1. Trang chủ
  2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  3. Hội chứng loét sinh dục: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng loét sinh dục: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng loét sinh dục: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Hội chứng loét sinh dục có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới bởi rất nhiều nguyên nhân. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu rõ hơn về hội chứng này qua bài viết sau!

1 Thế nào là hội chứng loét sinh dục?

1.1 Định nghĩa

Hội chứng loét sinh dục là tình trạng vùng sinh dục và hậu môn xuất hiện các vết loét. Hầu hết nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trẻ. [1] 

1.2 Nguyên nhân gây loét sinh dục

Các tác nhân gây loét sinh dục phổ biến nhất là:

  • Xoắn khuẩn giang mai.
  • Trực khuẩn hạ cam.
  •  Vi rút herpes sinh dục (Vi rút Epstein - Barr) được xem là nguyên nhân hàng đầu. [2] 
Các vết loét sinh dục
Các vết loét sinh dục

2 Triệu chứng loét sinh dục

2.1 Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp ở những người bị loét sinh dục là:

  • Vùng sinh dục- hậu, môi lưỡi,...  xuất hiện một hoặc nhiều vết loét. Các tổn thương này có thể gây đau hoặc không. 
  • Có hạch to, hạch bẹn mưng mủ rồi vỡ gây ra loét. Chúng có thể ở 1 phía hoặc cả 2 phía.
  • Nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường hoặc sốt nhẹ. Có cảm giác mệt mỏi.

2.2 Đặc điểm khác nhau giữa các nguyên nhân

Với các tác nhân gây bệnh khác nhau, vết loét có những đặc điểm khác nhau:

Vết loét do herpes: ban đầu là những đám đám mụn nước nhỏ li ti chụm lại như chùm nho. Khi vỡ tạo thành các vết trợt nông, mềm, bờ nhiều cung. Chúng thường tự khỏi sau một thời gian nhưng rất hay tái phát gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu.

Vết loét do giang mai: là các vết trợt nông, hình tròn hoặc bầu dục, không có bờ, thường không đau rát. Nếu không điều trị các vết này tự biến mất sau 6-8 tuần. Các vết loét có kèm viêm hạch ở vùng lân cận, nhưng không đau và không bưng mủ.

Vết loét do hạ cam: có rất nhiều vết loét đáy lởm chởm, bờ nham nhở, có nhiều mủ. Người bệnh có cảm giác rất đau và có hạch sưng to. Sau khi vỡ hạch biến thành các ổ áp xe hoặc lỗ dò.

Một số trường hợp đặc biệt, các vết loét cũng có thể không giống với miêu tả phía trên. 

3 Chẩn đoán bệnh loét sinh dục

3.1 Lâm sàng

Khám các vết loét: Xác định rõ số lượng, vị trí, hình dạng, đặc điểm và kích thước vết loét.

Khám hạch: Hạch có kích thước to hay nhỏ? Có di động không? Một bên hay cả hai bên? Có đau, sưng đỏ, mưng mủ, vỡ mủ không?

Khám tìm các thương tổn trên da: cần khám kĩ ở lòng bàn tay, bàn chân

Khám niêm mạc vùng hậu môn, miệng, họng,... để tìm các thương tổn do bệnh giang mai, herpes sinh dục gây ra.

Thăm hỏi một số triệu chứng khác như: rụng tóc, đau khớp, mệt mỏi…

Hình ảnh vết loét sinh dục
Hình ảnh vết loét sinh dục

3.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng

Chẩn đoán nguyên nhân:

Do herpes sinh dục: xét nghiệm máu tìm kháng thể, tìm virus gây bệnh tại vết loét,...

Giang mai: xét nghiệm sàng lọc VDRL và TPHA ngưng kết hồng cầu tìm vi khuẩn giang mai.

Hạ cam: tìm vi khuẩn gây bệnh tại vết loét.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do Aphthae và dị ứng thuốc. Những nguyên nhân này không có xét nghiệm đặc hiệu, chỉ có thể chẩn đoán sau khi 3 nguyên nhân trên được loại trừ.

4 Điều trị hội chứng loét sinh dục

4.1 Nguyên tắc điều trị

Với các trường hợp loét sinh dục do giang mai, hạ cam, herpes sinh dục hay một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, cần phải điều trị đồng thời cho cả bạn tình của người bệnh.

Nếu xác định được căn nguyên cụ thể của vết loét thì điều trị theo nguyên nhân.

Nếu không thể xác định chính xác nguyên nhân thì phối hợp điều trị tất cả mọi nguyên nhân.

Việc điều trị ở người bị nhiễm HIV và người bình thường là như nhau.

Trong quá trình điều trị cần giữ cho những vết loét luôn khô thoáng và sạch.

Sau khi dùng thuốc điều trị 7 ngày, nếu không thấy những thương tổn không được cải thiện, thậm chí là tồi tệ hơn cần đi khám lại.

4.2 Chăm sóc bệnh nhân

Kiểm soát cơn đau bao gồm giảm đau tại chỗ và toàn thân và chăm sóc vết thương.

