1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Hội chứng ống cổ tay: Cẩm nang những điều cần biết

Hội chứng ống cổ tay: Cẩm nang những điều cần biết

Hội chứng ống cổ tay: Cẩm nang những điều cần biết

Trungtamthuoc.com - Hội chứng ống cổ tay là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến bàn tay. Những người bị tình trạng này có thể cảm thấy đau, tê và yếu chung ở bàn tay và cổ tay,... Do đó, nhận biết và điều trị sớm là việc rất quan trọng nhằm cải thiện và phục hồi chức năng cho người bệnh.

1 Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý rối loạn thần kinh ngoại vi do những bất thường trong giải phẫu ống cổ tay. Thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép gây biểu hiện viêm sưng, tê các đầu ngón tay, nhiều nhất là ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón đeo nhẫn.

Hầu hết hội chứng này không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên, theo các điều tra nghiên cứu, nhận thấy các đối tượng sau có nguy cơ cao như: Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ có thai hoặc sau sinh nở hoặc công việc phải sử dụng ống cổ tay nhiều...[1]

Hình ảnh minh họa hội chứng ống cổ tay
Hình ảnh minh họa hội chứng ống cổ tay

2 Tình hình dịch tễ bệnh

2.1 Tần suất của hội chứng

2.1.1 Ở Hoa Kỳ

Tần suất hội chứng ống cổ tay là 1 - 3 trường hợp / 1000 người / năm, tỷ lệ hiện nhiễm khoảng 50 ca trên 1000 đối tượng trong dân số nói chung. Tỷ lệ mắc có thể tăng lên 150 trường hợp trên 1000 đối tượng mỗi năm, với tỷ lệ hiện mắc hơn 500 trường hợp trên 1000 đối tượng ở một số nhóm có nguy cơ cao.

2.1.2 Trên thế giới

Còn thiếu các nghiên cứu về hội chứng ống cổ tay (CTS) trên toàn dân số thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc và tỷ lệ hiện nhiễm ở các nước phát triển tương tự như Hoa Kỳ (tỉ lệ ở Hà Lan khoảng 2,5 trường hợp / 1000 người / năm, tỷ lệ hiện mắc ở Anh là 70 - 160 trường hợp / 1000 đối tượng).

2.2 Tử vong

Hội chứng ống cổ tay không gây tử vong, nhưng nó có thể dẫn đến tổn thương thần kinh trung bình hoàn toàn, không thể đảo ngược, dẫn đến mất chức năng tay nghiêm trọng, nếu không được điều trị.

2.3 Chủng tộc

Người da trắng có nguy cơ cao nhất bị hội chứng ống cổ tay. Hội chứng xuất hiện rất hiếm ở một số nhóm chủng tộc (ví dụ, người Nam Phi không phải da trắng). Ở Bắc Mỹ, nhân viên Hải quân Hoa Kỳ da trắng mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp 2 - 3 lần so với nhân viên da đen.

2.4 Giới tính

Tỉ lệ mắc hội chứng cổ tay ở nữ giới nhiều gấp 3 lần nam giới.

2.5 Độ tuổi

Độ tuổi mắc hội chứng ống cổ tay nhiều nhất là 45 - 60 tuổi. Chỉ có 10% bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay trẻ hơn 31 tuổi.

Hình ảnh đôi bàn tay biến dạng do hội chứng ống cổ tay
Hình ảnh đôi bàn tay biến dạng do hội chứng ống cổ tay

3 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

3.1 Bất thường giải phẫu

Các gân gấp bất thường.

Ống cổ tay nhỏ bẩm sinh.

Những nang hạch.

Bướu mỡ.

Nơi bám tận của các cơ giun.

Huyết khối động mạch.                                                                                                                           

3.2 Nhiễm trùng

Bệnh Lyme.

Nhiễm Mycobacterium.

Nhiễm trùng khớp.   

3.3 Các bệnh viêm

Bệnh mô liên kết.

Gout hoặc giả Gout.

Viêm bao gân gấp không đặc hiệu (Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng ống cổ tay).

Viêm khớp dạng thấp.

Gout là yếu tố nguy cơ gây hội chứng ống cổ tay
Gout là yếu tố nguy cơ gây hội chứng ống cổ tay

3.4 Bệnh chuyển hóa

Acromegaly.

Amyloidosis.

Tiểu đường.

Nhược giáp.

3.5 Tăng thể tích

Suy tim xung huyết.

Phù.

Béo phì.

Mang thai.

