1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Ho ra máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa ho ra máu tại nhà

Ho ra máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa ho ra máu tại nhà

Ho ra máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa ho ra máu tại nhà

Trungtamthuoc.com - Ho ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau như lao phổi, giãn phế quản, dị vật đường hô hấp dưới, ung thư phổi,... Đôi khi nó cũng là dấu hiệu của bệnh tim mạch, chấn thương lồng ngực,...

1 Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là tình trạng ho, khạc máu ra từ đường hô hấp dưới qua miệng, mũi. Đây là một bệnh lý thường gặp ở khoa hô hấp và cấp cứu. 

Ho ra máu là khi ho ra máu từ nguồn phổi, phải được phân biệt với ho giả (khạc ra máu bắt nguồn từ mũi họng hoặc hầu họng) và nôn trớ. [1].

Ho ra máu

Ho ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Nguyên nhân của nó vẫn chưa được biết trong khoảng một nửa số trường hợp. Các nguyên nhân phổ biến hơn được công nhận của nó bao gồm các bệnh đường thở nhiễm trùng và viêm (25,8%) và ung thư (17,4%). Ho ra máu nhẹ tự giới hạn trong 90% trường hợp; ho ra máu ồ ạt có tiên lượng xấu hơn. [2].

Nguyên nhân chính dẫn đến ho ra máu là do, viêm họng ho ra máu, viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản. Các nguyên nhân khác có thể gây ho ra máu bao gồm:

  • Đợt cấp COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) - các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Bệnh xơ nang
  • Sử dụng ma túy, chẳng hạn như crack cocaine
  • Cơ thể nước ngoài
  • U hạt với viêm đa tuyến (bệnh u hạt của Wegener)
  • Áp xe phổi
  • Ung thư phổi
  • Hẹp van hai lá
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Viêm phổi
  • Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong động mạch phổi)
  • Chấn thương ở ngực
  • Bệnh lao [3]

2 Tiếp cận ho ra máu

2.1 Chẩn đoán xác định

2.1.1 Triệu chứng lâm sàng

Lúc đầu ho ra máu màu đỏ tươi, có bọt và đờm, không lẫn thức ăn. Dần dần máu thẫm màu hơn. Lượng máu có thể ít chỉ vài ml hoặc nhiều tới vài trăm ml. Nếu trên 200ml máu ào ạt ra ngoài khiến người bệnh bị sặc, càng ho dữ hơn, máu theo đó lại càng ra nhiều hơn.

Thiếu máu do ho ra máu nhiều khiến da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp giảm,...

Khi khám thấy có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý hô hấp như sốt, khó thở, đau ngực,... 

Có thể dẫn tới tình trạng suy hô hấp với biểu hiện: nhịp thở nhanh, môi và các đầu chi tím tái,...

Các triệu chứng của ho ra máu

2.1.2 Cận lâm sàng

Chụp X-quang tim phổi thẳng, nghiêng: thấy giãn phế quản, đông đặc nhu mô phổi, thâm nhiễm nhu mô,…

Chụp CT phổi: cho thấy hình ảnh các tổn thương ở phổi rõ hơn, có thể phát hiện ra cả những tổn thương nhỏ không thấy được khi chụp X-quang.

Chụp cắt lớp vi tính ngực đa đầu dò (MSCT) 64 dãy: xác định các bất thường mạch máu phổi.

Chụp động mạch phế quản: phát hiện giãn động mạch phế quản và gây bít tắc.

Soi phế quản ống mềm: xác định vị trí chảy máu, kết hợp rửa phế quản, phế nang, hút dịch làm xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh.

Xét nghiệm đờm: tìm tế bào ung thư, AFB,  soi và nuôi cấy.

Phản ứng Mantoux: chẩn đoán lao.

Xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, sinh hóa máu để đánh giá mức độ thiếu máu hoặc các bệnh lý về máu.

Các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán bệnh lý tự miễn.

