1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Mạch Corrigan là gì? Nguyên nhân khiến mạch nảy mạnh chìm sâu là gì?

Mạch Corrigan là gì? Nguyên nhân khiến mạch nảy mạnh chìm sâu là gì?

Mạch Corrigan là gì? Nguyên nhân khiến mạch nảy mạnh chìm sâu là gì?

1 Mạch Corrigan là gì?

Mạch Corrigan là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả sự đập quá mức có thể nhìn thấy của động mạch ở bệnh nhân hở van động mạch chủ, rõ ràng nhất ở động mạch đầu và động mạch chi trên khi bệnh nhân đứng thẳng; đặc biệt là các động mạch dưới đòn, cảnh, thái dương, cánh tay và lòng bàn tay.

Bản chất của hiện tượng mạch Corrigan là sự chênh lệch huyết áp lớn giữa thời kỳ tâm thu và tâm trương, thường >50  mmHg (trong đó, huyết áp tâm trương giảm thấp hơn 70 mmHg)

Thuật ngữ này được đặt theo tên của Ngài Dominic John Corrigan, người có đóng góp lớn trong việc đã mô tả các xung động mạch có thể nhìn thấy được của tình trạng hở van động mạch chủ, đồng thời giải thích một cách toàn diện về sinh lý bệnh, chẩn đoán, quản lý và tiên lượng bệnh trong ấn phẩm năm 1832 của ông “Về độ mở vĩnh viễn của miệng động mạch chủ, hoặc sự bất cập của các van động mạch chủ”.[1]

Corrigan là hiện tượng mạch giật nảy chìm sâu
Corrigan là hiện tượng mạch giật nảy chìm sâu

2 Mạch Corrigan có phải là mạch búa nước không?

Lưu ý rằng, mạch Corrigan khác với mạch búa nước. Mọi người thường nhầm lẫn 2 khái niệm này, nhưng về cơ bản chúng khác nhau. 

Mạch Corrigan và mạch búa nước đều đặc trưng là mạch nảy mạnh chìm sâu. Cả 2 xảy ra đều do sự căng phồng đột ngột và xẹp xuống nhanh chóng của các động mạch.

Tuy nhiên, hiện tượng mạch Corrigan xảy ra ở động mạch cảnh, trong khi mạch búa nước là mạch đặc trưng được quan sát thấy ở các động mạch ngoại vi.[2]

3 Nguyên nhân gây ra mạch Corrigan 

Corrigan là dạng mạch đập mạnh phồng lên rõ rệt sau đó lún sụp xuống rất nhanh. Ở những bệnh nhân có động mạch còn đàn hồi tốt thì hiện tượng này được quan sát rất rõ ràng. Cơ chế mạch Corrigan là kết quả của sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương. Hiệu áp cao với áp lực mạch sẽ gây ra hiện tượng mạch Corrigan. Hở van động mạch chủ là một trong những nguyên nhân điển hình nhất dẫn đến hiện tượng này. Ngoài ra, mạch Corrigan còn hay gặp trong các trường hợp như: 

  • Người bị thiểu năng tuyến giáp, tăng huyết áp.
  • Người bị thiếu máu mức độ nặng hoặc vừa kèm theo bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh hở van tim hay bệnh mạch vành.
  • Những người thường xuyên căng thẳng lo âu, rối loạn cảm xúc nặng.
  • Người bị rò động – tĩnh mạch, đặc biệt là các động tĩnh mạch lớn trong cơ thể.
  • Người bị xơ gan giai đoạn muộn không có khả năng hồi phục.
  • Trẻ em còn ống động mạch bẩm sinh

Nếu máu chảy ngược chiều vào van động mạch chủ lâu ngày (mãn tính) khiến thể tích tâm trương ở tâm thất trái tăng lên quá mức gây căng giãn cơ tim. Sau đó, đến thời kỳ tâm thu, một lượng máu lớn sẽ được bơm từ thất trái vào van động mạch chủ. Lâu ngày sẽ dẫn đến quá tải gây suy yếu tâm thất trái. Từ đó khiến quá trình bơm máu tại tâm thất trái bị gián đoạn thành những lượng nhỏ, làm giảm dần áp lực tại các buồng tim và các van động mạch khác. Tình trạng này nặng dần có thể dẫn đến các biểu hiện của tình trạng suy thất trái. 