4 Triệu chứng bệnh

Đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối, tuy nhiên cũng có những thời điểm tê cả bàn tay. Thời điểm xuất hiện chứng tê thường vào ban đêm, triệu chứng này sẽ giảm đi nếu nâng tay lên hoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt kế. Cảm giác đau và tê không chỉ dừng lại ở ngón tay, nó có thể lan lên cả cẳng tay, khuỷu tay hoặc vai.

Thời gian đầu, tê sẽ tự hết mà không cần phải can thiệp điều trị. Sau đó nó sẽ ngày càng kéo dài khiến bệnh nhân bị tê suốt cả ngày. Một thời gian sau đó, cơn tê có thể đột ngột biến mất nhưng việc cầm nắm trở nên yếu hơn, run tay, viết khó.

Triệu chứng tê tay của hội chứng ống cổ tay
Triệu chứng tê tay của hội chứng ống cổ tay

Những triệu chứng kể trên là điển hình cho tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Triệu chứng điển hình thường chỉ gặp ở một tay, nhưng cũng có thể gặp ở cả 2 tay.[2]

5 Điều trị bệnh

5.1 Nguyên tắc điều trị

Điều trị nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Đối với phụ nữ mang thai mắc hội chứng này, không cần điều trị, các triệu chứng sẽ được cải thiện dần sau khi sinh con.

Ống cổ tay không co giãn được, chính vì vậy có 2 cách điều trị sau đây:

  • Giảm áp lực trong ống cổ tay: Giảm hiện tượng viêm, phù nề.
  • Xẻ mạc giữ gân gấp để mở rộng ống cổ tay.

Trước đây, người ta có khuynh hướng điều trị bảo tồn bằng các thuốc kháng viêm NSAID hay chích Corticoide tại chỗ. Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế và tỷ lệ tái phát cao, đó là chưa kể các tác dụng phụ của thuốc nếu sử dụng kéo dài.

Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy phẫu thuật xẻ ống cổ tay là cách điều trị được đánh giá tốt nhất vì nhẹ nhàng, đơn giản, tỷ lệ tái phát rất thấp và không bị các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, những trường hợp nặng và kéo dài đã bị liệt cơ gò cái thì phẫu thuật giải ép cũng chỉ giúp tổn thương không bị nặng hơn.[3]

Hình ảnh vật lý trị liệu ống cổ tay
Hình ảnh vật lý trị liệu ống cổ tay

5.2 Ðiều trị bảo tồn

Uống hay chích thuốc kháng viêm NSAID.

Chích Corticoide vào ống cổ tay để tạo hiệu quả giảm đau tốt nhưng phải lưu ý chống chỉ định sử dụng ở phụ nữ có thai hay cho con bú (6 tháng tuổi).

Nẹp cổ tay.

Thuốc bổ thần kinh như vitamin nhóm B hoặc các chế xuất từ B6.

5.3 Ðiều trị phẫu thuật

5.3.1 Ưu điểm

Phẫu thuật nhẹ nhàng, nhanh chóng và ít đau.

Có thể vô cảm bằng gây tê tại chỗ hay tê vùng thần kinh ở nách.

Người bệnh có thể về ngay sau mổ.

Sẹo mổ nhỏ khoảng 3 - 4cm, nếu mổ nội soi thì càng ngắn hơn (khoảng 0,5cm).

Ngay sau mổ có thể có hiệu quả giảm tê ngay.

Ðộ an toàn cao hơn và tỷ lệ tái phát rất thấp.

Phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay
Phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay

5.3.2 Nhược điểm

Chi phí cao hơn điều trị nội khoa.

Gây thương tích trên cơ thể bệnh nhân.

Cần theo dõi và chăm sóc vết mổ.

Có thể có các biến chứng của phẫu thuật như: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, sẹo lồi, tổn thương nhánh vận động của thần kinh giữa hoặc triệu chứng sẽ tái phát nếu ống cổ tay không được giải phóng đủ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Nigel L Ashworth (Ngày đăng: ngày 30 tháng 3 năm 2020). Carpal Tunnel Syndrome, MedsCape. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: Ngày 14 tháng 7 năm 2021). Carpal tunnel syndrome, Mayo Clinic. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia y tế của Cleveland Clinic (Ngày đăng: Ngày 22 tháng 10 năm 2019). Carpal Tunnel Syndrome, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 4 Thích

    Hội chứng ống cổ tay có chữa được dứt điểm không vậy?


    Thích (4) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hội chứng ống cổ tay: Cẩm nang những điều cần biết 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hội chứng ống cổ tay: Cẩm nang những điều cần biết
    KL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn những thông tin bổ ích mà các bạn đem lại, cảm ơn tác giả rất nhiều.

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633