1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Hội chứng thận hư: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh

Hội chứng thận hư: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh

Hội chứng thận hư: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh

Trungtamthuoc.com - Hội chứng thận hư là một bệnh mạn tính, thường xảy ra đột ngột và hay tái phát, do đó cần điều trị và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ trong thời gian dài. Người bệnh cũng cần lưu ý về vấn đề ăn uống hay dùng thuốc,... vì có thể gây nhiễm độc thận và khởi phát hội chứng thận hư. 

1 Hội chứng thận hư là bệnh gì?

Hội chứng thận hư là một bệnh lý rối loạn thận, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận. Hội chứng thận hư do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên, đặc trưng bởi việc bài xuất nhiều protein qua nước tiểu. 

Hội chứng thận hư là một bệnh mạn tính, thường xảy ra đột ngột và hay tái phát, do đó cần điều trị và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ trong thời gian dài. Người bệnh cũng cần lưu ý về vấn đề ăn uống hay dùng thuốc,... vì có thể gây nhiễm độc thận và khởi phát hội chứng thận hư. 

Triệu chứng điển hình của hội chứng thận hư là phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu,... Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như rối loạn điện giải, tắc mạch, suy thận cấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy thận mạn nếu không được điều trị kịp thời. [1] 

Hội chứng thận hư là bệnh gì
Hội chứng thận hư là bệnh gì

2 Chẩn đoán bệnh hội chứng thận hư

2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư

Các tiêu chuẩn chẩn đoán đó là:

1. Phù: phù là dấu hiệu lâm sàng có thể quan sát thấy đầu tiên cần được chú ý trong chẩn đoán. 

2. Protein niệu tăng, cụ thể protein niệu lớn hơn 3,5 g/24 giờ (tiêu chuẩn bắt buộc).

3. Hàm lượng protein máu giảm dưới 60 g/lít, Albumin máu giảm dưới 30 g/lít (tiêu chuẩn bắt buộc).

4. Cholesterol máu tăng trên 6,5 mmol/lít.

5. Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.

2.2 Chẩn đoán thể lâm sàng

-  Hội chứng thận hư thể đơn thuần: đủ 5 tiêu chuẩn chẩn đoán ở trên, tuy nhiên không có tăng huyết áp, đái máu hoặc suy thận kèm theo.

-  Hội chứng thận hư thể không đơn thuần: ngoài 5 tiêu chuẩn chẩn đoán ở trên, bệnh còn phối hợp với tăng huyết áp, đái máu đại thể hoặc vi thể, hoặc suy thận kèm theo.

2.3 Chẩn đoán nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng thận hư nguyên phát: Các bệnh lý xảy ra tại thận: 

  • Bệnh cầu thận, viêm cầu thận.
  • Xơ hóa cầu thận ổ- cục bộ.
  • Viêm cầu thận màng, viêm cầu thận màng tăng sinh.
  • Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch.
  • Viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch. [2] 

Nguyên nhân gây hội chứng thận hư thứ phát:  là các nguyên nhân ngoài thận. Cụ thể là: do nguyên nhân bệnh lý di truyền, bệnh lý chuyển hóa, các bệnh tự miễn, bệnh ác tính, bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, thuốc, độc chất…

3 Biến chứng của hội chứng thận hư

Nhiễm khuẩn: các nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính như viêm mô tế bào, viêm phúc mạc,...

Tắc mạch( huyết khối): tắc tĩnh mạch, tắc động mạch ngoài vi (tĩnh mạch lách, động tĩnh mạch chậu).

Rối loạn điện giải.

Suy thận cấp, có thể dẫn tới suy thận mạn. 

Thiếu dinh dưỡng.

Biến chứng do dùng thuốc: do sử dụng corticoid kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc biến chứng do dùng lợi tiểu,...