Trao đổi với bệnh nhân đây là bệnh là lành tính và không tái phát.

Trong trường hợp đau dữ dội, có thể phải nhập viện để đặt ống thông bàng quang để tránh tình trạng ứ nước tiểu. [3] 

Vết loét sinh dục gây khó chịu cho người bệnh
Vết loét sinh dục gây khó chịu cho người bệnh

4.3 Điều trị cụ thể

4.3.1 Phác đồ điều trị giang mai

Sử dụng một trong các liệu trình sau:

Một liều tiêm bắp benzathin penicilin G 2400000 đv.

Tiêm bắp 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 lần liều Procain penicilin 1200000 đv.

Uống 15 ngày doxycyclin 100mg, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên (khi người bệnh dị ứng với penicilin).

Với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ dưới 7 tuổi. Thay thế doxycyclin bằng Erythromycin 500mg, uống trong 15 ngày, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên.

4.3.2 Phác đồ điều trị hạ cam

Điều trị bằng 1 trong các cách sau:

Tiêm bắp 1 liều 250mg Ceftriaxon hoặc 2g Spectinomycin.

Uống 1 liều 1g Azithromycin duy nhất.

Điều trị trong 1 tuần bằng erythromycin 500mg, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên.

Điều trị trong 3 ngày bằng Ciprofloxacin 500mg, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, đang con bú và người dưới 18 tuổi.

4.3.3 Phác đồ điều trị Herpes sinh dục

Các thuốc có thể dùng là:

Dùng Acyclovir 400mg, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Nếu bệnh lần đầu uống thuốc 1 tuần, bệnh tái phát thì uống 5 ngày.

Dùng acyclovir 200mg, ngày 5 lần, mỗi lần 1 viên. Số ngày dùng như trên.

Dùng famciclovir 250mg, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Thời gian điều trị tương tự như trên.

Dùng valacyclovir 1g, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Cũng điều trị trong thời gian 7 ngày nếu mới mắc và 5 ngày nếu tái nhiễm. 

Các thuốc này không phải thuốc đặc trị mà chỉ làm rút ngắn thời gian bị bệnh, làm giảm thiểu các đợt tái phát và nguy cơ lây bệnh.

4.4 Điều kiện chuyển tuyến

Người bệnh sẽ được chuyển lên tuyến trên để điều trị nếu nằm trong các trường hợp sau:

Cơ sở khám chữa bệnh địa phương không có sẵn các thuốc cần dùng.

Sau 1 đợt điều trị mà các triệu chứng bệnh không giảm.

Herpes sinh dục tái phát mỗi năm tới 6 lần hoặc hơn.

Trường hợp bệnh không đáp ứng với điều trị hoặc có xu hướng nặng lên, rất có khả năng là người bệnh suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV.

Trường hợp bà bầu sắp sinh nhiễm herpes sơ phát (vì có nguy cơ gây biến chứng cho thai nhi). Khả năng cao là phải mổ lấy thai để tránh lây bệnh cho trẻ sơ sinh.

5 Phòng bệnh loét sinh dục

Trong quá trình điều trị, người bệnh và các bác sĩ điều trị cần lưu ý:

Điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra để cắt đứt hoàn toàn nguồn gây bệnh, đề phòng biến chứng và tái nhiễm.

Chú ý thời gian khám lại đúng theo lịch hẹn.

Thăm khám và dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị
Thăm khám và dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị

Nếu dùng thuốc mà bệnh không thuyên giảm cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ở những nơi có tỉ lệ người nhiễm HIV cao. Do đó, phòng chống các bệnh này là điều rất quan trọng trong việc phòng chống HIV.

Người bệnh bị nhiễm HIV có thể làm thay đổi hình thái vết loét khiến cho việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn. Do đó, người bệnh cần phải chú ý phát hiện bệnh và đi khám để được điều trị sớm nhất.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là herpes sinh dục có nguy cơ lây truyền cho thai nhi cao và gây ra biến chứng khá nguy hiểm. Do đó, cần được điều trị từ sớm và có biện pháp xử lý phù hợp khi sinh con.

Sử dụng bao Cao Su đúng cách để cho phủ hết các vết loét nếu có quan hệ tình dục.

Nên khuyên bạn tình cùng tham gia điều trị.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và đã có cách phòng tránh bệnh cho bản thân.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Robert Sidbury, MD, MPH (Ngày đăng 05 tháng 5 năm 2020). Acute genital ulceration (Lipschütz ulcer),  Up To Date. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Warren R. Heymann, MD (Ngày đăng 24 tháng 3 năm 2021). LIPSCHÜTZ ULCERS: NOT ONLY FOR WOMEN, American Academy of Dermatology Association. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021
  3. ^  A Moise , P Nervo , J Doyen , F Kridelka , J Maquet và G Vandenbossche (Ngày đăng 20 tháng 11 năm 2018). Ulcer of Lipschutz, a rare and unknown cause of genital ulceration, NCBI. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633