1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Hạ đường huyết sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hạ đường huyết sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hạ đường huyết sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh xảy ra khi mức đường huyết của trẻ sơ sinh gây ra các triệu chứng hoặc thấp hơn mức được coi là an toàn cho độ tuổi của trẻ, với tỷ lệ xảy ra là khoảng 1 đến 3 trong số 1000 ca sinh. [1]

1 Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là một dạng rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất xảy ra trong thời kỳ sơ sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Những trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị hạ đường huyết thoáng qua như một phần của sự thích nghi bình thường với cuộc sống ngoài tử cung. Tuy nhiên, trẻ bị hạ đường huyết kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm đến trẻ. 

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, được định nghĩa là mức đường huyết dưới 30 mg / dL (1,65 mmol / L) trong 24 giờ đầu đời và dưới 45 mg / dL (2,5 mmol / L) sau đó. [2]

Hạ đường huyết sơ sinh là gì?

2 Nguyên nhân hạ đường đường huyết sơ sinh

Khi được sinh ra, việc kẹp dây rốn sẽ làm gián đoạn kết nối của trẻ sơ sinh với nhau thai, làm việc cung cấp Glucose qua nhau thai ngừng lại. do đó, những giờ đầu tiên sau sinh trẻ sẽ bị hạ đường huyết. Hầu hết trẻ sơ sinh khỏe mạnh, hạ đường huyết sơ sinh nay ngắn gọn, thoáng qua và thường không có triệu chứng.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết nặng hơn hoặc kéo dài hơn do một hoặc sự kết hợp của các cơ chế cơ bản sau:

  • Cung cấp không đủ glucose.
  • Dự trữ glycogen hoặc chất béo thấp hoặc cơ chế sản xuất glucose kém.
  • Tăng sử dụng glucose do sản xuất quá nhiều Insulin hoặc tăng nhu cầu trao đổi chất.
  • Suy tuyến yên hoặc thượng thận.

Hạ đường huyết sơ sinh thường gặp ở các đối tượng sau:

  • Trẻ bị kém tăng trưởng trong tử cung hay nhỏ hơn sự phát triển bình thường so với tuổi thai.
  • Trẻ sơ sinh bị tiểu đường hay trẻ lớn hơn so với tuổi thai.
  • Trẻ sinh non muộn, tuổi bào thai  từ 34 đến 36,6 tuần tuổi. [3]

Trẻ sinh non, kém tăng trưởng trong tử cung hay nhỏ hơn sự phát triển bình thường so với tuổi thai do glycogen giảm, nhu cầu chuyển hóa tăng. Ở trẻ sinh non nhẹ cân, các enzyme liên quan đến tân tạo đường ở mức thấp. Từ đó làm khả năng sản xuất glucose nội sinh kém, làm tăng nguy cơ đường máu thấp nghiêm trọng và kéo dài.

Trẻ sơ sinh bị mắc tiểu đường, và trẻ lớn hơn so với tuổi thai thường gặp tình trạng tăng insulin và tăng sử dụng glucose ngoại biên. Do đó, các trẻ này thường có nguy cơ bị hạ đường huyết trong thời kỳ sau sinh ngay lập tức. Khi còn là bào thai, trẻ được cung cấp glucose từ mẹ qua nhau thai, do đó mức độ glucose ở trẻ tỷ lệ thuận với mức độ của mẹ. Khi mẹ bị gia tăng glucose kéo dài sẽ đến tăng đường huyết của thai nhi, kích thích tuyến tụy của trẻ tăng sản xuất insulin. Tình trạng này vẫn kéo dài đến sau khi sinh, trong trường hợp không có nguồn glucose ngoại sinh liên tục dẫn đến tăng sử dụng glucose và giảm glucose trong máu. Trẻ sơ sinh bị tiểu đường làm giảm khả năng huy động của glycogen sau khi sinh và suy tuyến thượng thận, làm tăng mức độ và nguy cơ hạ đường huyết.

