1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Đái máu: nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng và điều trị bệnh

Đái máu: nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng và điều trị bệnh

Đái máu: nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng và điều trị bệnh

Trungtamthuoc.com - Nước tiểu là chất thải của cơ thể, nó có thể dự báo về tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi nước tiểu có màu sắc bất thường đó là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, một trong số đó là đái máu hay còn được gọi là đi tiểu ra máu.

1 Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Đi tiểu là hoạt động bài tiết bình thường của con người để loại bỏ các chất thải. Thông thường nước tiểu có màu vàng, có thể đậm hoặc nhạt. Khi màu sắc của nước tiểu bị thay đổi chính là dấu hiệu một bệnh lý nào đó trên cơ thể bạn. 

Tiểu ra máu được định nghĩa theo bệnh lý học là tình trạng trong nước tiểu có một số hồng cầu bất thường. Nước tiểu trong bệnh lý đái ra máu có thể có màu hồng hoặc màu sắc vẫn bình thường. Do đó, bệnh nhân cần làm xét nghiệm mới cho được kết quả chính xác. [1]

Đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu

2 Phân loại đái máu

Dựa vào màu sắc của nước tiểu, bệnh đái máu được phân thành 2 loại sau:

  • Đái máu đại thể: là tình trạng bệnh có thể nhận biết được bằng mắt thường. Nước tiểu có màu đỏ, hồng, hoặc hơi nâu. Đôi khi thấy lẫn sợi máu đông trong nước tiểu, còn nước tiểu vẫn có  màu vàng như bình thường. 
  • Đái máu vi thể: bằng mắt thường không nhận biết được bệnh. Chỉ khi xét nghiệm tế bào học nước tiểu với số lượng hồng cầu > 10.000 hồng cầu/ml mới cho ra được kết quả. 

Ngoài hai loại bệnh đái máu kể trên, đôi khi người bệnh cũng cần để ý đến vài trường hợp nước tiểu cũng có màu đỏ nhưng không phải là bệnh tiểu ra máu như: 

  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt: nước tiểu có lẫn với máu từ chu kỳ kinh nên có màu đỏ. 
  • Tiểu ra máu sau khi quan hệ: có thể trong lúc quan hệ không đúng cách gây xây xát, khi đi vệ sinh thấy có lẫn chút máu. 
  • Một số thuốc gây đỏ nước tiểu như: kháng sinh Rifampicin, kháng sinh Metronidazol. 
  • Ăn nhiều thức ăn có màu đỏ. 

3 Nguyên nhân gây đái máu

Đường tiết niệu của con người bao gồm bàng quang, 2 quả thận, 1 niệu quản và niệu đạo. Khi một trong các bộ phận này bị tổn thương là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đái ra máu. 

3.1 Nguyên nhân đái máu do thận

Thận là cơ quan có vai trò loại bỏ chất thải và nước thừa ra khỏi máu và chuyển đổi nó thành nước tiểu. Do đó, khi thận xảy ra vấn đề bệnh lý có thể gây nên đái ra máu như:

  • Đái máu do sỏi thận: sỏi thận là bệnh lý về thận thường gặp. Triệu chứng bệnh của sỏi thận đó là gây đau, đau khi đái, hoặc nặng hơn khiến mắc bệnh đái ra máu. 
Đái máu do sỏi thận
Đái máu do sỏi thận
  • Viêm cầu thận: viêm cầu thận bao gồm viêm cấp và viêm mạn. Viêm cầu thận có thể khiến nước tiểu có màu đỏ nếu bệnh nặng. 
  • Ung thư thận: đa số người bị ung thư thận có biểu hiện đái ra máu. 
  • Viêm bể thận, viêm ống thận. 
  • Bệnh thận đa nang: ngoài tiểu ra máu, người bệnh thận đa nang còn có triệu chứng đái ra mủ. 
  • Khối u trong thận. 

3.2 Đái máu do nguyên nhân từ bàng quang, niệu quản, niệu đạo

đái máu do khối u:

  • U biểu mô tiết niệu. 
  • U bàng quang.
  • U tuyến tiền liệt.

Đái máu do chấn thương:

  • Chấn thương vùng thắt lưng.
  • Chấn thương vùng hạ vị.
  • Chấn thương niệu đạo.

Ngoài ra, bệnh sỏi bàng quang, viêm bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiết niệu cũng là nguyên nhân gây nên đái ra máu. [2]

Sỏi bàng quang gây tiểu ra máu
Sỏi bàng quang gây tiểu ra máu

3.3 Đái máu do các nguyên nhân hiếm gặp khác

Nghẽn, tắc mạch thận (động mạch và tĩnh mạch).

Tắc tĩnh mạch chủ.

Sán máng.