2.2 Chẩn đoán mức độ ho máu

Ho ra máu được chia thành các mức độ sau:

  • Ho ra máu nhẹ: lượng máu < 50ml.
  • Ho ra máu trung bình: lượng máu từ 50 đến 200ml.
  • Ho ra máu nặng: lượng máu > 200ml.
  • Ho ra máu rất nặng: lượng máu > 500ml/24 giờ.
  • Ho máu tắc nghẽn: ho ra máu nặng có kèm suy hô hấp cấp tính.

2.3 Chẩn đoán phân biệt ho ra máu

Cần phân biệt ho ra máu với các triệu chứng sau:

  • Chảy máu do bệnh lý tai-mũi-họng.
  • Chảy máu do bệnh lý răng hàm mặt.
  • Nôn ra máu do bệnh lý tiêu  hóa.

2.4 Chẩn đoán nguyên nhân ho ra máu

Giãn phế quản có thể khiến người bệnh bị ho ra máu

Các nguyên nhân khiến người bệnh ho ra máu là:

2.4.1 Lao phổi

Gặp ở những người có tiền sử tiếp xúc với người bị lao.

Triệu chứng bệnh là: ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể ho ra máu tươi hoặc có máu trong đàm. Bệnh nhân gầy sút, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm,...

Cận lâm sàng cần chụp X-quang phổi, chụp CT phổi và xét nghiệm đàm để chẩn đoán.

2.4.2 Ung thư phế quản, phổi

Hay gặp ở người hút nhiều thuốc lá, trên 40 tuổi, gầy yếu.

Biểu hiện lâm sàng: ho kéo dài, ho ra ít máu, khó thở, đau ngực,...

Cận lâm sàng: Chụp X-quang phổi, chụp CT phổi có đám mờ hình tua gai. Soi phế quản thấy có khối u. Sinh thiết tổn thương ở xác định.

2.4.3 Giãn phế quản

Thường là di chứng của lao phổi hoặc nhiễm trùng mạn tính ở phổi.

Biểu hiện: ho ra 3-5ml máu mỗi lần, tự cầm trong 3-5 ngày nhưng tái phát nhiều lần. Nếu lượng máu ho trên 100ml có thể dẫn đến tử vong. 

Chụp CT ngực lớp mỏng 1mm thấy hình giãn phế quản.

2.4.4 Nấm phổi

Hhay gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch,...

Soi hoặc cấy dịch, sinh thiết tổn thương phổi thấy nấm

2.4.5 Áp xe phổi

Biểu hiện: ho khạc đờm, có mủ và máu, khó thở và tức ngực.

Cận lâm sàng: X-quang, chụp cắt lớp vi tính phổi, soi phế quản,...

2.4.6 Viêm phổi

Biểu hiện: sốt cấp tính, đau ngực khó thở và ho khạc đờm có thể lẫn máu.

Xét nghiệm thấy bạch cầu máu tăng cao. 

Chụp X-quang thấy có đám mờ, hình phế quản hơi.

Suy tim

Hay gặp ở người có bệnh lý tim mạch.

2.4.7 Tắc mạch phổi

Những người béo phì, nằm bất động lâu ngày,...

Triệu chứng là đau ngực, khó thở và ho ra máu.

Cận lâm sàng: Điện tim, siêu âm tim, chụp MSCT phổ.

3 Điều trị ho ra máu

3.1 Cách chữa ho ra máu tại nhà

Bệnh nhân khi có tình trạng ho ra máu cần đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cụ thể và có hướng điều trị phù hợp. Hãy gọi cấp cứu hoặc trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn ho ra nhiều máu hoặc nếu máu không ngừng chảy. [4]

Việc điều trị cần kết hợp cả cầm máu và điều trị nguyên nhân.

Hồi sức, thông khí phế nang, cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân.

3.2 Hồi sức cho bệnh nhân

Hút máu và các chất tiết bị đọng tắc trong đường hô hấp để khai thông đường hô hấp. Nếu bệnh nhân bị suy hô hấp nặng cần thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản, mở khí quản, thở oxy, thở máy để giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng cách truyền máu, truyền điện giải,...

3.3 Chăm sóc chung

Cho bệnh nhân thở oxy nếu bệnh nhân cảm thấy khó thở.