Trẻ sơ sinh bị căng thẳng chu sinh, hay bị bệnh tim bẩm sinh làm tăng nhu cầu chuyển hóa và nguy cơ bị hạ đường huyết. Tình trạng căng thẳng chu sinh có thể gây hạ đường huyết kéo dài vài ngày đến vài tuần, cần can thiệp liên tục để duy trì lượng đường trong máu. [4]

Không những thế, hạ đường huyết sơ sinh còn có thể do mẹ sử dụng thuốc nội tiết, tiêm insulin ngoại sinh. Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết kéo dài còn do mắc một số bệnh như suy tuyến yên, bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh...

Các nguyên nhân gây hạ đường huyết sơ sinh ở trẻ.

3 Dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của hạ đường huyết sơ sinh là khác nhau. Có những trẻ sơ sinh khỏe mạnh có thể không có triệu chứng mặc dù đường huyết hạ xuống cực thấp trong thời gian hạ đường huyết chuyển tiếp.

Ở trẻ sơ sinh khi hạ đường huyết, kích thích hệ thống thần kinh gây đổ mồ hôi, run rẩy, thở rên, nhịp tim nhanh, cáu gắt hay co giật, hôn mê.[2]

Hoặc cũng có thể suy giảm thần kinh làm trẻ mệt mỏi, kém ăn, hạ thân nhiệt, buồn ngủ, tiếng khóc yếu hoặc cao... 

Ngoài ra, trẻ cũng có thể có một số triệu chứng khác như khô miệng, mờ mắt, buồn nôn…

Nếu trẻ bị hạ đường huyết kéo dài sẽ làm giảm kích thước đầu, giảm chỉ số thông minh (IQ) và có các bất thường về não. Có đến 50% trẻ được cứu sống sau khi hạ đường huyết ở giai đoạn sơ sinh có biến chứng thần kinh lâu dài như bãi não và tử vong.

4 Phác đồ điều trị hạ đường huyết sơ sinh

Nếu trẻ có các tình trạng co giật, tím tái, suy hô hấp, hay các tình trạng cấp cứu ảnh hưởng tính mạng của trẻ thì cần cấp cứu phù hợp ngay.

Mục tiêu điều trị là duy trì nồng độ glucose huyết thanh từ 2,6 mmol/L trở lên trong ngày đầu sau sinh, sau đó trên 2,8 mmol/L.

Điều chỉnh đường huyết ở trẻ sơ sinh theo tùy từng mức độ hạ đường huyết ở trẻ.

4.1 Điều trị cụ thể hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ có nồng độ glucose huyết thanh từ 2 đến 2,6 mmol/L đồng thời không thấy biểu hiện gì thì điều trị bằng chế độ ăn như sau:

  • Cho bé bú mẹ sớm ngay sau khi sinh ra. Các bé có nguy cơ càng cần cho ăn sớm ngay từ giờ đầu tiên kể từ khi sinh ra, đồng thời 30 phút sau kiểm tra glucose huyết.
  • Nếu bé không bú được sữa mẹ hay không biết bú thì vắt sữa và cho trẻ ăn hàng ngày.
  • Cho bé ăn nhiều bữa, có thể lên đến 12 bữa mỗi ngày, đồng thời phải theo dõi lượng đường huyết trước và sau khi ăn.

Nếu sau khi điều chỉnh chế độ ăn mà đường huyết của trẻ vẫn dưới 2,2 mmol/L thì cần điều trị truyền dịch. Phương pháp này cũng được áp dụng với trẻ hạ đường huyết có các triệu chứng trên, hay glucose huyết dưới 1,4 mmol/L hoặc trẻ không ăn được.

