1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Điều trị hạ đường máu nặng do cường insulin bẩm sinh

Điều trị hạ đường máu nặng do cường insulin bẩm sinh

Điều trị hạ đường máu nặng do cường insulin bẩm sinh

Trungtamthuoc.com - Biến chứng nguy hiểm nhất là hạ đường máu với tổn thương não hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy cần làm gì khi trẻ bị hạ đường máu do cường Insulin bẩm sinh?

1 Hạ đường máu do cường insulin là gì?

Hạ đường máu nặng do cường insulin bẩm sinh là tình trạng bất thường nào đó tuyến tụy tăng cường bài tiết insulin quá mức cho phép làm hạ đường máu . Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng hạ đường huyết bẩm sinh ở trẻ em. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong và các di chứng thần kinh ở trẻ.

2 Nguyên nhân, triệu chứng của cường insulin gây hạ đường huyết ở trẻ

2.1 Nguyên nhân gây cường insulin

Các dạng di truyền của chứng cường insulin bẩm sinh (CHI) là do đột biến gen liên quan đến sự điều hòa bài tiết insulin.

Tăng insulin bẩm sinh là do đột biến gen quy định sự giải phóng insulin, được sản xuất bởi các tế bào beta trong tuyến tụy. Bình thường, insulin làm giảm lượng đường Glucose dư thừa trong máu bằng cách chuyển glucose vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng.

Trẻ hạ đường huyết do cường insulin
Trẻ hạ đường huyết do cường insulin

Đột biến gen dẫn đến việc tiết quá nhiều insulin từ các tế bào beta. Thông thường, insulin được tiết ra để đáp ứng với lượng glucose trong máu đó là khi nồng độ glucose tăng, thì việc tiết insulin cũng vậy. Tuy nhiên, ở những người mắc chứng tăng insulin bẩm sinh, insulin được tiết ra từ các tế bào beta bất kể lượng glucose có trong máu như thế nào. Sự tiết quá nhiều insulin này dẫn đến glucose bị mất nhanh chóng khỏi máu và được đưa vào các mô như cơ, gan và mỡ. Thiếu glucose trong máu dẫn đến tình trạng hạ đường huyết thường xuyên ở những người mắc chứng tăng insulin bẩm sinh. Đường huyết không đủ sẽ khiến não không đủ năng lượng làm việc, do glucose là nguồn nhiên liệu chính trong hoạt động của não.

Theo một số nghiên cứu, có hiện tượng đột biến trong ít nhất chín gen đã được tìm thấy gây ra chứng tăng insulin bẩm sinh. Trong đó, đột biến gen ABCC8 là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn bài tiết insulin, có khoảng 40% bệnh nhân thuộc trường hợp này. Trường hợp, đột biến gen KCNJ11 tìm thấy ở những người mắc chứng tăng insulin bẩm sinh thì ít thường xuyên hơn.

Ngoài ra, có đến một nửa số trường hợp bệnh nhân mắc chứng tăng insulin bẩm sinh là chưa rõ nguyên nhân.[1]

2.2 Triệu chứng của hạ đường máu do cường insulin

Hầu hết trẻ bị hạ đường huyết do cường cường insulin, gây hạ đường huyết kéo dài và xuất hiện ngay sau khi sinh. Lúc này trẻ sẽ có các triệu chứng hạ đường huyết như đói, bồn chồn, thờ ơ, ngưng thở, co giật. Ngoài những triệu chứng này, ở trẻ lớn hơn cũng có thể biểu hiện nhầm lẫn, hoặc thay đổi tâm trạng và có hành vi bất thường.

Biến chứng nguy hiểm nhất là hạ đường huyết với tổn thương não hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.[2]

Trẻ hạ đường huyết có triệu chứng đói, bồn chồn, thờ ơ
Trẻ hạ đường huyết có triệu chứng đói, bồn chồn, thờ ơ

3 Điều trị hạ đường máu do cường insulin bẩm sinh

3.1 Nguyên tắc điều trị hạ đường máu cường insulin

Hạ đường huyết dai dẳng, đòi hỏi phải truyền glucose hoặc cho ăn thường xuyên hoặc liên tục để duy trì mức đường huyết đầy đủ.