Suy thận mạn tính. [3] 

Chẩn đoán bệnh hội chứng thận hư
Chẩn đoán bệnh hội chứng thận hư

4 Điều trị hội chứng thận hư

4.1 Điều trị hội chứng thận hư nguyên phát

Trước tiên cần điều trị triệu chứng giảm phù cho bệnh nhân

4.1.1 Điều trị nguy cơ

Chế độ ăn:

  • Đảm bảo chế độ ăn đủ protein ở bệnh nhân (0,8-1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu).
  • Cho bệnh nhân ăn nhạt, hạn chế muối và nước khi có phù nhiều.

Nếu bệnh nhân có phù nhiều (áp dụng khi albumin máu dưới 25 g/l): Bổ sung các dung dịch làm tăng áp lực keo, tốt nhất là dùng Albumin 20% hoặc 25% lọ 50 ml,100ml. 

- Lợi tiểu: khi đã có bù protein và bệnh nhân không còn nguy cơ giảm  thể  tích  tuần  hoàn. Ưu  tiên  dùng  lợi  tiểu  loại  kháng  aldosteron, có thể dùng aldosteron phối hợp với Furosemide. Liều dùng tùy theo đáp ứng của bệnh nhân để điều chỉnh liều lợi tiểu. Cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu.

Dùng thuốc lợi tiểu khi cần thiết
Dùng thuốc lợi tiểu khi cần thiết

4.1.2 Điều trị đặc hiệu

Cần phải điều trị theo thể tổn thương mô bệnh học qua sinh thiết thận

Trong điều kiện không thể sinh thiết thận có thể áp dụng theo phác đồ dưới đây:

-  Corticoid (prednisolone,  prednisone,  methyprednisolone,...). Cần theo dõi các khi dùng thuốc như: Nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đái tháo đường, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tâm thần, hội chứng giả Cushing,...

-  Thuốc ức chế miễn dịch khác: 

Trong trường hợp đáp ứng kém, không đáp ứng với corticoid, hoặc có suy thận kèm theo nên phối hợp điều trị với một trong số các thuốc giảm miễn dịch dưới đây.

+ Cyclophosphamide.

+ Chlorambucil 2mg.

+  Azathioprine (50 mg).

+ Cyclosporine A, Mycophenolate mofetil.

- Các thuốc ức chế miễn dịch trên được dùng khi bệnh nhân không có đáp ứng với corticoid hoặc có nhiều tác dụng phụ, cần phải giảm liều hoặc ngừng corticoid. Nên xét chỉ định sinh thiết thận để hướng dẫn điều trị theo tổn thương bệnh học.

4.1.3 Điều trị biến chứng

- Điều trị nhiễm trùng: cần làm kháng sinh đồ và điều trị vào kháng sinh đồ. Nếu cần thiết cần giảm liều hoặc ngừng thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch khi tình trạng nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.

- Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, loãng xương,... do dùng thuốc. 

- Điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

- Điều trị dự phòng tắc mạch khi albumin máu giảm nặng

- Điều trị suy thận cấp: cân bằng nước, điện giải, đảm bảo bù đủ albumin.

4.2 Điều trị hội chứng thận hư thứ phát

Theo nguyên nhân gây bệnh.

5 Phòng bệnh hội chứng thận hư

Bệnh có tính chất mạn tính, có thể tái phát, cần theo dõi sức khỏe và đi khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc theo chỉ định không tự ý dùng thuốc tự mua bên ngoài. 

Không sử dụng các loại thuốc và các chất không rõ nguồn gốc, gây độc cho thận. Duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Ramapriya Sinnakirouchenan (Ngày đăng 23 tháng 11 năm 2021). Nephrotic Syndrome, Medscape. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  2. ^  National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases (NIDDK) (Ngày đăng tháng 10 năm 2020). Nephrotic Syndrome in Adults, NIDDK. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Akhtar Ashfaq (Ngày đăng 26 tháng 8 năm 2021). Nephrotic Syndrome: Treatments, Causes, & Symptoms,  American Kidney Fund. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nguyên nhân gây hội chứng thận hư thứ phát là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hội chứng thận hư: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hội chứng thận hư: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh
    QA
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên giao hàng thân thiện, giao hàng nhanh, gói hàng cẩn thận

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633