  • Tiêm tĩnh mạch cho trẻ dung dịch glucose 10%, với liều 2ml/kg trong 1 phút, rồi tiến hành truyền dịch.
  • Khi truyền dịch, thì kiểm soát tốc độ truyền đường từ 6 đến 8 mg/kg mỗi phút. Dung dịch truyền dịch là glucose 10% với liều duy trì từ 80 đến 120 ml/g mỗi ngày.
  • Lúc này cần kiểm tra nồng độ glucose huyết mỗi 3 giờ  đến khi đạt nồng độ trên 2,6 mmol/L ở 2 lần liên tiếp.
  • Nếu nồng độ đường trong máu còn thấp thì tăng dần lượng dịch truyền hoặc nồng độ dung dịch glucose lên. Nếu truyền bằng dung dịch glucose dưới 12,5% thì truyền tĩnh mạch ngoại biên, còn những dung dịch glucose có nồng độ trên 12,5% phải truyền tĩnh mạch trung tâm.
  • Nếu glucose huyết thanh ổn định thì bắt đầu cho trẻ cho ăn mỗi ngày khoảng 20 ml/Kg. Sau đó, từ từ tăng lượng ăn và giảm dịch truyền đến khi trẻ ăn được hoàn toàn.
Hạ đường huyết sơ sinh cần điều trị kịp thời và đúng cách.

Trẻ cần điều trị bằng thuốc nếu bị hạ đường huyết kéo dài, hay khi truyền với tốc độ 12mg/kg mỗi phút trên 2 ngày mà vẫn không cải thiện. Hầu hết các thuốc này là nội tiết tố hoặc thuốc tương tự thay thế cho sự thiếu hụt nội tiết tố, hoặc ức chế sản xuất hormone bị dư thừa. Các thuốc dùng cho trẻ gồm có diazocid hoặc hydrocortisone.

  • Hydrocortisone có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch với liều mỗi lần là 2,5 mg/kg, ngày dùng 2 lần.
  • Diazocid là một chất chống tăng huyết áp cũng ức chế bài tiết insulin. Diazocid ức chế bài tiết insulin từ tuyến tụy, kích thích giải phóng glucose ở gan và kích thích giải phóng catecholamin, làm tăng đường máu ở trẻ.
  • Glucagon có thể dùng khi đã sử dụng glucocorticoid mà không đáp ứng nhưng rất hiếm. Glucagon thúc đẩy quá trình thoái hóa glycogen và quá trình tân tạo đường dẫn đến tăng đường huyết. Glucagon có thể gây nôn trong 4 - 6 giờ sau khi dùng. 

Việc sử dụng diazocid hoặc glucagon phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Đồng thời, sau mỗi thay đổi điều trị cần kiểm tra đường huyết trước lúc ăn của trẻ.

4.2 Điều trị phẫu thuật tuyến tụy

Khi phương pháp điều trị nội khoa thất bại, hay trẻ có khối u hay bệnh làm tăng sản xuất insulin thì phải tiến hành phẫu thuật.

Nếu bệnh đã được xác định khu trú ở một khu vực của tuyến tụy có thể cắt bỏ mà không làm tổn thương phần còn lại.

Trường hợp tổn thương lan tỏa khiến trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết kéo dài có thể phải loại bỏ 95% tuyến tụy. Nếu trẻ có khối u làm tăng sản xuất insulin, thì chỉ có khối u được loại bỏ.

5 Phương pháp phòng ngừa biến chứng và nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh

Trước tiên, trong thời kỳ mang thai người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để sao cho con có thể phát triển cân đối, không thiếu cân cũng như thừa cân. Đồng thời, lúc này bất kể sử dụng thuốc gì cũng cần có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Song song với đó cần xác định kịp thời trẻ sơ sinh có nguy cơ, bắt đầu cho trẻ ăn sớm và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ qua sữa mẹ.

Ngoài ra, cần theo dõi các triệu chứng do hạ đường huyết để nhanh chóng đánh giá khẩn cấp và bắt đầu điều trị để ngăn ngừa các biến chứng lên hệ thần kinh.

Bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về hạ đường huyết sơ sinh. Hy vọng sẽ giúp các bạn nhận biết sớm và dự phòng các biến chứng do hạ đường huyết gây ra ở trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Low blood sugar - newborns, Medlineplus. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Hilarie Cranmer, Neonatal Hypoglycemia, Medscape. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Ashley Abramowski ; Phường Rebecca ; Ashraf H. Hamdan, Neonatal Hypoglycemia, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả:Alecia Thompson-Branch, MD ; Thomas Havranek, MD, Neonatal Hypoglycemia, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633