Điều trị cho trẻ bị hạ đường huyết trong trường hợp này, cần duy trì truyền dung dịch glucose ưu trương và cung cấp qua đường tiêu hóa. Đồng thời, dùng các thuốc làm tăng đường huyết và phẫu thuật cắt tụy gần toàn bộ nếu tổn thương lan toả tiểu đảo tụy và loại bỏ tổn thương khu trú.

Mục tiêu điều trị này là duy trì nồng độ đường trong máu  của trẻ trên 3,8 mmol/l, để tránh biến chứng não do hạ đường huyết quá mức.

3.2 Điều trị cụ thể hạ đường máu cường insulin ở trẻ

Trước tiên, trẻ có thể được yêu cầu truyền glucose tĩnh mạch (IV) liên tục, nếu truyền tốc độ lớn và nồng độ glucose cao thì truyền tĩnh mạch trung tâm.

Glucagon cũng có thể được quản lý khẩn cấp để duy trì đường huyết. Glucagon là một loại hormone polypeptide, được sản xuất bởi các tế bào alpha tuyến tụy, ở các các đảo nhỏ của tế bào Langerhans. Glucagon nâng cao mức đường huyết bằng cách ức chế tổng hợp glycogen và tăng cường sự hình thành glucose từ các nguồn không chứa carbohydrate như protein và chất béo. Glucagon làm tăng quá trình thủy phân glycogen thành glucose trong gan. Glucagon được sử dụng điều trị cấp cứu như sau:

  • Các bé dưới 20kg thì dùng Glucagon tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 0,5mg.
  • Các bé từ 20kg trở lên thì tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da với liều 1mg.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên ở trẻ bị cường insulin
Kiểm tra đường huyết thường xuyên ở trẻ bị cường insulin.

Các thuốc chính được sử dụng trong điều trị lâu dài của hạ đường máu do cường insulin là Diazoxide, Octreotide, và Nifedipine. Chlorothiazide đôi khi được sử dụng kết hợp với Diazoxide để tăng tác dụng hiệp đồng.

Diazoxide có liên quan đến nhóm thuốc thiazide nhưng không có tác dụng lợi tiểu. Nó thúc đẩy mở kênh Kali Adenosine triphosphate (ATP), ức chế bài tiết insulin tuyến tụy, kích thích giải phóng glucose từ gan và kích thích giải phóng catecholamin.

Diazoxide gây giữ nước và natri và nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy tim sung huyết hoặc dự trữ tim kém. Sử dụng lâu dài một số ít trường hợp có thể gây chứng rậm lông, giảm nồng độ Immunoglobulin G (IgG) trong huyết thanh, và hôn mê không tăng huyết áp. Trẻ cần được theo dõi hạ huyết áp trong khi điều trị bằng Diazoxide, đặc biệt là khi dùng tĩnh mạch, vì huyết áp có thể hạ nhanh chóng. Thông thường, Diazoxide đường uống được sử dụng để điều trị hạ đường huyết.

Chlorothiazide kích hoạt một kênh kali khác, có tác dụng lợi tiểu làm giảm sự giữ nước và muối liên quan đến liệu pháp Diazoxide. Do đó, sử dụng Chlorothiazide và Diazoxide để có tác dụng hiệp đồng.

  • Diazoxide được dùng để điều trị hạ đường huyết cho trẻ em với liều uống ban đầu mỗi ngày 5mg/kg, chia làm 3 lần cách nhau mỗi 8 tiếng. Sau đó tùy vào đáp ứng của trẻ mà có thể tăng liều lên, liều tối đa là 20mg/kg mỗi ngày.
  • Chlorothiazide được sử dụng cho trẻ hạ đường huyết với liều mỗi lần từ 3,5 đến 5 mg/kg, mỗi ngày dùng như vậy 2 lần.

