1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Glocom góc đóng nguyên phát: triệu chứng và điều trị

Glocom góc đóng nguyên phát: triệu chứng và điều trị

Glocom góc đóng nguyên phát: triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Glocom góc đóng nguyên phát là một bệnh lý nhãn khhoa nguy hiểm, có thể gây biến chứng mù lòa, mất thị ực vĩnh viễn. Bệnh thường tiến triển âm thầm, vì vậy nhiều người thường phát hiện bệnh khi đã chuyển biến sang giai đoạn muộn. 

1 Glocom góc đóng nguyên phát là gì?

Glocom góc đóng nguyên phát khởi phát do nghẽn đồng tử hoặc rối loạn giải phẫu mống mắt áp ra trước gây nghẽn góc tiền phòng. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi qua tuổi mãn kinh. 

Tổn thương thần kinh thị giác do glocom góc đóng không có khả năng hồi phục. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. [1] 

Glocom góc đóng nguyên phát
Glocom góc đóng nguyên phát

2 Nguyên nhân gây nên glocom góc đóng nguyên phát

2.1 Glocom góc đóng nguyên phát có nghẽn đồng tử

Trong hình thái bệnh lý này, cấu trúc vùng bè là bình thường. Bệnh thường xảy ra do 2 cơ chế chính :

  • Nghẽn đồng tử: đồng tử bị nghẽn gây ứ đọng thủy dịch trong hậu phòng, áp lực hậu phòng tăng lên làm tăng nhãn áp. 
  • Nghẽn góc tiền phòng. 

2.2 Glocom góc đóng nguyên phát không có nghẽn đồng tử

Thường xuất hiện do người bệnh bị mắc hội chứng mống mắt phẳng: do thể mi to, xoay ra trước gây nghẽn góc tiền phòng. [2]

3 Biến chứng bệnh glocom góc đóng nguyên phát

Glocom góc đóng cơn cấp nếu không được điều trị kịp thời, nhãn áp tiếp tục tăng cao kéo dài gây ảnh hưởng thị lực, có thể dẫn đến mù lòa. 

Glocom góc đóng thể bán cấp có thể chuyển sang thể mạn tính, hoặc xuất hiện dưới dạng cơn cấp. 

Tiên lượng tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh khi bệnh nhân đến khám và điều trị. 

Nhìn chung, dù ở thể lâm sàng nào nếu không được điều trị kiểm soát tốt nhãn áp thì bệnh sẽ dẫn đến mù loà vĩnh viễn.

Biến chứng nặng thường gặp sau điều trị bằng phẫu thuật là: Tăng nhãn áp tái phát, sẹo bọng thấm quá mỏng hoặc rò, vỡ bọng thấm.

4 Chẩn đoán glocom góc đóng nguyên phát

4.1 Glocom góc đóng nguyên phát có nghẽn đồng tử

4.1.1 Glocom góc đóng nguyên phát cơn cấp

Lâm sàng

Triệu chứng cơ năng: bệnh khởi phát đột ngột, tiến triển rầm rộ, thường vào chiều tối. Các triệu chứng điển hình đó là: đau đột ngột quanh mắt, nhức mắt kèm đau nửa đầu cùng bên. Thị lực giảm, kèm theo sợ ánh sáng, chói mắt, chảy nước mắt,...

Dấu hiệu thực thể: Thị lực giảm sút nhiều, nhãn áp tăng rất cao, thị trường không đo được do phù nề. 

Khám: mi mắt xưng nề, mắt cương tụ đỏ, giác mạc phù mờ. Mắt còn lại thường có biểu hiện tiền phòng nông và góc tiền phòng hẹp.

Chẩn đoán xác định

  • Thị lực giảm nhiều, kèm nhãn áp tăng cao.
  • Đồng tử giãn, méo.
  • Các góc tiền phòng đóng.

Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với viêm màng bồ đào tăng nhãn áp.

Chẩn đoán glocom góc đóng nguyên phát
Chẩn đoán glocom góc đóng nguyên phát

4.1.2 Glocom góc đóng bán cấp

Lâm sàng: Glocom góc đóng bán cấp là những đợt tăng nhãn áp (ở mức vừa phải).

Chẩn đoán xác định: 

  • Bệnh sử điển hình.
  • Góc tiền phòng hẹp hoặc đóng dính từng phần.
  • Tổn thương đĩa thị và thị trường đặc hiệu của Glocom.

4.1.3 Glocom góc đóng mạn tính

Lâm sàng

  • Bệnh biểu hiện âm thầm, do đó khá nguy hiểm. 
  • Nhãn áp thường tăng ở mức độ vừa phải.
  • Làm nghiệm pháp Herrick và soi góc tiền phòng giúp chẩn đoán phân biệt với Glocom góc mở.

Chẩn đoán xác định

  • Hầu như không có dấu hiệu.
  • Tổn thương đĩa thị và thị trường đặc hiệu của Glocom.
  • Các góc tiền phòng hẹp hoặc đóng.

Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với Glocom góc mở bằng cách soi góc tiền phòng.

4.2 Glocom góc đóng nguyên phát không có nghẽn đồng tử

Lâm sàng

  • Ít có dấu hiệu đau nhức, thường ở giai đoạn muộn mới phát hiện bệnh. 
  • Nhãn áp tăng cao.
  • Soi góc tiền phòng thấy các góc đóng.

Cận lâm sàng: Khám nghiệm trên máy UBM soi thể mi thấy thể mi to và xoay ra trước áp vào mống mắt. 

5 Điều trị glocom góc đóng nguyên phát

5.1 Nguyên tắc chung

Điều trị tích cực, khẩn trương làm hạ nhãn áp phòng ngừa tổn hại thêm cho thị thần kinh.

5.2 Điều trị cụ thể

5.2.1 Điều trị Glocom góc đóng cơn cấp

Tại mắt: thuốc co đồng tử, thuốc chẹn beta giao cảm. Cần đề phòng cơn tăng nhãn áp cấp ở mắt thứ hai. Liều dùng và cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Toàn thân: 

Uống Acetazolamide hoặc tiêm tĩnh mạch Acetazolamide. Thuốc có nhiều tác dụng phụ toàn thân nên chỉ dùng trong thời gian chờ phẫu thuật, không dùng kéo dài và cần bổ sung thêm Kali.

Thuốc giảm đau, an thần.

Điều trị bằng phẫu thuật: là bắt buộc đối với hình thái Glocom góc đóng.

Thuốc có chứa Acetazolamid
Thuốc có chứa Acetazolamid 

5.2.2 Điều trị Glocom góc đóng mạn tính

Điều trị phẫu thuật: cắt mống mắt chu biên.

Thuốc hạ nhãn áp bổ sung (nếu cần).

Laser tạo hình mống mắt, phẫu thuật cắt bè nếu thuốc không đủ hiệu quả. [3] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả của Glaucoma Research Foundation (Ngày đăng 02 tháng 6 năm 2020). Types of Glaucoma, Glaucoma Research Foundation. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Babak Khazaeni (Ngày đăng 18 tháng 7 năm 2021). Acute Closed Angle Glaucoma, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Douglas (Ngày đăng 3 năm 2021). Angle-Closure Glaucoma, MSD Manuals. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã cung cấp thông tin bổ ích cho mình.


    Thích (1) Trả lời
  • 1 Thích

    Sử dụng thuốc nào để điều trị glocom đóng tại mắt?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633