Nếu màu chảy ngược chiều vào van động mạch chủ đột ngột (cấp tính) khiến lượng máu trong tâm thất trái tăng cao đột ngột, buồng tim không phản ứng kịp gây ra nhiều hậu quả xấu.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gan (ví dụ xơ gan gây giãn động mạch cảnh) và tim kết hợp có thể gặp tình trạng rối loạn khiến lưu lượng máu và áp lực lên động mạch cảnh tăng cao. Khi đó, khiến động mạch cảnh nảy mạnh và rõ hơn.

4 Triệu chứng lâm sàng của mạch Corrigan

Trong trường hợp còn ống động mạch, máu từ động mạch chủ sẽ chảy sang động mạch phổi và quay trở về tâm thất trái tạo thành một vòng lặp luẩn quẩn. Khi đó, một lượng máu quá lớn trong động mạch phổi có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, tức ngực. Sau đó, khi huyết áp tại phổi tăng quá cao đẩy máu từ động mạch phổi qua lỗ thông trở lại động mạch chủ ở thời kỳ tâm thu (làm tăng thể tích tống máu và tăng huyết áp tâm thu) gây ra lực co bóp mạch và xảy ra hiện tượng mạch Corrigan.

Hiện tượng mạch Corrigan đặc trưng là hiện trượng mạch giật nảy (căng phồng lên sau đó xẹp xuống nhânh chóng) tại động mạch cảnh. Khám lâm sàng có thể nghe thấy tiêng thổi tâm trương tại vùng bên trái của xương ức, đôi khi tiếng thổi mạch tạo nên âm thanh ầm ầm. Trong một số trường hợp, tại vị trí van động mạch chủ cũng có tiếng thổi. Ngoài ra, mạch Corrigan thường đi kèm với các dấu hiệu như rung van hai lá, hẹp các van tim, tim đập yếu hơn,…

Hiện tượng mạch Corrigan có thể khiến người bệnh khó thở
Hiện tượng mạch Corrigan có thể khiến người bệnh khó thở

5 Hiện tượng mạch nảy mạnh chìm sâu có nguy hiểm không?

Nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, mạch Corrigan không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng đến tính mạng. Đa số các ca mạch Corrigan được báo cáo đều ở mức độ nhẹ, được phát hiện và điều trị sớm.

Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện muộn hoặc không được can thiệp kịp thời, mạch Corrigan có thể kéo theo các biến chứng nặng hơn và nguy hiểm đến sức khỏe như tăng huyết áp, suy tĩnh mạch, suy tim, nguy cơ đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não,...

6 Điều trị mạch Corrigan như thế nào?

Việc điều trị ở bệnh nhân có mạch Corrigan hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân hoặc bệnh lý gây ra nó. Trong từng trường hợp có thể cân nhắc phẫu thuật hở van động mạch chủ, sử dụng thuốc điều hòa huyết áp, phẫu thuật điều trị hở van hai lá,... nếu cần. Nếu mạch nảy quá mạnh và nhanh khiến bệnh nhân khó chịu thì có thể sử dụng các loại thuốc điều hòa nhịp tim hoặc thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp liên quan. 

Trong trường hợp bệnh nhân có hiện trượng thiếu máu nặng, cần truyền bổ sung máu ngay lập tức. Nếu bệnh nhân thiếu máu nhẹ thì có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc kích thích quá trình tạo máu hoặc các thực phẩm bổ sung Sắt, protein, vitamin B,...

Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện căng thẳng lo âu hoặc rối loạn cảm xúc thì có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc ức chế thần kinh, thuốc an thần,... để bệnh nhân bình tĩnh và ổn định lại.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Gary Zhang, Mike Cadogan. Ngày đăng: Ngày 24 tháng 12 năm 2021. Corrigan pulse, LITFL. Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 08 năm 2023
  2. ^ Ryohei Ono, [...]. Ngày đăng: Ngày 14 tháng 07 năm 2022. Water hammer and Corrigan's pulses, NCBI. Ngày truy cập: Ngày 17 tháng 08 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633