Octreotide là có tác dụng tương tự tác dụng của Somatostatin có nhiều chức năng nội tiết, bao gồm ức chế giải phóng insulin. Sử dụng Octreotide có thể ngăn chặn, kéo dài thời gian chờ phẫu thuật. Tuy nhiên, khi sử dụng Octreotide có thể gây tác dụng phụ là ức chế hormone tăng trưởng và giảm tăng trưởng tuyến tính của trẻ. Do đó, khi điều trị cần theo dõi các thông số tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, Octreotide cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ, đầy hơi, hay sỏi mật khi dùng lâu dài. Trẻ được sử dụng Octreotide với liều tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch với liều mỗi ngày từ 5 đến 25mg/kg, tối đa là 35mg/kg.

Nifedipine là một thuốc chẹn kênh Canxi giúp làm giảm dòng canxi vào tế bào beta nên làm giảm insulin với liều thấp.

3.3 Phẫu thuật cắt tụy với trẻ bị cường insulin

Điều trị phẫu thuật được chỉ định nếu điều trị nội khoa không duy trì được, nếu có thể xác định được một tổn thương riêng biệt.

Sự khác biệt giữa tổn thương khu trú và lan tỏa là rất quan trọng để lựa chọn can thiệp phẫu thuật.

Nếu một tổn thương khu trú được tìm thấy trước hoặc trong khi phẫu thuật, nó có thể được cắt bỏ tại chỗ mà không cần cắt bỏ tụy. Tuy nhiên, nhiều tổn thương khu trú có thể có mặt. 

Có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy nếu tổn thương lan tỏa
Có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy nếu tổn thương lan tỏa

Phương pháp phẫu thuật được đề nghị liên quan đến việc lấy nhiều mẫu sinh thiết từ các phần khác nhau của tuyến tụy. Việc tìm thấy các nhân tế bào beta bất thường trong tất cả các mẫu bệnh phẩm cho thấy một tổn thương lan tỏa, khi đo chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tụy. Ngược lại, nếu chỉ có một mẫu chứa nhân tế bào beta bất thường, đây có thể là một tổn thương khu trú.

Bất thường bao gồm kích thước tăng đáng kể hoặc hình dạng bất thường như hình lưỡi liềm hoặc hình trứng của các tế bào beta. Vì những phát hiện mô học này cũng xảy ra ở một số người không bị hạ đường huyết, nên cần xác nhận lâm sàng về tăng insulin máu và hạ đường huyết trước khi phẫu thuật.

Nếu không tìm thấy tổn thương khu trú, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần tụy.

Ở trẻ sơ sinh, phẫu thuật thường được thực hiện trong vòng 2 tháng đầu đời. Thủ tục nội soi có thể được thực hiện ở tất cả các nhóm tuổi.

Biến chứng sớm của phẫu thuật như chảy máu và nhiễm trùng vết thương. Các biến chứng muộn của điều trị phẫu thuật bao gồm suy tụy ngoại tiết và không dung nạp glucose hoặc đái tháo đường.

3.4 Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho trẻ bị cường insulin hạ đường huyết

Cần cho trẻ ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày giúp duy trì mức glucose huyết thanh đầy đủ.

Không để trẻ nhịn ăn vì như vậy sẽ khiến hạ đường huyết nhanh chóng.

Cho trẻ hạ đường huyết dự trữ những viên kẹo trong ngườii
Cho trẻ hạ đường huyết dự trữ những viên kẹo trong người

Cho trẻ ăn chế độ giàu protein, carbohydrate cao vì chúng cung cấp nguồn glucose kéo dài để chống lại sự giải phóng insulin liên tục.

Luôn cho trẻ dự phòng những đồ ăn cung cấp đường nhanh như viên glucose, gel glucose, nước ép trái cây, kẹo cứng hoặc đường.

Nếu trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài, cho trẻ nhập viện và có thể cho ăn liên tục bằng ống thông mũi dạ dày.

Khi trẻ cần hoạt động gắng sức thì cần tăng lượng carbohydrate lên.

Ở nhà, cha mẹ cần có máy đo đường huyết để theo dõi nồng độ glucose.

Hy vọng, qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh hạ đường máu do cường insulin bẩm sinh và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: M. Regina Castro, MD (Ngày đăng: ngày 1 tháng 12 năm 2020). Is hyperinsulinemia a form of diabetes?, MayoClinic. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Diana Wells (Ngày đăng: ngày 18 tháng 9 năm 2018). Hyperinsulinemia, Healthline. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633