1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. Sự thật về tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh

Sự thật về tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh

Sự thật về tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh

Trungtamthuoc.com - Hở hàm ếch, sứt môi là một dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ và cần được điều trị sớm. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh Hở hàm ếch, sứt môi qua bài viết sau đây. 

1 Sứt môi, hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch, sứt môi là một dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, là tình trạng các mô của miệng hoặc môi không được hoàn thiện. Ở trẻ bị sứt môi thường môi bị hở, không khép kín được như người bình thường. Còn ở trẻ bị hở hàm ếch có biểu hiện có một khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Sứt môi và hở hàm ếch có thể gặp cùng lúc ở trẻ.

Sứt môi hay hở hàm ếch đều là căn bệnh dị tật bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Ngoài việc trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, ăn uống, bú mẹ,... còn gây ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng khi trẻ lớn lên. Đa số người bị sứt môi hay hở hàm ếch thường tự ti và ngại giao tiếp với người khác. 

Ngày nay dưới sự phát triển của y học, việc phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp tạo hình được lại hình dáng môi bình thường. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật thường khá cao. 

Hình ảnh minh họa sứt môi, hở hàm ếch
Hình ảnh minh họa sứt môi, hở hàm ếch

2 Nguyên nhân bị sứt môi - hở hàm ếch

2.1 Nguyên nhân từ bên ngoài tác động trong thời gian mang thai

Nhiễm trùng: đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ bị nhiễm virus (nhất là nhiễm virus cúm), nhiễm khuẩn. 

Do tác nhân lý hóa: nhiễm xạ, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, thuốc dùng điều trị bệnh...trong thời kỳ mang thai hoặc trước khi mang thai có thể gây ảnh hưởng lên quá trình phát triển của thai nhi ở vùng hàm mặt gây ra hở hàm ếch, sứt môi. 

Chế độ dinh dưỡng, tâm lý stress, lo lắng, trầm cảm trong thai kỳ cũng có thể gây ảnh hưởng. [1] 

Từ các nguyên nhân trên, khi mang thai hoặc chuẩn bị có thai người mẹ cần chú ý bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng là cách để bảo vệ cho con. 

2.2 Yếu tố rủi ro

Do gen di truyền, bố mẹ bị hở hàm ếch thì còn có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.

Tuổi của người mẹ khi mang thai: tuổi càng cao nguy cơ con bị dị tật càng cao. 

Bố mẹ bị nhiễm xạ, nhiễm chất độc có thể bị đột biến gen tế bào sinh dục di truyền và biểu hiện ở con. 

Hút thuốc trong kỳ mang thai. 

Bệnh tiểu đường trong khi mang thai. 

Phụ nữ có thai sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị chứng động kinh có chứa Topiramate hoặc axit valproic, trong ba tháng đầu... [2] 

Sứt môi hở hàm ếch
Sứt môi hở hàm ếch

3 Vấn đề khi trẻ bị sứt môi - hở hàm ếch

3.1 Rối loạn chức năng

Ảnh hưởng đến khả năng ăn uống: khi mới sinh, trẻ bú rất khó, nghiêm trọng hơn là khi bú hay bị sặc, có khi sặc gây ngạt hoặc gây viêm phế quản, viêm phổi,...

Rối loạn hô hấp: do miệng không thể khép lại nên thường thở cả bằng mũi và miệng, do đó dẫn đến dễ bị viêm mũi họng, ngáy khi ngủ.

Nói ngọng, phát âm khó khăn. 

Những tổn thương thực thể: Môi hở, hai lỗ mũi mất cân đối, trục mũi bị lệch,... ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến trẻ dễ bị tự ti, mặc cảm,...

Nhiễm trùng tai / giảm thính lực: hở hàm ếch có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai. 

Vấn đề nha khoa: răng của trẻ dễ bị sâu, thiếu, thừa răng, dị dạng răng. [3] 

3.2 Những bệnh lý kèm theo

Viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên, viêm amidal, viêm tai, viêm phổi.

Ăn uống kém nên dẫn tới suy dinh dưỡng, còi xương,...

Có thể bị kèm theo các dị tật bẩm sinh khác nhưu: dị dạng vành tai, thừa ngón tay,...

4 Điều trị sứt môi - hở hàm ếch

4.1 Chỉ định phẫu thuật 

Phẫu thuật sửa khe hở môi, hở hàm ếch là phương pháp hàng đầu giúp trẻ lấy lại tình trạng bình thường cho trẻ. Hầu hết các bé sau phẫu thuật có thể để lại một vết sẹo nhỏ màu hồng phía trên môi nhưng sẽ mất dần theo thời gian và ít được chú ý hơn khi con bạn lớn hơn. [4] 

Điều trị sứt môi - hở hàm ếch
Điều trị sứt môi - hở hàm ếch

Đối với khe hở môi một bên: chỉ định phẫu thuật được thực hiện khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cân nặng tối thiểu 6½ kg.

Đối với khe hở môi hai bên: chỉ định phẫu thuật được thực hiện khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, cân nặng tối thiểu 10kg.

Đối với khe hở hàm ếch: chỉ định phẫu thuật được thực hiện khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và dưới 15 tuổi. Thực hiện sau phẫu thuật khe hở môi 1 năm.

4.2 Chống chỉ định

Không đáp ứng yêu cầu trong chỉ định. 

Trẻ măc bệnh tim bẩm sinh, các rối loạn chuyển hóa và sinh hóa máu không cho phép can thiệp phẫu thuật.

Các trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp, chống chỉ định của gây mê.

 Phương pháp điều trị: Phẫu thuật tạo hình môi, tạo hình hàm ếch. Sau phẫu thuật dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Thời gian điều trị: Trung bình khoảng 5 - 7 ngày sau phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 22 tháng 5 năm 2018). Cleft lip and cleft palate, Mayo Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Chuyên viên CDC (Ngày đăng 28 tháng 12 năm 2020). Facts about Cleft Lip and Cleft Palate, CDC Hoa Kỳ. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  3. ^  Evan Frisbee (Ngày đăng 29 tháng 7 năm 2021). Cleft Lip and Cleft Palate, WebMD. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  4. ^ NHS (Ngày đăng 3 tháng 8 năm 2019). Cleft lip and palate, NHS. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    chi phí phẫu thuật hở hàm ếch là bao nhiêu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sự thật về tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sự thật về tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh
    HH
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin uy tín, chính xác, các bạn nên theo dõi các bài viết ở đây

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633