4 Chẩn đoán đái máu

Triệu chứng lâm sàng đái ra máu: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung có thể thấy các biểu hiện điển hình sau khi bị đái ra máu: 

  • Nước tiểu có thể có màu đỏ, hồng, nâu nhạt. Hầu hết căn bệnh đái máu chỉ được phát hiện khi thấy nước tiểu có màu như trên.
  • Kèm theo đó là triệu chứng đi tiểu bị buốt, rắt, khó, ngắt quãng, bí tiểu, tiểu không hết.
  • Có thể kèm theo sốt. 
  • Người bệnh có thể bị đau quặn thận (người bệnh bị đau ở vùng thắt lưng).
  • Có thể xuất hiện đau tức, nóng rát vùng bàng quang.

Chẩn đoán xác định bệnh như sau:

  • Có hồng cầu trong nước tiểu. Nồng độ hồng cầu trong nước tiểu ở đái máu vi thể và đại thể khác nhau. 
  • Cách phát hiện: đái máu đại thể thì nước tiểu có máu nhìn thấy bằng mắt thường được. Thực hiện xét nghiệm có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc xét nghiệm tế bào niệu.
Chẩn đoán đái máu
Chẩn đoán đái máu

Tìm ra nguyên nhân gây đái máu để điều trị cho đúng và kịp thời là điều các bác sĩ phải làm, các cách có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là:

  • Tìm tế bào niệu ác tính, thường tìm thấy các tế bào này trong bệnh ung thư thận, u bàng quang, u tuyến tiền liệt,...
  • Siêu âm hệ thận - tiết niệu: phát hiện được qua máy siêu âm. 
  • Chụp bụng.
  • Định lượng protein niệu 24h
  • Soi bàng quang, có thể tiến hành trong giai đoạn đang đái máu.
  • Chụp bể thận ngược dòng giúp phát hiện được có sỏi thận hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Chụp mạch.
  • Làm sinh thiết thận: bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.

Ngoài ra, cũng cần loại trừ một số nguyên nhân gây ra màu đỏ ở máu mà không phải bệnh đái ra máu, được gọi là chẩn đoán phân biệt:

  • Myoglobin niệu hoặc hemoglobin niệu, porphyrin niệu (nước tiểu đỏ sẫm không có máu cục). Cần xét nghiệm tế bào học để khẳng định có đái máu.
  • Nước tiểu lẫn máu ở phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt. 

5 Điều trị đái máu

Bệnh đái máu có thể điều trị bằng các cách sau:

Điều trị triệu chứng:

  • Triệu chứng của bệnh là có lẫn máu trong nước tiểu, do đó cần dùng các thuốc cầm máu: dùng Transamin đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Có thể cần truyền máu nếu mất nhiều máu.
  • Dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng: Sulfamid, Quinolon, có thể phối hợp với nhóm kháng sinh khác tùy theo diễn biến lâm sàng và kết quả cấy vi khuẩn máu và nước tiểu.
  • Trong một số trường hợp máu cục tạo thành có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này cần can thiệp ngoại khoa để tạm thời dẫn lưu, lấy các cục máu đông tại bàng quang, trước khi giải quyết nguyên nhân.

Điều trị nguyên nhân: tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đái máu và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. [3]

6 Cách phòng bệnh đái máu

Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần là cách giúp kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh đái máu
Cách phòng bệnh đái máu

Nếu bạn đang bị một trong các bệnh sau là nguyên nhân gây đái máu, cần thực hiện các cách dưới đây:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Uống thật nhiều nước, đi tiểu khi cảm thấy có yêu cầu và càng sớm càng tốt sau khi giao hợp, lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu, và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Sỏi thận: Để ngừa sỏi thận, cần tránh xa các nguy cơ gây ra bệnh này như hạn chế ăn mặn, ăn các thực phẩm chứa Oxalate. Bên cạnh đó, uống đủ nước mỗi ngày vừa giúp bảo vệ sức khỏe và cũng là cách để ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả. 
  • Ung thư bàng quang: Ngưng hút thuốc, tránh tiếp xúc với hóa chất và uống nhiều nước có thể giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
  • Ung thư thận: Để giúp ngăn ngừa ung thư thận, hút thuốc hãy dừng lại, duy trì trọng lượng khỏe mạnh, ăn chế độ ăn uống lành mạnh, trở lại hoạt động, và tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Bài viết được tham khảo từ tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái ra máu trong bệnh thận- tiết niệu của bộ Y tế. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có kiến thức tổng quát hơn về căn bệnh này. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Sanjeev Gulati, MD (Ngày đăng: ngày 10 tháng 5 năm 2020). Hematuria, Medscape. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Drugs.com (Ngày đăng: ngày 1 tháng 9 năm 2021). Hematuria, Drugs.com. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Jeanne Charleston, RN (Ngày đăng: tháng 7 năm 2016). Hematuria (Blood in the Urine), NIH. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    tiểu ra máu có nguy hiểm không?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Đái máu: nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng và điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Đái máu: nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng và điều trị bệnh
    QA
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633