Bệnh nhân cần được nằm nghỉ tuyệt đối ở nơi yên tĩnh, không được vận động  mạnh.  

Bệnh nhân nên nằm nghiêng về bên phổi tổn thương để tránh sặc máu vào bên phổi lành.

Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng và uống nước mát.

Có thể dùng thuốc an thần nhẹ với liều thấp như Diazepam.

Dùng thêm kháng sinh để phòng bội nhiễm.

3.4 Dùng thuốc làm giảm ho máu

Các loại thuốc được chỉ định là:

  • Thuốc phiện hoặc các chế phẩm được dùng khi ho máu nặng (Morphin ống 10mg, tiêm bắp 1 ống)
  • Thuốc giảm ho như terpin codein uống liều 2 viên/lần, mỗi ngày 2 lần.

3.5 Điều chỉnh các rối loạn đông máu, cầm máu

Nếu bệnh nhân bị rối loạn đông máu thì truyền huyết tương tươi.

Truyền tiểu cầu khi số lượng, chất lượng tiểu cầu giảm. 

Bệnh nhân bị suy gan hoặc thiếu vitamin K: tiêm IV chậm hoặc IM liều 1-4 ống/ngày.

Cho bệnh nhân uống adrenochrom để tăng cường sức đề kháng thành mạch. Uống liều 1-2 viên/ngày hoặc truyền IV ống 50mg.

Dùng thuốc chống tiêu sợi huyết: trường hợp cấp cứu tiêm IV chậm 1 - 2 ống 0,5g cách nhau 8 giờ. Khi đã ổn định cho bệnh nhân dùng thuốc uống với liều 2 viên/lần, mỗi ngày 2 lần.

3.6 Các can thiệp để chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Kĩ thuật nội soi phế quản

Soi phế quản ống mềm: chèn ống soi tại nơi chảy máu hoặc đặt nội khí quản riêng bên lành để kiểm soát đường thở. Có thể cầm máu bằng cách khác như: đốt điện đông cao tần, nhét gạc tẩm thuốc cầm máu vào phế quản.

Nếu thất bại trong điều trị bằng thuốc, cần đặt nội khí quản để thông đường thở.

Nếu không tìm được điểm chảy máu bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt nội khí quản Carlen 2 nòng để cô lập bên phổi chảy máu và thông khí.

Đặt ống thông Fogarty qua ống soi phế quản để cầm máu tạm thời.

Có chỉ định chụp động mạch phế quản nếu bệnh nhân ho ra máu trên 200ml, điều trị nội khoa không hiệu quả.

Chỉ định phẫu thuật cấp cứu nếu bệnh nhân chảy máu nhiều 1 bên phổi ,à không thể chụp động mạch phế quản, ho máu nặng sau khi gây bít tắc động mạch phế quản hoặc có ảnh hưởng tới huyết động,...

Chỉ định ngoại  khoa được thực hiện ở bệnh nhân có tổn thương  khu trú nếu sức khỏe bệnh nhân có thể chịu được

Bệnh nhân không được phẫu thuật trong các trường hợp: ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh nhân có chức năng hô hấp quá kém.

3.7 Điều trị nguyên  nhân

Nếu xác định được nguyên nhân gây ho như lao phổi, giãn phế quản,... cần điều trị theo phác đồ điều trị các bệnh này.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về kết quả gây tắc động mạch phế quản điều trị ho ra máu tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viên Quân y 103 trong 5 năm:

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Charles von Gunten, MD, PhDGary Buckholz, MD, FAAHPM, Palliative care: Overview of cough, stridor, and hemoptysis in adults, Uptodate. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Harald Ittrich, Maximilian Bockhorn, Hans. Ngày đăng: tháng 6 năm 2017, KloseThe Diagnosis and Treatment of Hemoptysis, NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Coughing up blood, Mayoclinic. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Drug.com, Coughing up blood, Drug.com. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    thuốc làm giảm ho máu là thuốc nào?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Ho ra máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa ho ra máu tại nhà 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Ho ra máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa ho ra máu tại nhà
    QV
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633