cập nhật 11 tháng 5 năm 2019). PMS (Premenstrual Syndrome), Healthline. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      0985.729.595